Cổ Nhuế

Cổ Nhuế là một địa danh tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Cổ Nhuế được thành lập vào khoảng đầu triều , có sự gắn bó tương đối gần gũi với kinh thành Thăng Long. Nguyên trước đây, Cổ Nhuế là một xã thuộc huyện Từ Liêm cũ, nổi tiếng với nghề may truyền thống. Sau này, quận Bắc Từ Liêm được thành lập, xã Cổ Nhuế được chia thành 2 phường mới trực thuộc quận là Cổ Nhuế 1Cổ Nhuế 2.[1].

Cổ Nhuế là vùng đất cổ gắn liền với người Việt cổ, theo các cổ vật tìm được như rìu đá, hòn nghiền, gạch vuông hoa trám lồng đời Hán, tượng cá hoá rồng thời Lý – Trần, các đồ dùng của người Việt cổ đầu tiên tìm thấy ở làng đã minh chứng cho sự tồn tại của con người từ hơn 2000 năm trước. Tên gọi Noi được cho là vùng đất Cổ Nhuế xưa có nhiều Noi nước (ngòi nước) nên được đặt tên là Noi. Ngay từ thời Hai Bà Trưng (năm 40) đã là nơi hoạt động của nhiều tướng tài như: Quách Lãng, Đinh Bạc, Tĩnh Nương…chống quân xâm lược nhà Hán.

Khi các triều đại phong kiến Trung Hoa sang xâm lược, để tiện cho việc ghi chép theo chữ Hán, mỗi làng lại phải đặt một tên chữ (âm Hán - Việt). Khác với tên Nôm chỉ có một từ (không kể từ Kẻ đứng trước), tên chữ thường có ít nhất là hai từ. Như vậy, những làng cổ ra đời trước thời Bắc thuộc, nhất thiết phải có hai tên: tên Nôm (kèm Kẻ) và tên chữ. Điều đó cho thấy, thêm một cơ sở để xác định rằng Kẻ Noi hay Cổ Nhuế ngày nay đã có trước khi phong kiến phương Bắc xâm lược nước ta. Từ quan điểm này, các làng cổ ven đô Thăng Long xưa, có chữ Kẻ (có thể hiểu Kẻ nghĩa là người ở làng) trước tên Nôm có nguồn gốc trên 2000 năm (trích từ bài viết Cổ Nhuế, ngôi làng của những truyền thuyết đăng trên trang ditichlichsuvanhoa.com).

Theo cuốn Từ điển Hà Nội - địa danh thì xã Cổ Nhuế xưa có tên Nôm là Kẻ Noi, thuộc tổng Cổ Nhuế, phủ Hoài Đức. Thời Pháp thuộc, trước năm 1942, sau khi bỏ cấp tổng, Cổ Nhuế gồm 3 xã (xã thời nhà Nguyễn) là Trù Đống (còn gọi là Chùa Đống), Hoàng (còn gọi là Cổ Nhuế Hoàng), Viên (còn gọi là Cổ Nhuế Viên). Năm 1945, 3 xã này (mà nay là xã Cổ Nhuế) thuộc quận V, ngoại thành Hà Nội. Tới năm 1961, xã Cổ Nhuế được thành lập, các xã cũ trở thành thôn và tách Trù Đống thành 2: Cổ Nhuế Trù (Trù hay Chùa (thôn)), Cổ Nhuế Đống. Từ đó, xã Cổ Nhuế gồm 4 thôn.[2] Hai làng Cổ Nhuế Trù và Đống vốn từ một làng Cổ Nhuế (tên Nôm là Kẻ Noi) tách ra vào giữa thời Lý. Từ xa xưa đến đầu thế kỷ XX, hai làng nằm trong xã Cổ Nhuế (cùng với các làng Cổ Nhuế Hoàng và Cổ Nhuế Viên) thuộc tổng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, trấn Sơn Tây (từ thời Nguyễn là tỉnh Hà Nội, năm 1888 trở đi là tỉnh Cầu Đơ, năm 1904 đổi làm tỉnh Hà Đông). Năm 1926, hai làng tách ra thành một xã riêng gọi là Cổ Nhuế Trù - Đống, dân số có 2034 người.

