Bình Lục

Bình Lục
Huyện
Huyện Bình Lục
Biểu trưng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHà Nam
Huyện lỵThị trấn Bình Mỹ
Phân chia hành chính1 thị trấn, 14 xã
Địa lý
Tọa độ: 20°29′22″B 106°00′33″Đ / 20,48944°B 106,00917°Đ / 20.48944; 106.00917
MapBản đồ huyện Bình Lục
Bình Lục trên bản đồ Việt Nam
Bình Lục
Bình Lục
Vị trí huyện Bình Lục trên bản đồ Việt Nam
Diện tích154,9 km²
Dân số (2013)
Tổng cộng152.800 người
Mật độ986 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính352[1]
Biển số xe90-B1-B2
Số điện thoại0226.3.860.156
0983.726.229[2][3]
Số fax0226.3.860.156
Websitebinhluc.hanam.gov.vn

Bình Lục (平陸) là một huyện nằm ở phía đông nam tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Bình Lục nằm ở phía đông nam của tỉnh Hà Nam, thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm cách thành phố Phủ Lý khoảng 10 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 67 km, có vị trí địa lý:

Diện tích tự nhiên của huyện Bình Lục là 154,9 km².

Trong địa bàn huyện có các con sông nhỏ như: sông Sắt, sông Liêm Phong (trên ranh giới với huyện Thanh Liêm),... đều là các sông nhánh của Sông Châu Giangsông Đáy, thuộc hệ thống sông Hồng. Một đoạn ranh giới phía đông nam huyện là sông Sắt (đoạn từ xã Trung Lương trở về phía Đông còn được gọi tên khác là sông Bình Lục, sông Ninh Giang, sông Cái, sông Cầu Họ...).

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Bình Lục có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao thị trấn Bình Mỹ (huyện lỵ) và 16 xã: An Đổ, An Lão, An Ninh, Bình An, Bình Nghĩa, Bồ Đề, Đồn Xá, Đồng Du, La Sơn, Ngọc Lũ, Tiêu Động, Tràng An, Trung Lương, Vũ Bản.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Bình Lục thời phong kiến thuộc phủ Lý Nhân trấn Sơn Nam. Trong huyện có xã Ngọc Lũ là một di chỉ khảo cổ nổi tiếng, nơi lưu giữ trống đồng Ngọc Lũ trước khi được giới khảo cổ phát hiện ra giá trị quý giá của nó năm 1901. Đây là di vật khảo cổ có giá trị và nguyên vẹn của nền văn hóa Đông Sơn. Ngoài chiếc trống đồng trên tại xã này, về sau còn phát hiện thêm 2 chiếc trống đồng nữa. Các trống đồng cùng loại được phát hiện tiếp theo tại các thôn Đại Vũ (trống Vũ Bị năm 1969), xã An Lão (trống An Lão năm 1985). Tổng cộng trống đồng có ở Bình Lục hoặc đã phát hiện tại Bình Lục là 6 chiếc.[4]

Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện, huyện Bình Lục có 22 xã: An Đổ, An Mỹ, An Ninh, An Nội, Bình Nghĩa, Bình Thành, Bồ Đề, Bối Cầu, Đinh Xá, Đồn Xá, Đồng Du, Hòa Bình, Hưng Công, La Sơn, Mỹ Thọ, Ngọc Lũ, Quế Sơn, Tiêu Động, Tràng An, Trịnh Xá, Trung Lương, Vũ Bản.

Ngày 21 tháng 4 năm 1965, tỉnh Hà Nam sáp nhập với tỉnh Nam Định thành tỉnh Nam Hà, huyện Bình Lục thuộc tỉnh Nam Hà.[5]

Ngày 29 tháng 1 năm 1966, sáp nhập xã Bình Thành vào xã Tiêu Động, sáp nhập thôn Vĩnh Tứ thuộc xã Hòa Bình vào xã Quế Sơn, sáp nhập xóm Quang Trung thuộc xã Đồng Du vào xã Hưng Công và sáp nhập thôn Ngọc Lâm thuộc xã Hưng Công vào xã Bối Cầu.[6]

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, tỉnh Nam Hà lại sáp nhập với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh, huyện Bình Lục thuộc tỉnh Hà Nam Ninh.[7]

Ngày 18 tháng 12 năm 1976, hợp nhất hai xã Hòa Bình và Quế Sơn thành một xã lấy tên là xã An Lão.

