Ba Nhã Lạt

Bayara
Đốc Nghị Cương Quả Bối lặc
Thông tin cá nhân
Sinh1582
Rửa tội
Mất1624
An nghỉ
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Tháp Khắc Thế
Thân mẫu
Khẩn Triết
Anh chị em
Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Nhã Nhĩ Cáp Tề, Mục Nhĩ Cáp Tề, Thư Nhĩ Cáp Tề
Hậu duệ
Bái Âm Đồ
Học vấn
Truy phong
Thụy hiệu
Tước hiệu
Đốc Nghị Cương Quả Bối lặc
1653, bởi Thuận Trị
Tước vị
Chức vị
Thần vị
Nơi thờ tự
Tên tiếng Mãn
Bảng chữ cái tiếng Mãn ᠪᠠᠶᠠᡵᠠ
Chuyển tựBayara
Tên tiếng Trung
Tiếng Trung巴雅喇

Ba Nhã Lạt (tiếng Trung: 巴雅喇; bính âm: Bayǎlǎ, tiếng Mãn: ᠪᠠᠶᠠᡵᠠ, chuyển tả: Bayara, 1582 - 1624), Ái Tân Giác La, là con trai thứ năm của Thanh Hiển Tổ Tháp Khắc Thế, em trai khác mẹ của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Ba Nhã Lạt sinh vào năm Minh Vạn Lịch thứ 10 (1682) ở Hách Đồ A Lạp. Mẹ ông là Kế phi Khẩn Triết, Cáp Đạt Na Lạp thị.

Những năm đầu được phong Thai cát.

Tháng 1 năm Vạn Lịch thứ 16 (1598), Nỗ Nhĩ Cáp Xích lệnh cho Ba Nhã Lạt cùng Trử Anh công chiếm An Sở Lạp Khố lộ, ban đêm tấn công 20 đồn trại, hàng phục hơn vạn người, vì vậy được ban hiệu "Trác Lễ Khắc Đồ", dịch sang tiếng Hán là "Đốc Nghị". Tháng 5 năm Vạn Lịch thứ 35 (1607), Ba Nhã Lật suất binh đánh Đông Hải Oa Tập bộ, theo tam lộ Hách Tịch Hách, Ngạc Mô Hòa Tô Lỗ, Phật Nột Hách Thác Khắc Tác, bắt giữa hai nghìn người.

Năm Thiên Mệnh thứ 9 (1624), tháng 2, Ba Nhã Lạt mất.

Năm Thuận Trị thứ 10 (1653), Ba Nhã Lạt được truy phong là Đốc Nghị Cương Quả Bối lặc.