Sau Cách mạng Tháng Tám, xã Cổ Nhuế Trù - Đống nhập với hai xã Cổ Nhuế Hoàng và Cổ Nhuế Viên thành xã Cổ Nhuế thuộc quận 5 ngoại thành Hà Nội, đến năm 1961 là một xã của huyện Từ Liêm. Tháng 12 năm 2013, xã Cổ Nhuế được tách thành 2 phường mới: Cổ Nhuế 1Cổ Nhuế 2 thuộc quận Bắc Từ Liêm vừa mới thành lập.

Hai làng Cổ Nhuế Trù và Cổ Nhuế Đống xưa cũng là làng nông nghiệp, có truyền thống thâm canh lúa và hoa màu giỏi. Song đến năm Ất Mão niên hiệu Duy Tân (1915), đê Liên Mạc bị vỡ làm phần lớn đồng ruộng tỉnh Hà Đông bị cát bồi lấp, từ chỗ cấy được hai vụ đến đây chỉ cấy được một vụ mùa, còn vụ chiêm phải chuyển sang trồng ngô, khoai lang xen đậu đỗ các loại. Nhờ kinh nghiệm thâm canh nên dân làng tạo được giống ngô nếp rất dẻo và thơm, có tiếng trong vùng. Từ năm 1920, do sản xuất nông nghiệp bị sút kém nên dân hai làng đã tìm học được nghề may để sinh sống. Từ một vài nhà ban đầu, đến năm 1935 cả hai làng đã có vài trăm hộ làm, rồi lan sang hai làng Cổ Nhuế Hoàng và Cổ Nhuế Viên. Rất đông thợ may của hai làng vào nội thành may thuê cho các nhà thầu hoặc may quần áo cho binh lính, nhiều người có vốn mở hiệu may riêng. Một số chủ hiệu thợ may ở phố Hàng Trống phải lấy tên một thợ may giỏi người Cổ Nhuế làm tên cửa hiệu của mình để thu hút khách hàng.

Về di tích lịch sử, thôn Đống còn ngôi nhà thờ ông Nguyễn Hữu Đạo là quan Thái y viện - cơ quan chăm sóc sức khỏe của vua và hoàng tộc vào thời Lê - Trịnh, từng chữa khỏi bệnh cho Hoàng hậu - vợ vua Lê Hiển Tông. Về sau, ông Đạo còn theo quân ra trận, lập được nhiều công nên được phong làm Thống suất binh Nam, Thượng tướng quân. Nhà thờ được làm bằng 36 cột đá, do chính vua Lê Hiển Tông tặng sau khi ông Đạo về hưu. Trong nhà thờ hiện còn một bảng khắc gỗ ghi lại bài thơ thất ngôn bát tuyệt ca ngợi tài đức của ông Đạo, song điều đặc biệt là một câu có một từ chỉ một vị thuốc quý mà ông đã dùng để chữa bệnh.

Thôn Trù còn một ngôi miếu nhỏ, bên trong còn tấm bia dựng năm Vĩnh Khánh thứ hai (1731) ghi việc ông ông Đỗ Pháp Hiển làm quan trong đội Cấm quân, có công hộ vệ vua đi tuần thú thoát khỏi bị bão đánh đắm thuyền ở cửa biển Thần Phù (Nga Sơn, Thanh Hóa) nên được thăng làm tước Siêu Hải hầu. Vì không có con nên ông bà hiến toàn bộ số ruộng của mình cho làng và được làm tôn làm hậu thần làng.

Đình chùa, nhà thờ

[sửa | sửa mã nguồn]