Ngày 27 tháng 4 năm 1977, sáp nhập 9 xã: Mỹ Thịnh, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Thành, Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Phúc, Mỹ Hưng, Mỹ Trung thuộc thành phố Nam Định vào huyện Bình Lục[8] (các xã này vốn trước đó thuộc huyện Mỹ Lộc).

Ngày 12 tháng 1 năm 1984, sáp nhập hai xã Mỹ Phúc và Mỹ Trung vào thành phố Nam Định.[9]

Ngày 13 tháng 2 năm 1987, thành lập thị trấn Bình Mỹ, thị trấn huyện lỵ huyện Bình Lục trên cơ sở 1,44 ha diện tích tự nhiên và 51 người của xã An Đổ; 164,48 ha diện tích tự nhiên và 947 người của xã An Mỹ; 90 ha diện tích tự nhiên và 573 người của xã Mỹ Thọ và 3,91 hécta đất của xã Trung Lương.[10]

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Bình Lục thuộc tỉnh Nam Hà vừa tái lập.[11]

Đầu năm 1996, huyện Bình Lục có 28 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Bình Mỹ và 27 xã: An Đổ, An Lão, An Mỹ, An Ninh, An Nội, Bình Nghĩa, Bồ Đề, Bối Cầu, Đinh Xá, Đồn Xá, Đồng Du, Hưng Công, La Sơn, Mỹ Hà, Mỹ Hưng, Mỹ Thắng, Mỹ Thành, Mỹ Thịnh, Mỹ Thọ, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Ngọc Lũ, Tiêu Động, Tràng An, Trịnh Xá, Trung Lương, Vũ Bản.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành nghị quyết chia lại tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam[12]. Theo đó, phần lớn huyện Bình Lục thuộc tỉnh Hà Nam vừa tái lập; riêng 7 xã: Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Hà, Mỹ Thịnh, Mỹ Thành, Mỹ Thắng, Mỹ Hưng thuộc địa giới hành chính tỉnh Nam Định và được sáp nhập trở lại thành phố Nam Định. Huyện Bình Lục có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Bình Mỹ và 20 xã: An Đổ, An Lão, An Mỹ, An Ninh, An Nội, Bình Nghĩa, Bồ Đề, Bối Cầu, Đinh Xá, Đồn Xá, Đồng Du, Hưng Công, La Sơn, Mỹ Thọ, Ngọc Lũ, Tiêu Động, Tràng An, Trịnh Xá, Trung Lương, Vũ Bản.

Ngày 23 tháng 7 năm 2013, sáp nhập hai xã Đinh Xá và Trịnh Xá vào thành phố Phủ Lý.[13]

Huyện Bình Lục còn lại thị trấn Bình Mỹ và 18 xã: An Đổ, An Lão, An Mỹ, An Ninh, An Nội, Bình Nghĩa, Bồ Đề, Bối Cầu, Đồn Xá, Đồng Du, Hưng Công, La Sơn, Mỹ Thọ, Ngọc Lũ, Tiêu Động, Tràng An, Trung Lương, Vũ Bản.

Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập hai xã Mỹ Thọ và An Mỹ vào thị trấn Bình Mỹ.[14]

Ngày 1 tháng 1 năm 2024, sáp nhập ba xã Bối Cầu, An Nội và Hưng Công thành xã Bình An.[15].

