Binh chủng Truyền tin Việt Nam Cộng hòa

Cục TRUYỀN TIN
Việt Nam Cộng hòa
Hoạt động1951-1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực VNCH
Phân loạiĐơn vị Yểm trợ
Bộ phận củaTổng cục Tiếp vận
Bộ Tổng Tham mưu
Khẩu hiệu-Chính xác
-Mau chóng
-Bảo đảm
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
-Khổng Văn Tuyển
-Bùi Trọng Huỳnh

Binh chủng Truyền tin là một ngành "Viễn thông Quân sự" của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trực thuộc Tổng cục Tiếp vận và dưới quyền chỉ huy tổng quát của Bộ Tổng tham mưu. Ban đầu khi mới thành lập, ngành Truyền tin chỉ là một đơn vị rất nhỏ. Sau do sự lớn mạnh của Quân đội nên ngành này cũng phát triển và thích ứng với nhu cầu của Quân đội. Ngành đã hiện diện theo hệ thống hàng ngang cùng với các đơn vị Tiếp vận khác, đồng thời được bố trí cạnh các đơn vị nhỏ nhất cho đến đơn vị lớn nhất của bộ phận tác chiến cũng như không tác chiến trong Quân Lực Việt Nam Cộng hòa. Để tương ứng với chức năng của ngành, Bộ Tổng Tham mưu đã nhiều lần đổi tên cho tổ chức của ngành, sau cùng ngành được đặt với danh xưng là Cục Truyền tin.

  • Thánh tổ: Trần Nguyên Hãn

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 1 tháng 2 năm 1951, sau một năm Chính phủ Quốc gia thành lập Quân đội quốc gia, có 2 Đại đội Truyền tin được chính thức thành lập với sự hỗ trợ của Quân đội Liên hiệp Pháp:

-Đại đội 1 Truyền tin tại Cần Thơ.
-Đại đội 2 Truyền tin tại Nam Định.

Ngày 1 tháng 5 năm 1952 Bộ chỉ huy Viễn thông Quân đội được thành lập cùng lúc với Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia (là cơ quan đầu não của binh chủng Truyền tin sau này).

Sau Cách mạng ngày 1 tháng 11 năm 1963, Bộ chỉ huy Viễn thông được đổi tên thành Nha truyền tin. Khác với Binh chủng chiến đấu và yểm trợ. Binh chủng Truyền tin thành lập tại Bộ Tổng tham mưu, đồng thời các cơ quan Truyền tin cũng được thành lập với các Quân khu. Lúc này Bộ chỉ huy Truyền tin với danh xưng là Bộ chỉ huy Viễn thông Trung ương, còn gọi là Viễn thông Quân khu.

Năm 1965, Nha Truyền tin được đổi tên thành Cục truyền tin và được đặt trực thuộc vào Tổng cục Tiếp vận. Đồng thời Chỉ huy trưởng thay đổi chức danh Giám đốc thành Cục trưởng.

  • Trường Truyền tin toạ lạc tại Vũng Tàu (Trực thuộc Tổng cục Quân huấn), là một cơ sở có nhiệm vụ hỗ trợ cho Quân đội nói chung và Cục Truyền tin nói riêng, đặc trách về việc đào tạo các lớp căn bản chuyên môn, các lớp bổ túc cho các thành phần Binh sĩ, Hạ sĩ quan và Sĩ quan trong ngành Truyền tin của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Tượng đài thánh tổ Trần Nguyên Hãn

Song song với sự phát triển của Quân lực Việt Nam Cộng hòa nói riêng, Cục truyền tin đã yểm trợ hiệu quả với nhu cầu của các đơn vị trong Quân đội. Đồng thời cũng đáp ứng nhanh lẹ mạng lưới Viễn thông đối với nhu cầu trong và ngoài nước về Quân sự và Ngoại giao. Ngành đã làm tròn sứ mạng cho đến ngày Chính thể Việt Nam Cộng hòa chấm dứt.

Chỉ huy trưởng, Giám đốc, Cục trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Họ và Tên Cấp bậc Chức vụ Tại chức Chú thích
1
Lương Thế Soái
Trung tá[1]
Chỉ huy trưởng
8/1955-1/1957
CHT đầu tiên "Bộ chỉ huy Viễn thông".
Giải ngũ năm 1957 ở cấp Trung tá
2
Nguyễn Khương
Võ bị Huế K1[2]
Thiếu tá
1/1957-5/1959
Chỉ huy trưởng lần thứ nhất
3
Khổng Văn Tuyển[3]
Võ bị Huế K2
Trung tá
5/1959-6/1960
4
Nguyễn Khương
Đại tá
6/1960-11/1960
Tái nhiệm lần thứ hai
5
Võ Đại Khôi[4]
Võ bị Đà Lạt K3
Trung tá
11/1960-12/1962
Sau là Đại tá
6
Khổng Văn Tuyển
12/1962-11/1963
Tái nhiệm lần thứ 2
Sau là Đại tá
7
Tạ Thái Bình[5]
Võ bị Đà Lạt K4
Giám đốc
11/1963-2/1964
Chuyển chức vụ là Giám đốc khi "Bộ Chỉ huy Viễn thông" đổi thành "Nha Truyền tin".
Sau là Đại tá
8
Nguyễn Tài Lâm[6]
Võ khoa Thủ Đức K1
Đại tá
2/1964-2/1965
9
Phạm Văn Tiến
Võ bị Đà Lạt K3
Cục trưởng
2/1965-10/1973
Chuyển chức vụ là Cục trưởng khi "Nha Truyền tin" đổi thành "Cục Truyền tin"
10
Bùi Trọng Huỳnh[7]
Võ khoa Nam Định[8]
10/1973-4/1975

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cấp bậc khi nhậm chức
  2. ^ Xuất thân từ Trường Sĩ quan
  3. ^ Đại tá Khổng Văn Tuyển, sinh năm 1928 tại Thừa Thiên.
  4. ^ Đại tá Võ Đại Khôi, sinh năm 1932 tại Thừa Thiên.
  5. ^ Đại tá Tạ Thái Bình, sinh năm 1922 tại Rạch Giá.
  6. ^ Đại tá Nguyễn Tài Lâm, sinh năm 1931 tại Sóc Trăng
  7. ^ Đại tá Bùi Trọng Huỳnh, sinh năm 1930 tại Thái Nguyên.
  8. ^ Còn gọi là trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cảm nhận của cư dân mạng Nhật Bản về Conan movie 26: Tàu Ngầm Sắt Đen
Cảm nhận của cư dân mạng Nhật Bản về Conan movie 26: Tàu Ngầm Sắt Đen
Movie đợt này Ran đóng vai trò rất tích cực đó. Không còn ngáng chân đội thám tử nhí, đã thế còn giúp được cho Conan nữa, bao ngầu
Những cửa hàng thức uống giúp bạn Detox ngày Tết
Những cửa hàng thức uống giúp bạn Detox ngày Tết
Những ngày Tết sắp đến cũng là lúc bạn “ngập ngụa” trong những chầu tiệc tùng, ăn uống thả ga
5 cách tăng chỉ số cảm xúc EQ
5 cách tăng chỉ số cảm xúc EQ
Chỉ số cảm xúc EQ (Emotional Quotient) là chìa khóa quan trọng cho những ai muốn thành công trong cuộc sống