Bộ Thỏ | |
---|---|
Thời điểm hóa thạch: Cuối thế Paleocen - Gần đây | |
Thỏ châu Âu (Oryctolagus cuniculus) | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Mammalia |
Phân thứ lớp (infraclass) | Placentalia |
Đại bộ (magnordo) | Boreoeutheria |
Liên bộ (superordo) | Euarchontoglires |
(không phân hạng) | Glires |
Bộ (ordo) | Lagomorpha Brandt, 1855[1] |
Phạm vi phân bố của Bộ Thỏ | |
Các họ | |
Bộ Thỏ (Lagomorpha) là một bộ động vật có vú bao gồm hai họ: Leporidae (thỏ và thỏ đồng) và Ochotonidae (thỏ cộc pika). Từ Lagomorpha được ghép từ hai từ tiếng Hy Lạp cổ đại: lagos (λαγώς, "thỏ đồng") + morphē (μορφή, "dạng"). Hiện có 91 loài thuộc Bộ Thỏ còn sinh tồn, trong đó có 30 loài thỏ cộc, 29 loài thỏ, và 32 loài thỏ đồng.[2]
Bộ Thỏ và Bộ Gặm nhấm cùng nhau tạo nên nhánh Glires. Bộ Thỏ có lẽ đã bắt nguồn từ Châu Á, rồi lan rộng khắp Bắc Bán cầu. Về sau, các loài gặm nhấm dần trở nên lấn lướt và chiếm hữu nhiều hốc sinh thái hơn.
Những danh pháp sau đây từng được dùng để chỉ bộ Thỏ, nay đều là danh pháp đồng nghĩa: Duplicidentata - Illiger, 1811; Leporida - Averianov, 1999; Neolagomorpha - Averianov, 1999; Ochotonida - Averianov, 1999; and Palarodentia - Haeckel, 1895.[1]
Họ Prolagidae nay tuyệt chủng có một loài sống sót đến tận thời cận đại (khoảng năm 1774): Prolagus sardus, với vết tích tìm thấy ở Sardegna, Corse, và những đảo lân cận.[3]
Lịch sử tiến hoá của bộ Thỏ vẫn chưa được làm rõ. Cho tới gần đây, người ta vẫn thường cho rằng Eurymylus, cư ngụ ở Đông Á vào cuối thế Paleocen hay đầu thế Eocen, có liên quan với, hay thậm chí là, tổ tiên của bộ Thỏ.[4] Những nghiên cứu bằng chứng hoá thạch đề xuất rằng bộ Thỏ có lẽ bắt nguồn từ Anagaloidea, còn Eurymylus có quan hệ gần hơn với gặm nhấm (dù không phải tổ tiên trực tiếp).[5] Leporidae xuất hiện vào cuối thế Eocen rồi mau chóng lan ra khắp Bắc Bán cầu; chúng có xu hướng kéo dài cặp chân sau. Ochotonidae xuất hiện vào thế Oligocen ở miền đông châu Á.[6]
Bộ Thỏ chắc hẳn là từng đa dạng hơn nhiều so với ngày nay (chừng 75 chi cùng 230 loài có hoá thạch) với nhiều loài chung sống trong một quần xã.
Một nghiên cứu đề xuất rằng bộ Thỏ bắt nguồn từ tiểu lục địa Ấn Độ, khi mà nơi đây vẫn là lục địa tách biệt với châu Á vào thế Paleocen.[7]