Boeing XPB

XPB
Kiểu Thuyền bay tuần tra
Quốc gia chế tạo Hoa Kỳ
Hãng sản xuất Boeing
Chuyến bay đầu tiên Năm 1925
Trang bị cho Hải quân Hoa Kỳ
Số lượng sản xuất 1 chiếc

Boeing XPB (Boeing Model 50) là một loại thuyền bay tuần tra tầm xa hai tầng cánh hai động cơ được Boeing chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ trong thập niên 1920.

Thiết kế và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 1924, Naval Aircraft Factory (Nhà máy Máy bay Hải quân) được giao nhiệm vụ thiết kế một loại thuyền bay hai động cơ tầm xa có khả năng bay giữa San FranciscoHawaii với khoảng cách 3.860 km (2.400 dặm). Isaac Laddon, một nhân viên của Consolidated Aircraft, đã thực hiện thiết kế ban đầu và sau đó chuyển cho Boeing tiếp tục xây dựng chi tiết. Sau khi chế tạo, nhà sản xuất đặt tên định danh cho mẫu thuyền bay mới là Model 50, đây là loại thuyền bay hai tầng cánh có thiết kế rất hợp lý ở thời điểm đó. Cánh được làm bằng kim loại, với đầu cánh và mép cánh bằng gỗ. Thân máy bay có phần dưới bằng kim loại, nửa trên làm bằng khung gỗ nhiều lớp có phủ lớp gỗ mỏng bên ngoài (veneer). Hai động cơ V12 Packard 2A-2500 công suất 600 kW (800 mã lực) dẫn động hai cánh quạt bốn cánh được lắp song song trước và sau.[1]

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]
Boeing XPB-1

Hải quân Mỹ đặt tên cho Boeing Model 50 là XPB-1, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 8 năm 1925.[2] Người ta dự định sử dụng nó để bay dẫn đầu phía trước một cặp máy bay Naval Aircraft Factory PN-9 trong hành trình đến Hawaii vào ngày 31 tháng 8 năm 1925, nhưng một sự cố động cơ đã khiến việc tham gia chuyến bay bị hủy bỏ.[3][4] Năm 1928, Naval Aircraft Factory thay thế hai động cơ Packard của XPB-1 bằng hai động cơ piston hướng kính Pratt & Whitney R-1690 Hornet có công suất 370 kW (500 mã lực), và sau đó đặt tên là XPB-2.

Thông số kỹ thuật (XPB-1)

[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu lấy từ Boeing Aircraft since 1916[5]

Đặc điểm tổng quát

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phi hành đoàn: 5 người
  • Chiều dài: 18,098 m (59 ft 4,5 in)
  • Sải cánh: 26,67 m (87 ft 6 in)
  • Chiều cao: 6,35 m (20 ft 10 in)
  • Diện tích cánh: 167,3 m2 (1.801 ft2)
  • Kết cấu dạng cánh: Clark Y[1]
  • Trọng lượng không tải: 5.239 kg (11.551 lb)
  • Trọng lượng có tải: 12.193 kg (26.882 lb)
  • Động cơ: 2 × Động cơ V12 làm mát bằng chất lỏng Packard 2A-2500, mỗi động cơ có công suất 600 kW (800 mã lực)

Hiệu suất bay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tốc độ tối đa: 180 km/h (112 dặm/giờ; 97 hải lý/giờ)
  • Tốc độ hành trình: 151 km/h (94 dặm/giờ; 82 hải lý/giờ)
  • Tầm bay: 4.000 km (2.500 dặm; 2.200 hải lý)
  • Trần bay: 2.700 m (9.000 ft)
  • Vận tốc tăng độ cao: 20 m/s (4.000 ft/phút)

Vũ khí trang bị

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Súng: 3 × Súng máy 7,62 mm
  • Bom: 1.800 kg (4.000 lb)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Bowers 1989, tr. 73.
  2. ^ Yenne 2005, tr. 15.
  3. ^ "Boeing C to Z, and hyphenates". Aerofiles. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2010.
  4. ^ "San Francisco-Honolulu Flight Fails". Flight International. Ngày 10 tháng 9 năm 1925, tr. 579.
  5. ^ Bowers 1989, tr. 75.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Liệu Bích Phương có đang loay hoay trong sự nghiệp ca hát
Liệu Bích Phương có đang loay hoay trong sự nghiệp ca hát
Bước vào con đường ca hát từ 2010, dừng chân tại top 7 Vietnam Idol, Bích Phương nổi lên với tên gọi "nữ hoàng nhạc sầu"
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Cụm từ Pressing đã trở nên quá phổ biến trong thế giới bóng đá, đến mức nó còn lan sang các lĩnh vực khác và trở thành một cụm từ lóng được giới trẻ sử dụng để nói về việc gây áp lực
Nhật Bản xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển có an toàn?
Nhật Bản xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển có an toàn?
Phóng xạ hay phóng xạ hạt nhân là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân
Review Phim:
Review Phim: "Gia Tài Của Ngoại" - Khi "Thời Gian" Hóa Thành "Vàng Bạc"
Chắc hẳn, dạo gần đây, "How to Make Millions Before Grandma Dies" hay "หลานม่า" (Lahn Mah) đã trở thành cơn sốt điện ảnh Đông Nam Á