Anna xứ Tirol

Anna xứ Tirol
Chân dung bởi Frans Pourbus Trẻ, khoảng năm 1603
Hoàng hậu La Mã Thần thánh
Vương hậu nước Đức
Tại vị13 tháng 6 năm 161214 tháng 12 năm 1618
Đăng quang15 tháng 6 năm 1612
Tiền nhiệmMaría của Tây Ban Nha
Kế nhiệmEleonora Gonzaga
Vương hậu nước HungaryBohemia
Đại vương công phu nhân Áo
Tại vị13 tháng 6 năm 161214 tháng 12 năm 1618
Đăng quang23 tháng 3 năm 1613 (Hungary)
10 tháng 1 năm 1616 (Bohemia)
Tiền nhiệmMaría của Tây Ban Nha
Kế nhiệmEleonora Gonzaga
Vương hậu Hungary
Tại vị13 tháng 6 năm 1612 - 14 tháng 12 năm 1618
Tiền nhiệmMaría của Tây Ban Nha
Kế nhiệmEleonora Gonzaga
Thông tin chung
Sinh4 tháng 10 năm 1585
Innsbruck, Bá quốc Tirol, Đế quốc La Mã Thần thánh
Mất14 tháng 12 năm 1618
Viên, Công quốc Áo, Đế quốc La Mã Thần thánh
An tángHầm mộ Hoàng gia, Viên
Phối ngẫuMatthias của Thánh chế La Mã Vua hoặc hoàng đế
Hoàng tộcNhà Habsburg (khi sinh)
Nhà Habsburg (kết hôn)
Thân phụFerdinand II của Ngoại Áo
Thân mẫuAnna Giuliana Gonzaga

Anna xứ Tirol (tiếng Đức: Anna von Tirol; tiếng Anh: Anna of Tyrol; 4 tháng 10 năm 158514 tháng 12 năm 1618), là Đại vương công phu nhân Áo, và cũng là Hoàng hậu La Mã Thần Thánh qua cuộc hôn nhân với Matthias, Hoàng đế La Mã Thần thánh từ ngày 13 tháng 6 năm 1612 cho đến khi qua đời.

Là Hoàng hậu La Mã Thần thánh đầu tiên được trao tước hiệu kể từ giữa thế kỷ 15, Anna là người di chuyển triều đình của Đế quốc từ Praha đến Viên, nơi trở thành một trong những trung tâm văn hóa của châu Âu. Là người ủng hộ Phong trào Phản cải cách, Anna có ảnh hưởng lớn đến chồng là Matthias, người đã cùng xây nên Hầm mộ Hoàng gia, nơi chôn cất của triều đại Habsburg.

Thiếu thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Anna sinh ra tại Innsbruck vào ngày 4 tháng 10 năm 1585[1][2] là con gái thứ ba và cũng là con út của Ferdinand II, Đại vương công Ngoại Áo, Bá tước xứ Tirol, và người vợ thứ hai là Anna Caterina Gonzaga.[3] Anna có hai người chị gái là Nữ Đại vương công Anna Eleonore (26 tháng 6 năm 1583 – 15 tháng 1 năm 1584) và Maria (16 tháng 6 năm 1584 – 2 tháng 3 năm 1649), người sau này trở thành nữ tu. Tất cả chị em họ đều có sức khỏe kém ngay từ khi sinh ra.[4] Lễ rửa tội của Anna được tiến hành với sự trang trọng đặc biệt, được tổ chức bởi anh họ của Anna là Maximilian III, Đại vương công Áo và chú là Ferdinand xứ Bayern.[5]

Thái Đại vương công phu nhân Anna Caterina cùng hai con gái Anna và Maria.

Anna trải qua tuổi thơ tại triều đình Innsbruck, nơi nhờ cha mẹ bà mà trở thành trung tâm của nền văn hóa Phục Hưng. Anna sống tại Lâu đài Ambras, Cung điện Hofburg và Ruelyust. Để bảo vệ sức khỏe của con gái, sau năm 1590, Anna Caterina đã sử dụng cuốn sách dạy nấu ăn riêng. Vào tháng 1 năm 1595, Anna mất cha, và người mẹ góa của bà đã nỗ lực hết sức để cho các con gái của mình được học hành tử tế. Sau đó, Anna phát hiện ra tài năng âm nhạc khác thường của mình, bà được tặng một cây đàn clavichord (một nhạc cụ hiếm và đắt tiền) và được thuê một giáo viên. Tình yêu âm nhạc vẫn luôn ở trong Anna suốt cuộc đời.[4][6]

