Windows 10 mang đến một lượng lớn thành phần mới, bao gồm cả các tùy chọn cho giao diện tối ưu cho thao tác chạm (gọi là tablet mode) hoặc giao diện cho máy tính desktop truyền thống tương tự như Windows 7 kết hợp với các live tiles từ Windows 8. Tuy nhiên, không giống như các phiên bản Windows trước, khi mà hầu hết các chức năng chính được hoàn thiện trong bản RTM, Windows 10 liên tục nhận những thay đổi cũng như các tính năng mới sau khi được phát hành chính thức ra thị trường. Microsoft mô tả Windows 10 là một 'hệ điều hành dưới dạng một dịch vụ' (operating system as a service), và sẽ liên tục nhận cập nhật liên tục về cả tính năng và chức năng. Bổ sung này cho phép các môi trường doanh nghiệp nhận các bản cập nhật (update) không quan trọng với tốc độ chậm hơn, cũng như khả năng sử dụng các bản long-term support và sẽ chỉ nhận những cập nhật quan trọng trong vòng hỗ trợ mười năm.[1]Terry Myerson, phó chủ tịch Windows and Devices Group của Microsoft, đã lập luận rằng mục tiêu của mô hình này là để giảm bớt sự phân mảnh trên nền tảng Windows.[2]
Windows 10, tên mã là "Threshold 1", là phiên bản ra mắt của Windows 10. Nó mang số bản build là 10.0.10240. Trong khi bản thân bản build không chứa số phiên bản, Microsoft lại đặt tên cho version này là 1507, nghĩa là ra mắt trong tháng 7 năm 2015 để phù hợp với kế hoạch đặt tên cho các cập nhật sau. "Threshold 1" được công bố trong một sự kiện vào ngày 30 tháng 9 năm 2014 với một bản preview đầu tiên ngay ngày hôm sau. Bản hoàn thiện cuối cùng được phát hành cho cộng đồng Windows Insiders vào ngày 15 tháng 7 năm 2015, tiếp theo là phát hành chính thức ra công chúng vào ngày 29 tháng 7 năm 2015, và có thể được nâng cấp miễn phí từ Windows 7 và Windows 8.1.
Việc phát hành Threshold 1 của Windows 10 chỉ hỗ trợ cho nhóm người dùng Long Term Servicing Branch (LTSB).[3]
Tính năng mới chỉ định cho lần phát hành này chỉ là những tính năng đã được bổ sung từ Windows 8.1 Update 1 (phát hành vào tháng 4 năm 2014).
App Mail bổ sung cách điều khiển bằng cử chỉ và hỗ trợ các email POP3.[4] Việc hỗ trợ cho Google Calendar cũng được bổ sung vào app này. App Settings được mở rộng để có chức năng tương tự như Control Panel, nhưng đi kèm với giao diện dạng Metro. Ngoài ra, ứng dụng Map có thể tải về bản đồ để sử dụng offline.[5]
Microsoft Edge là trình duyệt mới của Windows 10 và là bản kế nhiệm của Internet Explorer, mặc dù Internet Explorer vẫn được giữ lại cho mục đích tương thích khi người dùng muốn truy cập các trang hệ thống web cũ. Cortana đã được tích hợp vào Edge, truy cập bằng tùy chọn "Ask Cortana" ở menu chuột phải (right click menu) hoặc Reading View, cũng như khả năng viết ghi chú trực tiếp trên trang web và lưu vào OneNone. Tính năng Reading List cũng đã được thêm vào, nơi mà người dùng có thể lưu các bài viết hoặc các nội dung mà họ cần lưu lại để đọc sau. Microsoft Edge cũng có một nút Share trên thanh công cụ, khi người dùng click vào nút này Edge sẽ mở hộp thoại Share, nơi họ có thể chia sẻ các trang web cho các ứng dụng đã cài đặt như là Reading List hoặc các app bên thứ ba như Facebook và Twitter.[6][7][8] Kể từ khi được phát hành, Microsoft Edge đã ghi được 402 trên tổng số 555 điểm ở HTML5test.[9]
