Leonor của Áo và Castilla

Leonor của Castilla
Eleonore của Áo
Chân dung do Joos van Cleve vẽ (k.1530)
Vương hậu nước Bồ Đào Nha
Tại vị16 tháng 07 năm 1518 – 13 tháng 12 năm 1521 (3 năm, 150 ngày)
Tiền nhiệmMaría của Castilla
Kế nhiệmCatalina của Castilla
Vương hậu nước Pháp
Tại vị04 tháng 07 năm 1530 – 31 tháng 03 năm 1547 (16 năm, 270 ngày)
Đăng quang31 tháng 05 năm 1531
Tiền nhiệmClaude I xứ Breizh
Kế nhiệmCaterina de' Medici
Thông tin chung
Sinh15 tháng 11 năm 1498
Leuven
Mất25 tháng 2 năm 1558(1558-02-25) (59 tuổi)
Talavera la Real
Phu quân
Manuel I của Bồ Đào Nha
(cưới 1518⁠–⁠mất1521)
Vua hoặc hoàng đế
François I của Pháp
(cưới 1530⁠–⁠mất1547)
Vua hoặc hoàng đế
Hậu duệMaria, Nữ Công tước xứ Viseu
Hoàng tộc Nhà Habsburg (khi sinh)

Nhà Avis (kết hôn)

Nhà Valois (kết hôn)
Thân phụPhilipp Đẹp trai Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuJuana I của Castilla Vua hoặc hoàng đế
Tôn giáoCông giáo La Mã

Leonor của Castilla, hay còn được gọi là Eleonore của Áo (tiếng Tây Ban Nha: Leonor de Austria; tiếng Đức: Eleonore von Kastilien; tiếng Bồ Đào Nha: Leonor da Áustria; tiếng Pháp: Éléonore d'Autriche hay Aliénor d'Autriche; tiếng Anh: Eleanor of Austria; sinh ngày 15 tháng 11 năm 1498 – mất ngày 25 tháng 2 năm 1558), là một Nữ Đại Vương công của nước Áo và cũng là Vương nữ của Castilla thuộc Gia tộc Habsburg. Sau đó bà trở thành Vương hậu của Bồ Đào Nha (1518-1521) và của Pháp (1530-1547). Bà cũng nắm giữ Đại công quốc Touraine (1547-1558) theo di sản của người chồng quá cố.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]
Leonor và các em

Leonor sinh năm 1498 ở Leuven, con gái đầu lòng của Philip của nước Áo và Juana I của Castilla (sau này bà trở thành người cai trị Vương quốc Castilla). Cha bà cũng là con trai của đương kim Hoàng đế La Mã Maximilian I và cố hoàng hậu Marie I xứ Bourgogne, trong khi đó mẹ bà là con gái của hai vị quân chủ theo đạo Công giáo: Ferrando II của AragónIsabel I của Castilla. Các em ruột của bà bao gồm Hoàng đế La Mã - Karl V, Hoàng đế La Mã - Ferdinand I, Vương hậu Isabel của Đan Mạch, Vương hậu María của Hungary và Vương hậu Catalina của Bồ Đào Nha. Bà được đặt tên theo bà cố của mình là Hoàng hậu La Mã – Leonor của Bồ Đào Nha. Sau cha bà qua đời vào tháng 09 năm 1506, Leonor theo học tại cung điện của cô bà ở Mechelen.

Thuở nhỏ, những người họ hàng của Eleonore cố gả bà cho đức vua tương lai của nước Anh - Henry VIII và bà cũng đã được đính hôn với ông. Tuy nhiên, khi cha của Henry qua đời và ông lên ngôi kế vị, Henry quyết định cưới dì của Leonor là Catalina xứ Aragón (Bà là góa phụ của anh trai Henry - Arthur, Thân vương xứ Wales). Họ hàng của bà cũng cố gả bà cho các vị vua người Pháp như Louis XII hay François I hoặc Vua Ba Lan - Zygmunt I, nhưng những kế hoạch này đều không có kết quả. Năm 1510, Leonor cũng được đề nghị kết hôn với Antoine - Công tước vùng Lorraine.

Năm 1517, có thể Leonor đã có một cuộc tình với Frederick II - Tuyển đế hầu của Kurpfalz. Em trai bà là Vua Charles (người lên kế vị ông ngoại của họ là Fernando II làm vua Tây Ban Nha vào năm trước) một lần phát hiện ra bà đang đọc một bức thư tình của Frederick. Charles buộc Leonor và Frederick phải thề trước mặt chưởng lý rằng họ không bí mật kết hôn với nhau, sau đó ông trục xuất Frederick ra khỏi triều. Năm 1517, bà theo em trai mình chuyển đến Tây Ban Nha.