Anna được nuôi dưỡng trong môi trường Công giáo nghiêm ngặt. Ngay cả khi là Hoàng hậu La Mã Thần thánh, khi Anna tin rằng mình đã phạm tội, bà tự đánh roi để giày vò bản thân. Anna Caterina thường xuyên hành hương, nhưng không đưa các con gái đi cùng vì sức khỏe của họ không cho phép. Năm 1606, Anna Caterina quyết định thành lập một tu viện tại Innsbruck dành cho các Nữ tu của Đức Mẹ, Dòng Nữ tu Đức Mẹ thứ ba mà bà là thành viên, và sau khi sắp xếp cuộc hôn nhân cho cô con gái út, Anna Caterina đã tuyên khấn tu sĩ, với một cái tên mới là Anna Giuliana. Maria, chị gái của Anna, noi gương mẹ và cũng thọ giới trong cùng một tu viện dưới tên cũ của mẹ mình.[4]

Hoàng hậu La Mã thần thánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đến tuổi trưởng thành, Anna bắt đầu nhận được lời cầu hôn. Đề xuất đầu tiên được đưa ra vào năm 1603 bởi Zygmunt III của Ba Lan (lúc đó đã góa vợ), nhưng Hoàng đế Rudolf II đã không chấp thuận. Sau đó, hoàng đế bày tỏ ý định cưới Anna và cử họa sĩ triều đình đến Innsbruck để vẽ chân dung cô dâu tương lai. Khi hoàng đế thể hiện sự quan tâm của mình đến Anna, mẹ bà đã ngừng nhận bất kỳ lời cầu hôn nào khác cho con gái mình, nhưng chẳng bao lâu sau, Rudolf II đã rút lại lời cầu hôn đó. Em trai của hoàng đế là Đại vương công Matthias cũng bắt đầu theo đuổi Anna, và một thời gian sau, Rudolf II đã cho phép em trai mình kết hôn với vị hôn thê cũ.[7]

Anna là Hoàng hậu của Đế chế La Mã Thần thánh.

Anna và Matthias (lúc đó là Vua của Hungary và Bohemia) kết hôn vào ngày 4 tháng 12 năm 1611 tại Viên tại Nhà thờ Dòng Augustinô.[8] Cô dâu và chú rể là anh em họ, khi cha của Matthias là Hoàng đế Maximilian II là anh trai của cha Anna, Đại vương công Ferdinand II. Matthias, mặc dù đã ngoài năm mươi, vẫn hy vọng có thể sinh con nối dõi với người vợ 26 tuổi của mình.[9] Bốn năm sau, khi Anna trở nên hơi mập mạp, tin đồn bắt đầu lan truyền trong triều đình rằng cuối cùng Đại vương công phu nhân đã mang thai. Nhưng chẳng bao lâu sau, các cận thần bắt đầu nói đùa rằng sự béo phì của Anna không liên quan đến việc mang thai mà là do bà ăn rất ngon miệng. Cuối cùng, cuộc hôn nhân của Anna không sinh ra được người con nào.[10][11]

Ngày 21 tháng 5 năm 1612, Matthias được bầu để trở thành Vua ĐứcHoàng đế La Mã Thần thánh. Anna lên ngôi Hoàng hậu La Mã Thần thánh và Vương hậu Đức tại Frankfurt vào ngày 15 tháng 6 năm 1612, hai ngày sau khi Matthias tái lập truyền thống đăng quang của vợ hoàng đế. Anna là hoàng hậu đầu tiên được trao vương miện kể từ Leonor của Bồ Đào Nha.[12] Anna cũng được trao tước hiệu Vương hậu Hungary vào ngày 25 tháng 3 năm 1613 tại Pressburg[13] và Vương hậu Bohemia vào ngày 10 tháng 1 năm 1616 tại Praha.[14][15]

Được gọi là "Hoàng hậu tốt bụng và nhân hậu",[16] Anna có ảnh hưởng rất lớn đến chồng mình, cùng với tình nhân của ông là Susana Wachter.[17] Những người đương thời gọi cả hai vợ chồng hoàng đế là "Cặp đôi lao động" (tiếng Đức: Arbeitspaar).[18] Theo yêu cầu của vợ, Matthias đã chuyển triều đình Đế quốc từ Praha đến Viên,[19] và chẳng bao lâu sau, nhờ vào nỗ lực chung của hai vợ chồng, triều đình mới đã trở thành một trong những trung tâm văn hóa châu Âu.[20] Hoàng hậu Anna cũng nổi tiếng vì sự bảo vệ đặc biệt mà bà dành cho thần dân Tirol, và sắp xếp cho họ những vị trí khác nhau tại triều đình.[21] Là một người Công giáo ngoan đạo, Anna từ chối nói chuyện hoặc giao lưu với các cận thần theo đạo Tin lành.[22] Giống như mẹ mình, Anna cũng sưu tầm thánh tích, đặc biệt là từ các nhà khổ hạnh, và ngoài ra bà còn bảo trợ cho dòng Capuchin và sau đó đóng vai trò quan trọng trong Phong trào Phản Cải cách ở Áo.[23] Vì lòng trung thành của Anna với Giáo hội Công giáo La Mã, Giáo hoàng Phaolô V đã trao tặng cho Hoàng hậu Bông hồng vàng.[18]