Windows 10 giới thiệu Universal Windows Platform (UWP), một phần mở rộng của nền tảng Windows Runtime đi kèm với Windows 8. UWP nhấn mạnh một tập APIs cốt lõi cho tất cả các biến thể dùng chung của hệ điều hành, cho phép khả năng code một ứng dụng duy nhất với tính tương thích cao (như các khác biệt về giao diện người dùng) với các họ thiết bị và trạng thái, bao gồm các máy tính desktop, laptop, cũng như tablet và smartphone. (thông qua Windows 10 Mobile), Xbox One, và các lớp thiết bị mới như Surface Hub và HoloLens. Một ứng dụng cũng có thể đáp ứng với các màn hình và thiết bị nhập liệu khác nhau có sẵn trên thiết bị; khi được kết nối với một màn hình hoặc một docking station phù hợp, một app UWP trên một smartphone có thể hiển thị giống với app đó khi nó chạy trên PC. Thông tin cũng có thể được đồng bộ giữa các phiên bản (version) của một app cho các thiết bị khác nhau, như thông báo (notifications) và giấy phép.[10][11][12]
Windows 10 đi kèm DirectX 12 cùng với WDDM 2.0.[13][14] Công bố tháng 3 năm 2014 tại GDC, DirectX 12 nhắm tới việc cung cấp "console-level efficiency" (hiệu quả mức độ console) với khả năng truy cập các tài nguyên ở mức độ "closer to the metal", và giúp CPU cũng như các driver đồ họa hạn chế việc overhead.[15][16] Cải tiến lớn nhất có thể đạt được thông qua việc lập trình cấp thấp, giúp cho các CPU đơn luồng tránh khỏi hiện tượng nghẽn cổ chai. Hiệu quả có được là các nhà phát triển giờ đã có quyền truy cập trực tiếp tới các tài nguyên GPU, tương tự với các ý tưởng rendering cấp thấp khác như là Mantle của AMD, Metal API của Apple, hoặc Vulcan.[17][18] WDDM 2.0 giới thiệu một hệ thống quản lý bộ nhớ ảo mới và hệ thống phân bổ để giúp giảm lượng công việc trên driver ở chế độ kernel-mode.[19]
Windows 10 mang lại nhiều cập nhật cho ứng dụng Xbox (đã được giới thiệu trong Windows 8). Các game trên Xbox có thể được stream tới bất cứ thiết bị Windows 10 nào, ngoại trừ các điện thoại thông minh.[20]
Windows 10 giới thiệu game bar, cung cấp chức năng chụp ảnh và quay phim màn hình cho các game trên Windows. Người dùng có thể gọi game bar, quay phim trò chơi, hoặc chụp ảnh màn hình bằng các tổ hợp phím thích hợp. Windows 10 cũng có thể tiếp quay liên tục gameplay ở dạng background. Tính năng này cho phép người dùng định nghĩa một vài khoảnh khắc bất kỳ trong gameplay để lưu vào đĩa cứng. Điều này rất hữu ích nếu một người dùng muốn lưu và/hoặc chia sẻ một thời điểm của gameplay nhưng lại không biết trước là khi nào nó sẽ xảy ra.[21]
Windows 10 cũng cho phép web apps và các phần mềm desktop (sử dụng một Win32 hay .NET Framework) được đóng gói để phân phối trên Windows Store. Các phần mềm desktop phân phối qua Windows Store được đóng gói thông qua hệ thống App-V, cho phép ứng dụng kỹ thuật sandboxing. Web app được khởi động qua cả máy chủ từ xa và có thể truy cập vào các chức năng của Windows, chẳng hạn như tính năng thông báo, hoặc truy cập camera của thiết bị. Như ở Windows 8, các web app trên máy địa phương có thể được viết bằng cách sử dụng HTML và WinJS.[22][23]