Huyện Bình Lục có 1 thị trấn và 14 xã như hiện nay.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Làng nghề

[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với tất cả các huyện phía Nam đồng bằng sông Hồng nói chung, khi các khu hay cụm công nghiệp chưa phát triển thì những làng nghề, ngành nghề phụ của địa phương là động lực chính tạo thêm việc làm, thu nhập cũng như cơ sở để đánh giá sự phát triển kinh tế giữa các địa phương. Bình Lục có rất ít làng nghề (đang còn hoạt động sản xuất). Nhiều làng nghề nhóm đan lát, thêu ren gần như đã mai một; nhóm nghề chế biến lương thực, thực phẩm hoạt động ổn định; nhóm còn lại có giảm về số lao động nhưng vẫn được duy trì, huyện thuộc nhóm những huyện nghèo nhất ởg đồng bằng sông Hồng. Các làng nghề và làng có nghề:

  • Làng nghề dũa cưa Đại Phu (An Đổ)
  • Nghề chế biến gỗ Bói Kênh (An Lão)
  • Làng nghề nấu rượu Vọc (Vũ Bản)
  • Nghề đan võng An Bài (Đồng Du)
  • Nghề đan tre Gòi Thượng (Bình An)
  • Làng nghề sừng mỹ nghệ Đô Hai (An Lão)
  • Nghề đông y thôn An Thái (An Mỹ)
  • Nghề thêu ren Bạch Xá (Đồng Du)
  • Nghề chế biến gỗ Thượng Đồng (Trung Lương)
  • Nghề làm nón Phù Tải (An Đổ)
  • Nghề chế biến gỗ xóm Cầu Gỗ (Đồng Du)
  • Làng nghề bún bánh Cát Lại (Bình Nghĩa).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ “Trang chủ”. binhluc.hanam.gov.vn. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ “Banner Zalo huyện Bình Lục”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam - huyện Bình Lục.
  4. ^ Di tích khảo cổ học tìm thấy tại Hà Nam Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine bản lưu
  5. ^ “Quyết định 103-NQ-TVQH năm 1965 về việc phê chuẩn việc thành lập các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Hà Tây và việc sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (cũ) vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành”.
  6. ^ Quyết định số 24-NV năm 1966
  7. ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  8. ^ “Quyết định 125-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Hà Nam Ninh do Hội đồng Chính phủ ban hành”.
  9. ^ “Quyết định 5-HĐBT năm 1984 về việc mở rộng địa giới thành phố Nam Định thuộc tỉnh Hà Nam Ninh”.
  10. ^ “Quyết định 26-HĐBT năm 1987 về việc thành lập và đổi tên một số thị trấn của các huyện Bình Lục, Lý Nhân, Nghĩa Hưng và Kim Sơn thuộc tỉnh Hà Nam Ninh”.
  11. ^ “Nghị quyết phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh”.
  12. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  13. ^ “Nghị quyết số 89/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng để mở rộng địa giới hành chính thành phố Phủ Lý và thành lập các phường thuộc thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam”.
  14. ^ “Nghị quyết số 829/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hà Nam”.
  15. ^ “Nghị quyết số 1288/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2023 – 2025”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review phim Our Beloved Summer (2021) - Mùa Hè Dấu Yêu Của Chúng Ta
Review phim Our Beloved Summer (2021) - Mùa Hè Dấu Yêu Của Chúng Ta
Mình cũng đang đổ đứ đừ đừ phim này và ngóng trông tập mới tối nay đây. Thực sự mê mẩn luôn ấy. Nó có sự cuốn hút khó tả luôn ấy
Hướng dẫn tính năng Thần Hỏa LMHT
Hướng dẫn tính năng Thần Hỏa LMHT
Thần Hỏa là một hệ thống thành tựu theo dõi chỉ số trên từng vị tướng giúp lưu lại, vinh danh và khoe mẽ nhưng khoảnh khắc thú vị trong và ngoài trận đấu
Nhân vật Gamma - The Eminence in Shadow
Nhân vật Gamma - The Eminence in Shadow
Gamma (ガンマ, Ganma?) (Γάμμα) là thành viên thứ ba của Shadow Garden, là một trong Seven Shadows ban đầu
Cẩm nang phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Cẩm nang phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Cùng tìm hiểu về cơ chế phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact