Cúp bóng chuyền nữ thế giới

Cúp bóng chuyền nữ thế giới
Mùa giải hiện tại hoặc giải đấu:
Sự kiện thể thao đang diễn ra Cúp bóng chuyền nữ thế giới 2019
Môn thể thaoBóng chuyền
Thành lập1973
Mùa đầu tiên1973
CEOBrasil Ary Graça
Số đội12
Liên đoàn châu lụcQuốc tế (FIVB)
Đương kim vô địch Trung Quốc (4 lần)
Nhiều danh hiệu nhất Trung Quốc
 Cuba (cùng 4 lần)
Trang chủFIVB Volleyball Women's World Cup

Cúp bóng chuyền nữ thế giới là một giải thi đấu bóng chuyền nữ quốc tế giữa các đội tuyển là thành viên của Liên đoàn bóng chuyền quốc tế (FIVB), cơ quan quản lý bóng chuyền toàn cầu. Ban đầu, giải đấu được tổ chức một năm sau Thế vận hội Mùa hè, nhưng kể từ năm 1991, giải thi đấu được chuyển sang thi đấu ở trước Thế vận hội Mùa hè 1 năm. Nhà vô địch hiện tại của giải đấu là đội tuyển Trung Quốc vào năm 2015 - đây là lần thứ 4 đội tuyển này lên ngôi vô địch. 

Thể thức thi đấu hiện tại của giải đấu gồm 12 đội tuyển, bao gồm quốc gia chủ nhà Nhật Bản, thi đấu tại các địa điểm do nước chủ nhà chuẩn bị trong khoảng thời gian 2 tuần. Giải FIVB World Cup là vòng loại thứ nhất của Thế vận hội với tiêu chuẩn dành cho 2 đội đứng đầu.

Trong 12 lần được tổ chức trước đây, đã có 5 đội tuyển quốc gia khác nhau bước lên ngôi vị cao nhất. Trung quốc và Cuba là 2 đội tuyển có nhiều chức vô địch nhất, mỗi đội 4 lần. 3 đội tuyển khác từng lên ngôi vô địch là: Ý với 2 danh hiệu, và Nhật Bản,Nga (với tư cách đội tuyển Liên Xô), mỗi đội tuyển 1 lần.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Cúp bóng chuyền nữ thế giới được tổ chức lần đầu năm 1965, với mục đích ban đầu là lấp khoảng trống giữa 2 giải đấu quan trọng của bộ môn bóng chuyền là Bóng chuyền tại Thế vận hội Mùa hèGiải bóng chuyền nữ vô địch thế giới, được tổ chức theo chu kỳ 4 năm.Giải FIVB World Cup có quy mô nhỏ hơn Giải bóng chuyền nữ vô địch thế giới với chỉ 12 đội tham dự.

Giải FIVB World Cup ban đầu được tổ chức sau Thế vận hội Mùa hè. Hai giải đấu đầu tiên chỉ dành cho bóng chuyền nam; năm 1973, giải đấu cho nữ được giới thiệu. Ban đầu, mỗi giải đấu sẽ có 1 quốc gia chủ nhà khác nhau, tuy nhiên từ năm 1977 giải đấu được chuyển cho Nhật Bản tổ chức cố định.

Trong những năm 1990, với sự ra đời của các giải đấu thường niên là World League cho namWorld Grand Prix cho nữ đã thúc đẩy sự thay đổi ở giải World Cup cũ. Thay vì để cho giải đấu này biến mất trong sự thiếu quan tâm, FIVB đã tiến hành thay đổi thể thức của nó từ năm 1991: giải đấu sẽ được tổ chức 1 năm trước Thế vận hội Mùa hè thay vì sau 1 năm, và nó được coi là giải thi đấu vòng loại đầu tiên của Thế vận hội, cấp cho đội chiến thắng vé đến Thế vận hội.

Động thái giúp giải đấu tiếp tục tồn tại. Khả năng đảm bảo một vé sớm đến Thế vận hội, như vậy tránh không liên quan và giải vòng loại ở châu lục quá khó khăn, nó đã trở thành một động lực cho các liên đoàn thành viên tham gia tích cực hơn vào World Cup. Từ 1995 đến 2011, số đội có thể giành vé đến Thế vận hội qua giải đấu là 3. Đến 2015, số vé được rút xuống là 2.

Đội chiến thắng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cúp bóng chuyền nữ thế giới không có một đội nào có số lần vô địch vượt trội giống như ở giải nam. Tuy vậy, có 2 đội tuyển cùng có 4 lần lên ngôi vô địch là Trung Quốc và Cuba.

Ở giải đấu lần đầu tiên, đội tuyển giành chiến thắng là Liên Xô. Nhật Bản, á quân năm 1973 đã giành chức vô địch năm 1977. Với sự trợ giúp của siêu sao Lang Bình, Trung Quốc đã giành chiến thắng ở 2 giải đấu tiếp theo năm 1981 và năm 1985.

Sau đó, Cuba bắt đầu các kỳ World Cup đáng ngạc nhiên của mình với danh hiệu đầu tiên của mình vào năm 1989. Khi giải đấu trở thành vòng loại Thế vận hội, họ đã có 3 chiến thắng liên tiếp vào năm 1991, năm 1995 và năm 1999.

Trung Quốc trở lại vào năm 2003 với 1 lực lượng hùng hậu và giành danh hiệu vô địch thứ 3 trong lịch sử.

Ý giành chiến thắng năm 2007 một cách ấn tượng khi chiến thắng cả 11 trận thi đấu và chỉ để thua 2 set trong trận đấu với Serbia. Ý lần thứ 2 bước lên ngôi vô địch vào giải đấu tiếp theo năm 2011. Trong năm 2015, cùng với sự trở lại của huyền thoại Lang Bình với tư cách huấn luyện viên, Trung Quốc đã có lần thứ 4 bước lên ngôi vô địch trong lịch sử.

Thể thức giải đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

FIVB World Cup được tổ chức theo 1 thể thức ổn định được quy định bởi FIVB như sau:

  • Cuộc thi diễn ra tại Nhật Bản
  • 12 đội tham gia mỗi sự kiện: 10 đội đủ điều kiện và 2 đội khách mời.
  • Nhật Bản luôn là nước chủ nhà.
  • Đội chiến thắng Giải bóng chuyền nữ vô địch thế giới năm trước có 1 vé.
  • Nhà vô địch và á quân của mỗi giải đấu lục địa của năm đó được cấp một chỗ. 
  • Kể từ phiên bản 1999, chỉ đội chưa đủ điều kiện cho Thế vận hội Mùa hè tiếp theo có thể cạnh tranh trong World Cup, vì vậy chủ nhà của kỳ Thế vận hội tiếp theo không được tham gia.
  • Cuộc thi được chia thành hai giai đoạn chính xác (gọi là "chặng").
  •  Các đội được chia thành hai bảng. 
  • Tại chặng đầu tiên,mỗi đội thi đấu lần lượt với các đối thủ còn lại trong bảng.
  • Tại chặng thứ 2, mỗi đội thi đấu lần lượt với các đối thủ trong bảng đấu khác.
  •  Trận đấu diễn ra liên tục qua hai tuần, với mỗi chặng trong 2 đến 3 ngày. Mỗi ngày, sáu trận đấu được chơi.
  • Bảng xếp hạng chính thức được tính toán theo các tiêu chí bóng chuyền thông thường: điểm trận đấu, số trận thắng, tỷ lệ set thắng (tổng số set thắng chia cho tổng số set thua), tỷ lệ điểm,đối đầu trực tiếp.
  • 2 đội đứng đầu bảng xếp hạng bất kể ở bảng nào sẽ đủ điều kiện tham dự Thế vận hội. 
  • Giải đấu thực hiện với quy định rất chặt chẽ: chỉ 12 vận động viên được tham dự, không được thay thế ngay cả trong trường hợp gặp chấn thương.

Tóm tắt kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Chủ nhà Chung kết Tranh hạng 3 Số đội
Vô địch Tỉ số Á quân Hạng 3 Tỉ số Hạng 4
1973

Chi tiết

Uruguay

Uruguay


Liên Xô
Vòng tròn
Nhật Bản

Hàn Quốc
Vòng tròn
Perú
10
1977

Chi tiết

Nhật Bản

Nhật Bản


Nhật Bản
Vòng tròn
Cuba

Hàn Quốc
Vòng tròn
Trung Quốc
8
1981

Chi tiết

Nhật Bản

Nhật Bản


Trung Quốc
Vòng tròn
Nhật Bản

Liên Xô
Vòng tròn
Hoa Kỳ
8
1985

Chi tiết

Nhật Bản

Nhật Bản


Trung Quốc
Vòng tròn
Cuba

Liên Xô
Vòng tròn
Nhật Bản
8
1989

Chi tiết

Nhật Bản

Nhật Bản


Cuba
Vòng tròn
Liên Xô

Trung Quốc
Vòng tròn
Nhật Bản
8
1991

Chi tiết

Nhật Bản

Nhật Bản


Cuba
Vòng tròn
Trung Quốc

Liên Xô
Vòng tròn
Hoa Kỳ
12
1995

Chi tiết

Nhật Bản

Nhật Bản


Cuba
Vòng tròn
Brasil

Trung Quốc
Vòng tròn
Croatia
12
1999

Chi tiết

Nhật Bản

Nhật Bản


Cuba
Vòng tròn
Nga

Brasil
Vòng tròn
Hàn Quốc
12
2003

Chi tiết

Nhật Bản

Nhật Bản


Trung Quốc
Vòng tròn
Brasil

Hoa Kỳ
Vòng tròn
Ý
12
2007

Chi tiết

Nhật Bản

Nhật Bản


Ý
Vòng tròn
Brasil

Hoa Kỳ
Vòng tròn
Cuba
12
2011

Chi tiết

Nhật Bản

Nhật Bản


Ý
Vòng tròn
Hoa Kỳ

Trung Quốc
Vòng tròn
Nhật Bản
12
2015

Chi tiết

Nhật Bản

Nhật Bản


Trung Quốc
Vòng tròn
Serbia

Hoa Kỳ
Vòng tròn
Nga
12
2019

Chi tiết

Nhật Bản

Nhật Bản


Trung Quốc
Vòng tròn
Hoa Kỳ

Nga
Vòng tròn
Brasil
12

Tóm tắt huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]
HạngĐoànVàngBạcĐồngTổng số
1 Trung Quốc5139
2 Cuba4206
3 Ý2002
4 Nhật Bản1203
5 Liên Xô1135
6 Brasil0314
7 Hoa Kỳ0235
8 Nga0112
9 Serbia0101
10 Hàn Quốc0022
Tổng số (10 đơn vị)13131339

Nước tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1st – Vô địch
  • 2nd – Á quân
  • 3rd – Hạng 3
  • 4th – Hạng 4
  •  •  – Không tham dự/Không đủ điều kiện
  •    – Chủ nhà
  • = – Đồng hạng
  • Q – Vòng loại
Đội

[1]

Uruguay

1973
(10)

Nhật Bản

1977
(8)

Nhật Bản

1981
(8)

Nhật Bản

1985
(8)

Nhật Bản

1989
(8)

Nhật Bản

1991
(12)

Nhật Bản

1995
(12)

Nhật Bản

1999
(12)

Nhật Bản

2003
(12)

Nhật Bản

2007
(12)

Nhật Bản

2011
(12)

Nhật Bản

2015
(12)

Nhật Bản

2019
(12)

Tổng
 Algérie 11th 12th 2
 Argentina 8th 11th 11th 10th 8th 10th 6
 Brasil 9th 8th 6th 8th 2nd 3rd 2nd 2nd 5th 4th 10
 Bulgaria 7th 1
 Canada 7th 8th 10th 9th 4
 Trung Quốc 4th 1st 1st 3rd 2nd 3rd 5th 1st 3rd 1st 1st 11
 Croatia Part of  Nam Tư 4th 8th 2
 Cuba 5th 2nd 6th 2nd 1st 1st 1st 1st 6th 4th 9th 11
 Cộng hòa Dominica 10th 9th 8th 7th 7th 5
 Ai Cập 12th 12th 2
 Đức See  Đông Đức 9th 6th 2
 Hungary 6th 1
 Ý 7th 4th 1st 1st 4
 Nhật Bản 2nd 1st 2nd 4th 4th 7th 6th 6th 5th 7th 4th 5th 5th 13
 Kenya 12th 11th 12th 12th 10th 11th 6
 Hà Lan 8th 8th 2
 Perú 4th 5th 5th 5th 5th 10th 10th 11th 11th 9
 Ba Lan 8th 6th 2
 Nga See  Liên Xô 2nd 4th 3rd 3
 Serbia See  Nam Tư See  SCG 5th 7th 2nd 9th 4
 Hàn Quốc 3rd 3rd 5th 7th 7th 6th 5th 4th 9th 8th 9th 6th 6th 13
 Tây Ban Nha 11th 1
 Thái Lan 10th 1
 Tunisia 8th 12th 2
 Thổ Nhĩ Kỳ 7th 1
 Hoa Kỳ 6th 7th 4th 4th 7th 9th 3rd 3rd 2nd 3rd 2nd 11
 Uruguay 10th 1
Các nước không còn tham dự
 Đông Đức 6th See  Đức 1
 Liên Xô 1st 8th 3rd 3rd 2nd 3rd See  Nga 6

MVP qua các giải đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Giải bóng chuyền FIVB World Cup

Bản mẫu:Nhà vô địch Cúp bóng chuyền nữ thế giới

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
Là những vị khách tham quan, bạn có thể thể hiện sự kính trọng của mình đối với vùng đất bằng cách đi bộ chậm rãi và nói chuyện nhẹ nhàng
[Genshin Impact] Giới thiệu Albedo - Giả thuật sư thiên tài
[Genshin Impact] Giới thiệu Albedo - Giả thuật sư thiên tài
Chuyện kể rằng, một ngày nọ, khi đến Mondstadt, anh ấy nhanh chóng được nhận làm "Hội Trưởng Giả Kim Thuật Sĩ" kiêm đội trưởng tiểu đội điều tra
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Dưới đây là tổng hợp các thông tin chúng ta đã biết về Fontaine - Thủy Quốc qua các sự kiện, nhiệm vụ và lời kể của các nhân vật trong game.
Đôi nét về cuốn sách Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota
Đôi nét về cuốn sách Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota
Kaizen được hiểu đơn giản là những thay đổi nhỏ được thực hiện liên tục với mục tiêu cải tiến một sự vật, sự việc theo chiều hướng tốt lên