Trên Windows 7 và Windows Server 2008 R2, có một khu vực gọi là "Action Center", và người kế nhiệm của nó bây giờ là Security and Maintenance. Cái tên "Action Center" trong Windows 10 bây giờ ám chỉ một sidebar chứa một danh sách của các thông báo nhận được (notifications) và một nhóm các nút "Quick actions" cho các vùng cài đặt khác nhau. Nó được truy cập bằng cách nhấn vào biểu tượng Notifications trên khay hệ thống, hoặc trượt từ bên phải của màn hình trên các màn hình cảm ứng.[24][25][26]
Windows 10 mang lại các cải thiện cho hệ thống giao diện dòng lệnh (command-line interface). Không giống các version trước của Windows NT, người dùng có thể thoải mái thay đổi kích cỡ của cửa sổ Win32 console, hoặc mở rộng ra toàn màn hình bằng cách nhấn tổ hợp Alt+↵ Enter trên bàn phím. Microsoft cũng bổ sung khả năng sử dụng các tổ hợp phím chuẩn như cắt, sao chép, và dán, bật tính năng word wrapping cũng như các phím nóng để di chuyển dấu nháy, chọn và xử lý văn bản. Các tính năng khác như word wrap và cửa sổ trong suốt cũng được thêm vào. Người dùng cũng có thể vô hiệu hóa các tính năng mới và quay về phiên bản legacy của console nếu họ muốn.[27]
Continuum là tên của một nhóm tính năng có trên Windows 10 được thiết kế để mang đến khả năng chuyển đổi mượt mà giữa giao diện mặc định (sử dụng với bàn phím và chuột) với giao diện được thiết kế cho môi trường màn hình cảm ứng, đặc biệt là trên các thiết bị lai như là các laplet. Khi chế độ "Tablet mode" được kích hoạt, Start menu sẽ chuyển sang giao diện toàn màn hình, ngoài ra, các app cũng khởi động ở chế độ toàn màn hình theo mặc định. Khi đó, taskbar cũng có những thay đổi, như là có thêm một nút Back vào một bên nút Start, và mặc định ẩn các nút cho các app đã được mở và ghim. Task View được sử dụng với mục đích chính là chuyển đổi giữa các chương trình. Windows có thể nhắc người dùng chuyển đổi giữa hai chế độ này hoặc tự động chuyển luôn nếu một số sự kiện nhất định xảy ra, ví dụ như sau khi người dùng cắm bàn phím hoặc chuột vào một tablet, chuyển đổi một laplet qua chế độ máy tính xách tay, hoặc ngược lại.[28][29][30][31]
Windows 10 mang trợ lí Cortana từ Windows Phone 8.1 lên PC. Theo mặc định, Cortana xuất hiện dưới dạng một khung tìm kiếm trên taskbar, nhưng có thể thay đổi thành một nút như trong tablet mode. Người dùng có thể kích hoạt Cortana bằng cách nói "Hey Cortana", hoặc tìm kiếm tại Start menu, hoặc tìm kiếm trong khung tìm kiếm của Cortana. Với Cortana, người dùng hỏi các câu hỏi về thời tiết, sự kiện trên app Calendar, hoặc các kiểu thông báo khác, bao gồm cả các thông tin online.[32] Hiện tại, Cortana yêu cầu một tài khoản Microsoft để sử dụng.
Windows 10 giới thiệu lại menu Start giống như ở các phiên bản trước Windows 8, và có bổ sung tính năng live tile từ Winndows 8. Người dùng cũng có thể thay đổi kích cỡ của Start menu, xem các ứng dụng được sử dụng nhiều nhất, ngoài ra, Start menu cũng có thể được chuyển thành dạng toàn màn hình nếu người dùng sử dụng tablet hoặc đơn giản nếu họ thích trải nghiệm giống như trên Windows 8.[33] Các tile có thể được ghim vào phía bên phải của Start menu. Menu có thể chứa một lượng giới hạn các cột, phụ thuộc vào độ phân giải màn hình. Các cột này có thể được chia thành các nhóm với tên nhóm riêng biệt. Mỗi nhóm được chia thành 6 hoặc 8 cột, phụ thuộc vào cài đặt của người dùng, cho phép 6 hoặc 8 tile được đặt cạnh nhau.
Task View là một hệ thống chuyển đổi và desktop ảo, truy cập qua nút bấm trên taskbar, tổ hợp phím Windows+Tab ↹, hoặc vuốt từ bên trái của màn hình cảm ứng.[34][35] Kích hoạt Task View hiển thị hình ảnh thu nhỏ của tất cả các cửa sổ đang mở trên màn hình cụ thể, bấm vào một cửa sổ chuyển đến nó. Task View cũng có thể hiển thị các gợi ý khi người dùng snap một cửa sổ về một nửa hoặc ba phần tư màn hình, và để một cửa sổ khác chiếm phần còn lại của màn hình. Task View cũng cho phép tạo ra các workspace ảo, và các cửa sổ có thể được kéo vào hoặc kéo ra khỏi các workspace này.[36]
Ứng dụng Settings từ Windows 8 tiếp tục được phát triển ở Windows 10, kết hợp nhiều hơn các cấu hình thiết lập hệ thống, và các chức năng trên Control Panel. Mục tiêu cuối cùng là giúp cho ứng dụng Settings trở nên hoàn thiện, đáp ứng được các nhu cầu thay thế cho Control Panel.[37][38]
Tính năng reset bằng cách nhấn nút (Push-button reset) đã được thay đổi để sử dụng các tập tin từ bản cài đặt Windows hiện tại để để xây dựng lại hệ thống thay vì sử dụng các bản khôi phục tách biệt. Các bản cập nhật hệ thống được chuyển tới bản cài đặt mới và người dùng không cần phải tải lại chúng.[39] Tùy chọn "Refresh" đã được loại bỏ, thay vào đó, hệ thống đưa cho người dùng các tùy chọn ngầm định về quá trình Reset là loại bỏ toàn bộ các ứng dụng và file cá nhân, giữ các file cá nhân và loại bỏ ứng dụng, hoặc thực hiện đầy đủ quá trình factory reset.[40]
Windows 10 November Update, hoặc Windows 10 Version 1511, tên mã là "Threshold 2", là bản cập nhật lớn đầu tiên cho Windows 10. Nó mang số build 10.0.10586 và số phiên bản là 1511, nghĩa là phát hành vào tháng 11 năm 2015. Phiên bản preview đầu tiên được phát hành vào ngày 18 tháng 8 năm 2015. Bản final release được đưa đến người dùng Windows Insiders vào tháng 3 năm 2015, tiếp đó là phát hành ra công chúng vào tháng 12 năm 2015 tới những người dùng Windows 10, và là một bản nâng cấp miễn phí cho những người dùng Windows 7 và Windows 8.1. Không giống đợt phát hành lần đầu của Windows, nhánh này cũng đã được phát hành cho các thiết bị chạy Windows Phone 8.1 và Xbox One. Ngoài ra, bản này cũng đóng vai trò là một bản preview của Windows Server 2016, và được cài sẵn trên các thiết bị Windows 10 Mobile mới như là Microsoft Lumia 950.
Đợt phát hành Threshold 2 của Windows 10 được hỗ trợ cho người dùng của Current Branch for Businesses (CBB)
Các thay đổi bên dưới làm nổi bật các tính năng mới kể từ lần phát hàhh "Threshold 1" của Windows 10.
Windows Feedback bây giờ cho phép chia sẻ thông tin phản hồi.[42]
Mail and Calendar bây giờ hỗ trợ các chủ đề sáng và tối, với nhiều lựa chọn màu sắc. Hình ảnh bên ngoài có thể được cài đặt để tự động download, ngoài ra Digital Signature, S/MIME Encryption cũng bắt đầu được hỗ trợ[43]
Giới thiệu các ứng dụng UWP mới như Skype Messaging, Skype Video, và Skype Phone.
Cortana bây giờ có sẵn cho thị trường Canada, Ấn Độ, và Nhật Bản.[53]
Người dùng có thể sử dụng tài khoản dạng local để đăng nhập vào PC thay vì sử dụng một tài khoản Microsoft. Trong trường hợp đó, họ có có thể đăng nhập vào Cortana một cách riêng biệt với hệ thống.[54]
Người dùng có thể tạo các nhắc nhở trong notebook của Cortana bằng cách viết tay.[55]
Cortana có thể gửi SMS từ desktop, hoặc thông báo cho người dùng về các cuộc gọi nhỡ của họ.[56]
Windows snapping đã được cải thiện cho phép tự động thay đổi kích thước của các cửa sổ khác khi một cửa sổ được snap. Việc này chỉ được áp dụng khi hai app được snap kiểu side-by-side.