Vương hậu Bồ Đào Nha

[sửa | sửa mã nguồn]

Leonor kết hôn với cậu của mình – Vua Manuel I của Bồ Đào Nha, sau khi hôn sự giữa bà với người anh họ là João III của Bồ Đào Nha không thể thực hiện được nữa. Em trai Carlos đã sắp đặt cuộc hôn nhân giữa Leonor và Vua Bồ Đào Nha để tránh tình rơi vào tình trạng người Bồ Đào Nha trợ giúp cho quân khởi nghĩa ở vùng Castilla. Manuel trước đây đã từng kết hôn với lần lượt với bác và dì của Leonor là Isabel của CastillaMaría của Castilla.

Manuel và Leonor kết hôn vào ngày 16 tháng 07 năm 1518. Họ có hai người con: Vương tử Charles (sinh ngày 18 tháng 02 năm 1520 – mất ngày 15 tháng 04 năm 1521) và Vương nữ Maria (sinh ngày 08 tháng 06 năm 1521, người sau này là một trong những vị công chúa giàu có nhất châu Âu). Bà trở thành góa phụ vào ngày 13 tháng 12 năm 1521 khi Manuel qua đời vì bệnh dịch hạch. Với tư cách là Thái hậu của Bồ Đào Nha, Leonor trở lại triều đình của Carlos ở Tây Ban Nha. Em gái của Leonor là Catalina sau đó kết hôn với người con trai riêng của chồng bà – Vua João III của Bồ Đào Nha.

Vào tháng 7 năm 1523, Leonor đính hôn với Charles III – Công tước xứ Bourbon, trong liên minh giữa Charles và Bourbon chống lại Pháp, nhưng cuộc hôn nhân này chẳng bao giờ diễn ra. Năm 1526, Leonor tiếp tục đính hôn với Vua François I của Pháp trong thời gian ông bị giam cầm ở Tây Ban Nha.

Vương hậu nước Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]
Huy hiệu vương gia của Leonor với tư cách là Vương hậu Pháp

Năm 1529, theo Hiệp ước Cambrai quy định thì cuộc hôn nhân phải được diễn ra. Bà đã kết hôn với François vào ngày 04 tháng 07 năm 1530 nhưng họ không có con chung.

Leonor rời Tây Ban Nha cùng các con chồng tương lai của mình (những người trước đây từng bị em trai của bà bắt làm con tin bây giờ được thả ra). Nhóm bọn họ đã gặp François tại biên giới, đây cũng là nơi Leonor và Francois kết hôn và rồi khởi hành tới Bordeaux. Leonor được chính thức lên làm Vương hậu nước Pháp ở Saint-Denis vào ngày 31 tháng 05 năm 1531. Trong lễ đăng quang, bà mặc một chiếc đầm nhung tím. Leonor đã bị François phớt lờ, ông hiếm khi thực hiện nghĩa vụ giữa vợ chồng với bà và thích cô người yêu Anne xứ Pisseleu hơn. Khi Leonor chuẩn bị tiến đến lối vào chính thức của Paris thì trong khoảng hai tiếng, trên một ô cửa sổ François đã công khai người tình Anne của mình trước công chúng.

Vương hậu Leonor thể hiện tư cách của một vương hậu Pháp trong các dịp lễ chính thức, như đám cưới con chồng HenriCaterina de' Medici vào năm 1533. Bà hay thực hiện các công tác từ thiện và rất được ca ngợi về điều này. Bà cũng rước hai người cô con chồng là MadeleineMarguerite về nhà để tiếp tục nuôi dưỡng.[1]

Là vương hậu Pháp, Leonor không hề có quyền lực chính trị; tuy nhiên, bà được xem như là mối liên kết giữa Pháp và Đế quốc La Mã. Vương hậu Leonor có mặt trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa François và Charles ở Aigues-Mortes vào năm 1538. Năm 1544, bà được giao nhiệm vụ tham gia đàm phán hòa bình giữa Carlos và em gái María. Vào tháng 11 năm 1544, bà ghé thăm Carlos ở Bruxelles.