Phả hệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thê thiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đích Phúc tấn: Qua Nhĩ Giai thị (瓜尔佳氏), con gái của Phí Anh Đông.
  • Trắc Phúc tấn: Bích Lỗ thị (碧鲁氏), con gái của Mô Tể (谟济).
  1. Bái Tòng Võ (拜松武, 1598 - 1630), mẹ là Qua Nhĩ Giai thị. Vô tự.
  2. Bái Âm Đồ (拜音圖, 1599 - 1653), mẹ là Qua Nhĩ Giai thị. Được Hoàng Thái Cực phong Tam đẳng Ngang bang Chương kinh[2][3], Cố sơn Ngạch chân[4] của Tương Hoàng kỳ. Năm 1645 được phong Nhất đẳng Trấn quốc Tướng quân, 1 năm sau thăng Trấn quốc công. Năm 1648 tấn phong Bối tử, 1 năm sau tấn Bối lặc. Sau vì là bè đảng của Đa Nhĩ Cổn mà bị cách tước, truất bỏ tư cách Tông thất. Năm 1713 tất cả những Tông thất Giác la bị tước tông tịch đều được ban Hồng đái tử, phụ nhập vào cuối Ngọc điệp. Năm 1799, cháu đời thứ 5 của Bái Âm Đồ là Hải Phúc được phục nhập Tông thất. Có 1 con trai.
  3. Tắc Y Đồ (塞伊圖, 1601 - 1608), mẹ là Qua Nhĩ Giai thị. Chết yểu.
  4. Củng A Đại (鞏阿岱, 1607 - 1652), mẹ là Qua Nhĩ Giai thị. Được phong Bối tử, sau vì là bè đảng của Đa Nhĩ Cổn mà bị cách tước, truất bỏ tư cách Tông thất. Năm 1713 tất cả những Tông thất Giác la bị tước tông tịch đều được ban Hồng đái tử, phụ nhập vào cuối Ngọc điệp. Có 8 con trai.
  5. Tích Hàn (錫翰, 1610 - 1652), mẹ là Qua Nhĩ Giai thị. Vì là bè đảng của Đa Nhĩ Cổn mà bị truất bỏ tư cách Tông thất. Năm 1713 tất cả những Tông thất Giác la bị tước tông tịch đều được ban Hồng đái tử, phụ nhập vào cuối Ngọc điệp. Có 8 con trai.
  6. Tể Mã Hỗ (濟瑪祜, 1613 - 1639), mẹ là Qua Nhĩ Giai thị. Bị các anh trai liên lụy mà bị truất bỏ tư cách Tông thất. Năm 1713 tất cả những Tông thất Giác la bị tước tông tịch đều được ban Hồng đái tử, phụ nhập vào cuối Ngọc điệp. Năm 1799, hậu duệ của Tể Mã Hỗ là Vạn Anh được phục nhập Tông thất. Có 5 con trai.
  7. Hòa Thác (和托, 1615 - 1639), mẹ là Bích Lỗ thị. Vô tự.
  8. Đức Mã Hộ (德瑪護, 1616 - ?), mẹ là Qua Nhĩ Giai thị. Được phong Trấn quốc công, sau vì bị các anh trai liên lụy mà bị truất bỏ tư cách Tông thất. Năm 1713 tất cả những Tông thất Giác la bị tước tông tịch đều được ban Hồng đái tử, phụ nhập vào cuối Ngọc điệp. Có 5 con trai nhưng đều vô tự.
  9. Mục Thần (穆臣, 1621 - 1627), mẹ là Qua Nhĩ Giai thị. Chết yểu.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b 阿古都督世系的《永陵喜塔腊氏谱书》.满族文化网,2008-1-24
  2. ^ Ngang bang Chương kinh (昂邦章京, tiếng Mãn: ᠠᠮᠪᠠ
    ᠵᠠᠩᡤᡳᠨ
    , chuyển tả: amba janggin) là một chức quan võ cao cấp trong chế độ Bát kỳ của triều đình nhà Thanh thời sơ kỳ. Năm Thiên Thông thứ 8 (1634), Hoàng Thái Cực định Hán tự của Ngang bang Chương kinh là "Tổng binh". Đến những năm Thuận Trị, triều đình thiết lập Lục doanh độc lập với Bát kỳ, chức vụ này được chuyển sang sử dụng cho Lục doanh. Năm Thuận Trị thứ 3 (1646), đổi Nội đại thần lưu thủ Thịnh Kinh thành Ngang bang Chương kinh. Năm thứ 10 (1653), thiết lập 2 vị trí Ninh Cổ Tháp Ngang bang Chương kinh. Đến những năm Khang Hi, chức vị này được đổi thành Trú phòng Tướng quân.
  3. ^ "Ngang bang" trong Mãn ngữ nghĩa là "Quan viên cao cấp", mà "Chương kinh" chuyển tự sang tiếng Hán là "Tướng quân". Vì vậy "Ngang bang Chương kinh" chuyển tự sang tiếng Hán tương đương với "Đại Tướng quân" nhưng ý nghĩa là hoàn toàn không phải. Mãn ngữ của "Đại tướng quân" là (tiếng Mãn: ᠠᠮᠪᠠ
    ᠵᡳᠶᠠᠩᡤᡳᠶᡡᠨ
    , Möllendorff: amba jiyanggiyvn, Abkai: amba jiyanggiyūn)
  4. ^ Năm 1660, Cố sơn Ngạch chân được định danh trong Hán ngữ là Đô thống

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review phim Lật mặt 6 - Tấm vé định mệnh
Review phim Lật mặt 6 - Tấm vé định mệnh
Phần 6 của chuỗi series phim Lật Mặt vẫn giữ được một phong cách rất “Lý Hải”, không biết phải diễn tả sao nhưng nếu cắt hết creadit
Nên tìm hiểu những khía cạnh nào của người ấy trước khi tiến tới hôn nhân?
Nên tìm hiểu những khía cạnh nào của người ấy trước khi tiến tới hôn nhân?
Sự hiểu biết của mỗi người là khác nhau, theo như góc nhìn của tôi, hôn nhân có rất nhiều kiểu, thế nhưng một cuộc hôn nhân làm cho người trong cuộc cảm thấy thoải mái, nhất định cần phải có tình yêu.
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Quay trở lại vài năm trước, nhắc đến cái tên Mixigaming, chắc hẳn chả mấy ai biết đến
Taylor Swift: từ
Taylor Swift: từ "Công chúa nhạc đồng quê" đến nữ tỷ phú thống trị nền công nghiệp âm nhạc
"Những Kỷ Nguyên của Taylor Swift" trở thành concert film có doanh thu lớn nhất tại Việt Nam sau chưa đầy hai tuần công chiếu