Start menu bây giờ có thể được cài đặt để chứa bốn cột với kích cỡ tile trung bình mỗi nhóm. Theo mặc định, số lượng cột vẫn là ba cột (như version đầu tiên của Windows 10).
Context menu cho mỗi biểu tượng hoặc tile của ứng dụng bây giờ hỗ trợ Jumplist. Các mục trên context menu tự sắp xếp với các biểu tượng tương ứng.[57]
Các ứng dụng Windows Store được đề nghị bây giờ xuất hiện phía trên cùng của danh sách All Apps.
Tính năng "snap assist" của Windows 10 đã được cập nhật cho tablet mode. Bây giờ, khi hai ứng dụng đã được snap và một ứng dụng thứ ba được khởi động, người dùng sẽ được hỏi để cho ứng dụng mới thay thế vị trí của ứng dụng đang đã snap nào.
Các cải thiện cũng đã được thực hiện trong "task view" trên máy tablet mode cho phép dùng để kéo một ứng dụng vào lề màn hình để snap chúng, hoặc kéo về phía dưới màn hình để tắt trực tiếp từ task view.
Bổ sung tùy chọn để vô hiệu hóa ảnh nền Windows trong màn hình đăng nhập.[58]
Thanh tiêu đề có thể bây giờ hiển thị màu chính (accent color) của người dùng. Mặc định là màu trắng, nhưng với bản cập nhật này, màu có thể hiển thị trên taskbar, Start menu, Action Center cũng như thanh tiêu đề.
Windows 10 bây giờ có thể được kích hoạt với khóa sản phẩm của Windows 7, Windows 8, và Windows 8.1.[59]
Máy in cuối cùng được sử dụng sẽ được đặt là máy in mặc định, và người dùng có thể tắt hành vi này. Khả năng đặt máy in mặc định bởi network location bị loại bỏ.[48]
Ứng dụng Settings tổ chức vị trí trung tâm để quản lý các tài khoản đã kết nối.
Work Access cho phép các thiết bị kết nối đến Azure ID hoặc ghi danh vào một hệ thống quản lý thiết bị di động.
Múi giờ có thể được thiết lập tự động.
Lịch sử cuộc gọi (Call History) và Email cho thêm vào nhóm cài đặt riêng tư.
Người dùng có thể sử dụng ứng dụng Settings để di chuyển các ứng dụng đã cài đặt vào các thiết bị nhớ khác nhau. Ngoài ra, họ còn có thể chỉ định cho Windows cài đặt các ứng dụng mới vào một thiết bị cụ thể.
Windows 10 Anniversary Update, hoặc Windows 10 Version 1607, tên mã là "Redstone 1",[60][61][62][63] là bản cập nhật lớn thứ hai cho Windows 10 và là bản đầu tiên trong 2 cập nhật lớn trong kế hoạch dưới tên mã Redstone.[64][65] Bản preview đầu tiên được phát hành vào ngày 16 tháng 12 năm 2015.