Cuối đời và cái chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1617, Anna và Matthias thành lập Nhà thờ Capuchin tại Viên. Vào ngày 10 tháng 11 năm 1618[24] việc xây dựng lăng mộ của hai người bắt đầu. Anna qua đời một tháng sau khi công trình bắt đầu, vào ngày 14 tháng 12 năm 1618 ở tuổi 33[25][26][27], và Hoàng đế Matthias qua đời chỉ ba tháng sau đó, vào ngày 20 tháng 3 năm 1619. Cả hai vợ chồng hoàng đế đều được chôn cất tạm thời tại tu viện Dòng Chị Em Thanh Bần của hoàng gia nằm tại Viên.[a][29] Chỉ sau khi hoàn thành việc xây dựng công trình, được tiếp tục bởi em họ và người kế vị là Hoàng đế Ferdinand II vào năm 1633, quan tài của Matthias và Anna mới được chuyển vào lăng mộ, được gọi là Hầm mộ Hoàng gia. Chỉ đến thời Hoàng đế Ferdinand III, Hầm mộ Hoàng gia mới trở thành nơi chôn cất của vương triều Habsburg.[30][31]

Phả hệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tu viện, nơi chôn cất hài cốt của Anna và Matthias đã bị phá hủy vào năm 1782. Những tòa nhà mới sau đó được xây dựng tại nơi này, phần lớn là nhà cầu nguyện Tin Lành.[28]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Wurzbach 1860, tr.152.
  2. ^ Korotin 2016, tr.125.
  3. ^ Braun, Keller, Schnettger 2016, tr. 99–100.
  4. ^ a b c Rotraud Becker: Gonzaga, Anna Caterina, arciduchessa del Tirolo e dell'Austria Anteriore – Dizionario Biografico degli Italiani – Volume 57 (2001) in: www.treccani.it
  5. ^ Braun, Keller, Schnettger 2016, tr.100.
  6. ^ Braun, Keller, Schnettger 2016, tr. 101–102.
  7. ^ Rotraud Becker: Gonzaga, Anna Caterina, arciduchessa del Tirolo e dell'Austria Anteriore – Dizionario Biografico degli Italiani – Volume 57 (2001) in: www.treccani.it
  8. ^ Braun, Keller, Schnettger 2016, tr.105.
  9. ^ Peter Hamish Wilson: The Thirty Years War: Europe's Tragedy, tr.242, Cambridge, Mass.: Nhà xuất bản Đại học Harvard 2009 — 996 p. — ISBN 978-0-67-403634-5.
  10. ^ Braun, Keller, Schnettger 2016, tr.106.
  11. ^ L. Duerloo: Dynasty and Piety: Archduke Albert (1598—1621) and Habsburg Political Culture in an Age of Religious Wars, tr.421, London: Routledge 2016 — 610 p. — ISBN 978-1-31-714728-2.
  12. ^ Barbara Stollberg-Rilinger: The Emperor's Old Clothes: Constitutional History and the Symbolic Language of the Holy Roman Empire, tr.161, vol. X, New York: Berghahn Books 2015 (Publications of the German Studies Association) — 356 p. — ISBN 978-1-78-238805-0.
  13. ^ Braun, Keller, Schnettger 2016, tr.112.
  14. ^ Wurzbach 1860, tr.152.
  15. ^ Korotin 2016, tr.125.
  16. ^ “Südtirol in Wort und Bild”. Südtirol-Verlag Herbert Neuner. 11 tháng 8 năm 2000 – qua Google Books.
  17. ^ P. L. Jacob, Franz Helbing: Geschichte der Prostitution, Berlin: J. Gnadenfeld 1908, vol. VI, tr.15.
  18. ^ a b Braun, Keller, Schnettger 2016, tr.114.
  19. ^ Richard Kralik: Geschichte der Stadt Wien und ihrer Kultur, tr.190, Paderborn: Books on Demand 2015 — 616 p. — ISBN 978-3-84-607622-4.
  20. ^ Erich Scheinder: Schriften des Vereins für Geschichte des Bodensees und seiner Umgebung, Schriften des Vereins für Geschichte des Bodensees und seiner Umgebung (magazine) 1987, N° 105, tr.71.
  21. ^ Braun, Keller, Schnettger 2016, tr. 107–108.
  22. ^ Franz Martin Mayer: Vom Jahre 1526 bis zur Gegenwart, Vienna: Braumüller 1901, vol. II, tr. 112 — 797 p.
  23. ^ Alfred Noe: Giambattista Marinos Wort-Zucht-Peitschen und die Gegenreformation in Wien um 1655: Textedition und Kommentar, Vienna: Böhlau ed. 2015, tr.102 — 168 p. — ISBN 978-3-20-579696-1.
  24. ^ Kapuzinerkirche. Geschichte in: www.klostergeschichten.at Lưu trữ 30 tháng 9 năm 2016 tại Wayback Machine
  25. ^ Wurzbach 1860, tr.152.
  26. ^ Korotin 2016, tr.125.
  27. ^ Anne J. Duggan: Queens and Queenship in Medieval Europe: Proceedings of a Conference Held at King's College London, April 1995, Woodbridge: Boydell Press 1997 (History of the Valois Burgundy) — tr. 104 — 357 p. — ISBN 978-0-85-115881-5.
  28. ^ Die Kaisergruft bei den P.P. Kapuzinern in Wien: Ein historisch-chronologisches Verzeichniss aller daselbt ruhen den höchsten Personen bis auf die heutige Zeit, Vienna: Anton Schweiger 1859, tr. 3–4. — 31 p.
  29. ^ Sabine Weiss: Claudia de´ Medici, Innsbruck: Tyrolia ed. 2004 — tr. 288 — 304 p. — ISBN 978-3-70-222615-2.
  30. ^ Bernhard Kauntz: Die Kapuzinergruft in: werbeka.com
  31. ^ Sonja Schmöckel: The Kapuzinergruft – last residence of the Habsburgs in: www.habsburger.net