Cổ Nhuế có nhiều đình, chùa, nhà thờ tập trung ở cả bốn làng Hoàng, Đống, Trù và Viên với 3 ngôi chùa: Chùa Sùng Quang (Thôn Đống 2), Chùa Anh Linh (Thôn Viên 1), Chùa Trùng Hưng (Thôn Hoàng 2). Có hai ngôi đình ở 2 thôn Viên 2 và Hoàng 2, thờ thành hoàng làng (Hoàng Tử Đông Chinh Vương- Lý Công Lực, con trai vua Thái tổ Lý Công Uẩn), Đền Bà chúa thờ Túc Trinh công chúa, con gái vua Trần Thánh Tông. Lễ hội của làng thường được tổ chức vào ngày 10 tháng 2 âm lịch hàng năm. Lễ tế thành Hoàng làng vào ngày 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. Ngoài ra ở thôn Viên 1 và Viên 2 còn có Lễ mộc dục và Lễ cúng thực(Công chúa Túc Trinh thời Trần) vào ngày 1 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Tương truyền rằng, Đông Chinh Vương khi đi đánh giặc và chiến thắng trở về được dân làng ra đón rước, mừng chiến thắng. Sau khi phá giặc trở về triều, đáp lại tấm lòng của dân làng Cổ Nhuế, Đông Chinh Vương xin nhà vua ban đất Cổ Nhuế làm thực ấp năm 1027, dân làng Cổ Nhuế được miễn tô thuế trong suốt triều Lý. Tên cổ của làng là Kẻ Noi, tên Cổ Nhuế được các bô lão trong làng xin vua sắc phong năm 1028 sau khi làng được làm ấp phong của Đông Chinh Vương. Đình Cổ Nhuế thờ Thành hoàng Đông Chinh Vương, vợ ngài và em gái ngài là Công chúa Tả Minh Hiến. Công chúa Tả Minh Hiến là người xây dựng đình và chùa Sùng Quang, Cổ Nhuế theo lời uỷ thác của Đông Chinh Vương. Để ghi nhớ công ơn xây dựng Đình và chùa Sùng Quang của Công chúa, dân làng lên kinh xin Hoàng vương cho thờ Bà trong đình và được chấp thuận. Công chúa được dân làng thờ ở bên tả trong Đình và tôn là Bà chúa (Theo Lễ hội Thăng Long, tác giả Lê Trung Vũ, Nhà xuất bản Hà Nội năm 2001).

Trước thời Trần, Cổ Nhuế chỉ có 3 thôn là Hoàng, Trù (Chùa), Đống. Đến đời Trần, Công chúa thứ 4 của Trần Thánh Tông là Công chúa Túc Trinh được vua cử về Cổ Nhuế khai khẩn mở ra Viên trại, sau này gọi là thôn Viên hay Cổ Nhuế Viên. Vì thế, Công chúa Túc Trinh được lập miếu thờ tại thôn Viên để ghi nhớ công lập Thôn của Công chúa. Công chúa sống với dân, không lấy chồng. Sau đó bà còn chiêu tập dân lập ra trại Noi, sau thành làng Cổ Nội, rồi đổi thành Yên Nội. Trước cách mạng tháng 8, Yên Nội thuộc Tổng Cổ Nhuế sau chuyển sang xã Liên Mạc. Vì thế, dân làng Cổ Nhuế và làng Yên Nội kết nghĩa vì có chung nguồn gốc do Công chúa Túc Trinh mở rộng và lập làng. Hiện nay, dân làng Cổ Nhuế và làng Yên Nội, xã Liên Mạc (nay là phường Liên Mạc) cùng thờ bà làm thần hoàng làng và quen tên gọi Bà chúa Kẻ Noi, tượng bà được thờ tại chùa Viên, tên chữ là “Anh Linh tự”. Tương truyền chùa được làm từ khi bà lập trại, sự kiện Công chúa mở làng, xây chùa được ghi trong Đại Việt Sử ký Toàn thư.

Hiện vật trong đình hiện có: 17 đạo sắc phong từ thời Cảnh Hưng đến thời Khải Định, một cuốn ngọc phả ghi chép về thành hoàng làng, bốn bức đại tự, một đôi câu đối sơn son thếp vàng ca ngợi công đức nhà Lý, ba ngai thờ, một kiệu bát cống có khắc chữ “Cảnh Hưng Giáp Thìn niên” (1784), một bộ sập thờ, một đôi voi đá, một quả chuông niên hiệu Thành Thái Kỷ Hợi (1899), ngoài ra còn có hai bộ tam sự, ba bát nhang lớn, và nhiều đồ sứ giá trị.

