Bộ Cá đuối điện | |
---|---|
Thời điểm hóa thạch: | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Chondrichthyes |
Phân lớp (subclass) | Elasmobranchii |
Liên bộ (superordo) | Batoidea |
Bộ (ordo) | Torpediniformes |
Các họ | |
Bộ Cá đuối điện (danh pháp khoa học: Torpediniformes) là một bộ cá sụn. Chúng được biết tới vì khả năng phát điện, với hiệu điện thế từ 8 đến 220 vôn, có thể dùng để làm bất tỉnh con mồi hay để tự vệ, tùy thuộc vào loài.[2] Có 69 loài được chia ra hai họ.
Các thành viên được biết đến nhiều nhất thuộc chi Torpedo. Tên của chi này xuất phát từ tiếng Latin torpere, nghĩa là "làm tê liệt" hoặc "làm cứng đờ".
Khả năng phát điện của cá đuối điện đã được biết đến từ thời cổ đại. Người Hy Lạp dùng cá đuối điện để làm tê sự đau đớn vì sinh con.[2] Dòng điện của cá đuối điện thông thường đã được một thầy thuốc La Mã là Scribonius Largus ghi nhận có tác dụng chữa bệnh đau nhức đầu và gout trong cuốn sách của ông mang tựa Compositiones Medicae vào năm 46.[3]
Khoảng 60 loài cá đuối điện được nhóm thành 12 chi trong 2 họ.[4][5]
Ở Việt Nam có các loài sau
Loài cá đuối điện Bắc Bộ (Narcine tonkinensis) được ghi trong Sách đỏ Việt Nam[6], nhưng không thấy ghi nhận trong FishBase.