Cuối đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Với tư cách là Vương thái hậu, Leonor rời khỏi Pháp để tới Bruxelles vào năm 1548. Bà chứng kiến sự thoái vị của Carlos vào tháng 10 năm 1555. Bà cùng ông và em gái María dọn tới Tây Ban Nha vào tháng 08 năm 1556. Bà sống với em gái mình ở Jarandilla de la Vera, ở đây họ thường đến thăm anh/em trai mình – người đang ẩn cư ở một tu viện gần đó. Năm 1558, bà gặp con gái Maria ở Badajoz lần đầu tiên sau 28 năm. Leonor mất năm 1588 trên đường trở về từ Badajoz.

Leonor có hai người con với Manuel I của Bồ Đào Nha:

  • Carlos, Vương tử Bồ Đào Nha (18 tháng 2 năm 1520 – 15 tháng 4 năm 1521); qua đời khi còn nhỏ.
  • Maria, Công tước xứ Viseu (8 tháng 6 năm 1521 – 10 tháng 10 năm 1577); không kết hôn và không có hậu duệ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Marshall, Rosalind K. (2003). Scottish Queens, 1034-1714. Tuckwell Press. tr. 101.
  2. ^ a b Wurzbach, Constantin von biên tập (1861). “Habsburg, Philipp I. der Schöne von Oesterreich” . Biographisches Lexikon des Kaiserthums Oesterreich [Biographical Encyclopedia of the Austrian Empire] (bằng tiếng Đức). 7. tr. 112 – qua Wikisource.
  3. ^ a b Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Joanna” . Encyclopædia Britannica. 15 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press.
  4. ^ a b Holland, Arthur William (1911). “Maximilian I. (emperor)” . Trong Chisholm, Hugh (biên tập). Encyclopædia Britannica. 17 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press.
  5. ^ a b c d Poupardin, René (1911). “Charles, called The Bold, duke of Burgundy” . Trong Chisholm, Hugh (biên tập). Encyclopædia Britannica. 5 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press.
  6. ^ a b Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Ferdinand V. of Castile and Leon and II. of Aragon” . Encyclopædia Britannica. 10 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press.
  7. ^ a b Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Isabella of Castile” . Encyclopædia Britannica. 14 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press.
  8. ^ Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Frederick III., Roman Emperor” . Encyclopædia Britannica. 11 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press.
  9. ^ Urban, William (2003). Tannenberg and After. Chicago: Lithuanian Research and Studies Center. tr. 191. ISBN 0-929700-25-2.
  10. ^ a b Stephens, Henry Morse (1903). The story of Portugal. G.P. Putnam's Sons. tr. 139. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2018.
  11. ^ a b Kiening, Christian (1994). “Rhétorique de la perte. L'exemple de la mort d'Isabelle de Bourbon (1465)”. Médiévales (bằng tiếng Pháp). 13 (27): 15–24. doi:10.3406/medi.1994.1307.
  12. ^ a b Chisholm, Hugh biên tập (1911). “John II of Aragon” . Encyclopædia Britannica. 15 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press.
  13. ^ a b Ortega Gato, Esteban (1999). “Los Enríquez, Almirantes de Castilla” (PDF). Publicaciones de la Institución "Tello Téllez de Meneses" (bằng tiếng Tây Ban Nha). 70: 42. ISSN 0210-7317.
  14. ^ a b Chisholm, Hugh biên tập (1911). “John II. of Castile” . Encyclopædia Britannica. 15 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press.
  15. ^ a b Downey, Kirstin (tháng 11 năm 2015). Isabella: The Warrior Queen. Knopf Doubleday Publishing Group. tr. 28. ISBN 9780307742162. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2018.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tại sao blockchain chết?
Tại sao blockchain chết?
Sau một chu kỳ phát triển nóng, crypto có một giai đoạn cool down để ‘dọn rác’, giữ lại những thứ giá trị
Viết cho những chông chênh tuổi 30
Viết cho những chông chênh tuổi 30
Nếu vẫn ở trong vòng bạn bè với các anh lớn tuổi mà trước đây tôi từng chơi cùng, thì có lẽ giờ tôi vẫn hạnh phúc vì nghĩ mình còn bé lắm
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Dáng vẻ bốn tay của anh ấy cộng thêm hai cái miệng điều đó với người giống như dị tật bẩm sinh nhưng với một chú thuật sư như Sukuna lại là điều khiến anh ấy trở thành chú thuật sư mạnh nhất
Thủ lĩnh Ubuyashiki Kagaya trong Kimetsu no Yaiba
Thủ lĩnh Ubuyashiki Kagaya trong Kimetsu no Yaiba
Kagaya Ubuyashiki (産屋敷 耀哉 Ubuyashiki Kagaya) Là thủ lĩnh của Sát Quỷ Đội thường được các Trụ Cột gọi bằng tên "Oyakata-sama"