Công đức của Đông Chinh Vương, còn được ghi lại trên câu đối trong đình, mang giá trị lịch sử.

“Cổ Pháp thiệu cơ, Lý lệnh trụ lưỡng triều khai thế

Nhuệ Giang hiển tích, Việt phúc thần lịch đại bảo phong”

Dịch là:

(Cổ Pháp dựng cơ đồ, Lý lệnh trụ mở mang hai triều đại

Nhuệ Giang lưu dấu tích, thần Việt Nam được phong tặng các đời).

(Theo Lễ hội Thăng Long, tác giả Lê Trung Vũ, Nhà xuất bản Hà Nội năm 2001)

Từ thập niên 1970 các nhà khảo cổ đã đào được một số di vật dưới lòng đất ở đây như: rìu đá, hòn nghiền, hòn cà bằng đá, hòn gạch vuông có hoa văn trám lồng đời Hán, tượng cá hóa rồng thời Lý - Trần[cần dẫn nguồn].

Nhà thờ Cổ Nhuế nằm ở thôn Viên, được xây dựng từ năm 1884. Có thể tóm tắt lược sử như sau:

Tin Mừng đến với Giáo xứ Cổ Nhuế từ năm 1883, thời cha cố Mỹ, và cũng là năm giáo xứ chính thức được thành lập. Sau một năm thành lập giáo xứ, một số gia đình đã dâng hơn 15.000 m2 ruộng đất để cày cấy và làm nhà thờ, trong đó có Bà Tổng Chiêu thôn Hoàng dâng 3600m2.

Nhà thờ đầu tiên được xây dựng năm 1884 bằng tường gạch, cột gỗ, mái ngói. Song, vào tháng 12 năm 1947, một số kẻ xấu mang rơm rạ chất lên ghế bên trong nhà thờ phóng hỏa. Nhà thờ này bị cháy chỉ còn bốn bức tường. Năm 1953, cha cố Giuse Trần Ngọc Liễn cho tu sửa lại ngôi nhà thờ bị đốt cháy và đến năm 1954, Đức Tổng Giám mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê về dâng lễ tạ ơn khánh thành. Mặc dù đã được tu sửa lại, nhưng vì nhà thờ cũ đã phải chịu sự tác động tiêu cực do con người và thiên nhiên, nên không thể tiếp tục sử dụng được nữa.

Xét thấy cần phải xây dựng lại ngôi thánh đường mới vừa bảo đảm an toàn, vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cộng đoàn giáo xứ, ngày 5 tháng 3 năm 2014, Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã ký văn bản chấp thuận cho giáo xứ Cổ Nhuế được giải hạ nhà thờ cũ để xây dựng ngôi nhà thờ mới này; ngày 28 tháng 11 năm 2014 thành phố Hà Nội đã cấp phép xây dựng cho giáo xứ và đến ngày 6 tháng 10 năm 2018 thì nhà thờ mới được cung hiến và khánh thành.