Đợt phát hành Redstone 1 của Windows 10 hiện đang hỗ trợ cho người sử dụng trong Current Branch (CB)
Các thay đổi bên dưới điểm lại những tính năng nổi bật kể từ đợt phát hành "Threshold 2" của Windows 10
Ứng dụng Connect mới, mở rộng các khả năng liên quan của Continuum[67]
Ứng dụng "Feedback Hub" hai ứng dụng "Insider Hub" và "Windows Feedback". Người dùng bây giờ có thể để lại bình luận về các feedback ở Feedback Hub[68]
Cập nhật ứng dụng Maps với giao diện người dùng nhẹ hơn, dễ dàng mở rộng, và nhất quán, cũng như cải thiện kiến trúc cơ bản, cùng nhiều tính năng mới
Các ứng dụng Universal Windows Platform bây giờ có thể hỗ trợ các phần mở rộng, cho phép bổ sung các add-on và DLCs cho các app và game tương ứng. Ngoài ra, những add-on này có thể được quản lý trong ứng dụng Settings.[71]
Bản cập nhật kỷ niệm (anniversary update) cho Windows 10 bổ sung Windows Subsystem for Linux (Hệ thống phụ Windows cho Linux). Điều này cho phép không gian người dùngUbuntu chạy tự nhiên trên Windows. Hệ thống phụ dịch các hàm Linux system call mà Ubuntu sử dụng thành những system call trên hạt nhân của Windows NT. Điều này cho phép Bash và các lệnh Ubuntu chạy trong cửa sổ Windows console. Tuy nhiên, khả năng tương tác của hệ thống này vẫn còn nhiều giới hạn: Bash không thể chạy các ứng dụng Windows và Windos không thể chạy các phần mềm Linux.[72][73][74][75][76]
Project Centennial cho phép các ứng dụng Win32 và .NET được kết hợp lại với APPX và cho phép chúng sử dụng toàn bộ các API của Windows Runtime. Dự án cũng cho phép những ứng dụng này có thể được phân phối qua Windows Store.[77]
Một môi trường làm việc mới cho những người dùng sử dụng bút stylus người sử dụng. Nó bao gồm các sticky notes ảo mà ở đó người dùng có thể sử dụng bút để ghi note. Stickey notes kết hợp với optical character recognition (OCR) làm nổi các văn bản thích hợp có thể sử dụng bởi Cortana. Workspace cũng có một sketchpad và một thước ảo.[79][80]
Thiết kế lại tất cả emoji để nhất quán hơn với mới kế hoạch thiết kế mới
Chứng chỉ và các thành phần UI của User Account Control được cập nhật để trở nên thẩm mỹ hơn, cũng như bổ sung khả năng đăng nhập với Windows Hello, PIN, hoặc các chứng chỉ
Các trải nghiệm về quá trình cập nhật cho các bản update và bản upgrade ở những build mới bây giờ giống nhau
Người dùng bây giờ có thể đổi màu thanh tiêu đề (cho các ứng dụng không sử dụng màu custom) mà không thay đổi màu sắc mặc định của taskbar, Start menu, và Action Center.[83][84]
Chế độ tối Universal được bổ sung, kể từ bây giờ người dùng có thể quyết định một cách tổng thể là ứng dụng UWP sẽ được render ở chế độ sáng hoặc tối.
Các thiết đặt của taskbar bây giờ được chuyển hẳn qua ứng dụng Settings.
Mọi trang trong ứng dụng Settings bây giờ có một biểu tượng tương ứng đi kèm.
Trang cài đặt Pen bây giờ có khả năng điều chỉnh lối tắt của bút, với tùy chọn bỏ qua các nhập liệu cảm ứng khi sử dụng bút, cùng các cài đặt của Windows Ink Workspace.
Các app bây giờ có thể được reset nếu chúng bị hỏng.
Các cài đặt của Windows Insider Program được chuyển về trang riêng của nó.
Việc sử dụng pin và tiết kiệm pin bây giờ ở trên trang "Battery" trong Settings, với các tính năng mở rộng để quản lý từng app riêng lẻ.
Windows Update có thêm tùy chọn "Active hours" giúp ngăn không cho Windows tự động khởi động lại trong khoảng thời gian đã định (tối đa là 12 tiếng).
Người dùng có thể kiểm tra tốc độ mạng trực tiếp trong ứng dụng Settings.
Các nhóm file tạm có thể được chọn để xóa trong mục Storage.
Windows 10 Creators Update, hoặc Windows 10 Version 1703, tên mã là "Redstone 2" là một bản cập nhật tính năng cho Windows 10 đã được dự kiến phát hành vào ngày 11 tháng 4 năm 2017. Bản preview đầu tiên được gửi tới người dùng Windows Insider vào ngày 11 tháng 8 năm 2016
Đợt phát hành Redstone 2 của Windows 10 hiện hướng đến nhánh phát triển và có sẵn cho những Windows Insiders.
Các thay đổi bên dưới điểm lại những tính năng mới nổi bật kể từ đợt phát hành Redstone 1.