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Braun, Bettina; Keller, Katrin; Schnettger, Matthias (4 tháng 4 năm 2016). Nur die Frau des Kaisers?: Kaiserinnen in der Frühen Neuzeit (bằng tiếng Đức). Böhlau Verlag Wien. tr. 99–116. ISBN 978-3-205-20085-7.
  • Korotin, Ilse (2016). Lexikon österreichischer Frauen. Vienna: Böhlau. ISBN 978-3-20-579590-2., tr. 152–4248 p. online
  • Wurzbach, C. von (2012) [1860]. “Eleonore Gonzaga”. Biographisches Lexikon des Kaisertums Österreich (bằng tiếng Đức). Áo: Văn học Áo trực tuyến, Đại học Innsbruck. tr. 152, 492 p.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Anna xứ Tirol
Sinh: 4 tháng 10, 1585 Mất: 14 tháng 12, 1618
Hoàng thất Đức
Trống
Danh hiệu cuối cùng được tổ chức bởi
María của Tây Ban Nha
Hoàng hậu La Mã Thần thánh
Vương hậu Đức

1612–1618
Trống
Danh hiệu tiếp theo được tổ chức bởi
Eleonora xứ Mantova
Vương hậu Hungary
1611–1618
Vương hậu Bohemia
1611–1618
Trống
Danh hiệu tiếp theo được tổ chức bởi
Elizabeth của Anh
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco xuất hiện và được biết đến như một kẻ độc tài máu lạnh. Là người đồng đội cũ của Vander trong công cuộc tiến công vào thành phố phồn hoa Piltover với ước mơ giải thoát dân chúng tại Zaun khỏi sự ô nhiễm
Sơ lược về Đế quốc Phương Đông trong Tensura
Sơ lược về Đế quốc Phương Đông trong Tensura
Đế quốc phương Đông (Eastern Empire), tên chính thức là Nasca Namrium Ulmeria United Eastern Empire
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
Ba người thầy vĩ đại là một tác phẩm hư cấu chứa đựng nhiều bài học sâu sắc được viết bởi Robin Sharma, một trong những nhà diễn giả hàng đầu về lãnh đạo, phát triển bản thân và quản trị cuộc sống.
Ứng dụng Doublicat cho phép bạn hoán đổi khuôn mặt mình với diễn viên, nhân vật nổi tiếng trong ảnh GIF
Ứng dụng Doublicat cho phép bạn hoán đổi khuôn mặt mình với diễn viên, nhân vật nổi tiếng trong ảnh GIF
Ứng dụng này có tên là Doublicat, sử dụng công nghệ tương tự như Deepfakes mang tên RefaceAI để hoán đổi khuôn mặt của bạn trong GIF