Truyền thống nghề may của xã

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Làng nghề may Cổ Nhuế có từ lâu đời. Khoảng năm 1920 do sản xuất nông nghiệp bị sút kém nên người dân Cổ Nhuế phải tìm thêm nghề để sinh sống, trong đó có nghề may. Lúc đầu chỉ có ông Trưởng Cốm ở thôn Trù và vài người làm nghề thợ may, sau phát triển dần. Đến năm 1935, cả xã có hàng trăn chiếc máy khâu và có nhiều người ra phố làm nghề may. Người có vốn thì mở hiệu may, người không có vốn thì đi may thuê. Có những thợ may giỏi được chủ đặt tên cho hiệu may của mình. Thời bao cấp, xã thành lập những hợp tác xã may gia công hàng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu địa phương. Khi các hợp tác xã giải thể, nhiều xã viên mua máy về nhà để làm thêm. Trong những năm 1990 - 1992, nghề may phát triển nhờ may hàng xuất khẩu đi Ba Lan và Liên Xô. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là áo Giắc -ket, quy mô sản xuất chủ yếu là hộ gia đình. Lúc phát triển, làng có tới hàng trăm hộ chuyên nghề may, xuất hiện nhiều hộ có số vốn hàng tỷ đồng, trở thành những chủ hiệu lớn. Từ năm 1993, làng nghề chuyên sản xuất những mặt hàng nội địa và nhận gia cong cho một số nhà máy dưới hình thức là hộ tư nhân và các công ty trách nhiệm hữu hạn. Sản phẩm của làng nghề rất đa dạng: quần áo mùa hè, mùa đông của cả người lớn và trẻ em. Nguồn nguyên liệu là vải được nhập khẩu từ Trung Quốc. Công nghệ sản xuất bằng máy may công nghiệp. Nhân lực lao động chủ yếu là sử dụng lao động phổ thông, tự đào tạo. Hiện nay, mặc dù làng nghề đang gặp nhiều khó khăn trong mở rộng thị trường tiêu thụ, thiếu vốn, nhiều lao động chưa qua đào tạo, mặt bằng sản xuất không đều, nhưng cũng đã tạo việc làm cho khoảng 7000 lao động, thu nhập ổn định và cũng ký kết được một số hợp đồng xuất khẩu nước ngoài. Ngoài sản xuất theo hộ gia đình, nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập nhận gia công cho các xí nghiệp, thậm chí họ còn nhận gia công cho những hộ sản xuất nhỏ theo thời vụ.
  • Từ những năm đầu thế kỷ 20, nghề may không chỉ đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho dân làng Cổ Nhuế mà còn tạo ra những thay đổi về cơ cấu dân cư, quan hệ xã hội của làng, đặc biệt là làm hình thành đội ngũ công nhân may mặc có tay nghề cao, có ý thức cao về vị thế xã hội của mình. Đây là cơ sở để làng Cổ Nhuế sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng. Mùa hè năm 1938, đã thành lập Hội ái hữu thợ may Cổ Nhuế, sau đó đông đảo thợ may Cổ Nhuế cùng nông dân đã đưa đơn kiện bọn cường hào làng xã thu lạm tiền thuế thân từ 2,5 đồng lên 3 đồng một suất và đã giành được thắng lợi. Đại tướng Văn Tiến Dũng (người thôn Cổ Nhuế Trù) là Thư ký Hội ái hữu thợ dệt Hà Nội đã viết bài trên báo Tin tức - tờ báo công khai của Đảng CSVN để cổ động cuộc đấu tranh. Năm 1939, diễn ra cuộc đấu tranh đòi tăng lương của 600 thợ may Cỏ Nhuế ở Sở Quân nhu. Sau đó, Cổ Nhuế trở thành một điểm trong An toàn khu của Trung ương. Cuối năm 1940, Chi bộ Cổ Nhuế được thành lập, lãnh đạo nhân dân đấu tranh.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nghị quyết 132/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội”.
  2. ^ Từ điển Hà Nội-địa danh, tác giả Bùi Thiết, nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin, trang 75.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Mai Sơn Thất Quái và kế hoạch chu toàn của Dương Tiễn.
Mai Sơn Thất Quái và kế hoạch chu toàn của Dương Tiễn.
Tại True Ending của Black Myth: Wukong, chúng ta nhận được cú twist lớn nhất của game, hóa ra Dương Tiễn không phải phản diện mà trái lại, việc tiếp nhận Ý thức của Tôn Ngộ Không
Con đường tiến hóa của tộc Orc (trư nhân) trong Tensura
Con đường tiến hóa của tộc Orc (trư nhân) trong Tensura
Danh hiệu Gerudo sau khi tiến hóa thành Trư nhân là Trư nhân vương [Orc King]
Chờ ngày lời hứa nở hoa (Zhongli x Guizhong / Guili)
Chờ ngày lời hứa nở hoa (Zhongli x Guizhong / Guili)
Nàng có nhớ không, nhữnglời ta đã nói với nàng vào thời khắc biệt ly? Ta là thần của khế ước. Nhưng đây không phải một khế ước giữa ta và nàng, mà là một lời hứa
Phân tích: có nên build Xiangling hay không?
Phân tích: có nên build Xiangling hay không?
Ai cũng biết rằng những ngày đầu ghi game ra mắt, banner đầu tiên là banner Venti có rate up nhân vật Xiangling