Cao Hảo Hớn

Cao Hảo Hớn
Chức vụ

Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng
Nhiệm kỳ2/1974 – 4/1975
Cấp bậc-Trung tướng
Thủ tướng-Trần Thiện Khiêm
Tiền nhiệm-Đốc sự Châu Kim Nhân
Kế nhiệmSau cùng
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Phụ tá Đặc biệt tại Phủ Thủ tướng
kiêm Trưởng Trung tâm Điều hợp Tái thiết
và Phát triển Trung ương
Nhiệm kỳ1/1970 – 2/1974
Cấp bậc-Thiếu tướng
-Trung tướng (6/1971)
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh phó ĐPQ & NQ[1]
Giám đốc Trung tâm hành quân
Bộ Tổng tham mưu
Nhiệm kỳ1/1968 – 1/1970
Cấp bậc-Chuẩn tướng
-Thiếu tướng (6/1968)
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh Biệt khu 24 Chiến thuật
(Pleiku và Kontum thuộc Quân khu 2)
Nhiệm kỳ2/1965 – 1/1968
Cấp bậc-Chuẩn tướng
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Chỉ huy trưởng Trường Bộ binh Thủ Đức
Nhiệm kỳ10/1964 – 2/1965
Cấp bậc-Chuẩn tướng
Tiền nhiệm-Chuẩn tướng Bùi Hữu Nhơn
Kế nhiệm-Đại tá Trần Văn Trung
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh
Nhiệm kỳ6/1964 – 10/1964
Cấp bậc-Chuẩn tướng
Tiền nhiệm-Đại tá Đặng Thanh Liêm
Kế nhiệm-Đại tá Trần Thanh Phong
Vị tríVùng 3 chiến thuật

Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh
Nhiệm kỳ11/1963 – 6/1964
Cấp bậc-Đại tá
-Chuẩn tướng (5/1964)
Tiền nhiệm-Đại tá Bùi Hữu Nhơn
Kế nhiệm-Đại tá Đặng Văn Quang

Tư lệnh phó Sư đoàn 21 Bộ binh
Nhiệm kỳ1/1963 – 11/1963
Cấp bậc-Trung tá
-Đại tá
Tư lệnh-Đại tá Bùi Hữu Nhơn
Vị tríVùng 4 chiến thuật

Trưởng phòng 3 Đặc trách Hành quân
Bộ Tổng tham mưu
Nhiệm kỳ1/1959 – 1/1963
Cấp bậc-Trung tá
Vị tríQuân khu Thủ đô

Tư lệnh phó Sư đoàn 15 Khinh chiến
(tiền thân của Sư đoàn 23 Bộ binh)
Tiểu khu trưởng Đồng Nai Thượng
Nhiệm kỳ11/1955 – 6/1958
Cấp bậc-Trung tá
Vị tríĐệ tứ Quân khu
(Cao nguyên Trung phần)
Chỉ huy Trung đoàn 168 Việt Nam
Nhiệm kỳ7/1954 – 11/1955
Cấp bậc-Trung tá (7/1954)
Vị tríBến Cát, Bình Dương
(Đệ nhất Quân khu)
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinhtháng 10 năm 1926
Gia Định, Liên bang Đông Dương
Mất25 tháng 2 năm 2010
(84 tuổi)
Michigan, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởMichigan, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
ChaCao Văn Sự (1897-1964)
MẹTrương Thị Trân (1898-1960)
Họ hàngEm: Cao Minh Châu (sn 1930)
Em: Cao Hữu Duyên
Học vấnThành chung
Alma mater-Trường Trung học Pétrus Ký, Sài Gòn
-Trường Huấn luyện Quân sự Cái Vồn
-Trường Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt
-Trường Coedquidan, Pháp
-Học viện Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ
Quê quánNam Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực VNCH
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1946 - 1975
Cấp bậc Trung tướng
Đơn vị Sư đoàn 21 Bộ binh
Sư đoàn 5 Bộ binh
Võ khoa Thủ Đức
Biệt khu 24 Kontum
Địa phương quân và Nghĩa quân
Bộ Tổng Tham mưu
Chỉ huy QĐ Liên hiệp Pháp
Quân đội Quốc gia
Quân lực VNCH
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Cao Hảo Hớn (1926-2010) nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ khoá đầu tiên tại trường Võ bị Liên quân Viễn Đông (Ecole Militaire d'Extrême Orient)[2] của Quân đội Thuộc địa Pháp mở ra ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam, nhằm đào tạo sĩ quan người bản xứ để phục vụ cho Quân đội Liên hiệp Pháp sau này. Thời gian tại ngũ, ông đã đảm nhiệm chức vụ theo hệ thống chỉ huy từ cấp Trung đội tuần tự lên đến Chỉ huy cấp Sư đoàn Bộ binh. Sau ông được chuyển sang lĩnh vực Tham mưu. Ở lĩnh vực nào, ông cũng làm tròn trách nhiệm của mình cho đến ngày Việt Nam Cộng hòa sụp đổ.

Tiểu sử & Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh vào tháng 10 năm 1926 tại Gia Định, Nam phần Việt Nam trong một gia đình quan lại khá giả. Ông là người con thứ 6 trong gia đình có 13 anh chị em. Thiếu thời, ông học ở trường Trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn. Năm 1944 ông tốt nghiệp Trung học Đệ nhất cấp chương trình Pháp với văn bằng Thành chung.

Quân đội Thuộc địa

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1944, ông theo Quân đội Hòa Hảo và được huấn luyện trở thành sĩ quan tại trường Huấn luyện Quân sự Cái Vồn. Giữa năm 1946 ông gia nhập vào Quân đội Pháp tại Đông Dương, mang số quân: 46/103.073. Được tuyển chọn theo học khóa đầu tiên mang tên Nguyễn Văn Thinh ở trường Võ Bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt, khai giảng ngày 15 tháng 7 năm 1946. Ngày 2 tháng 7 năm 1947 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy.[3] Ra trường được điều động về Tiểu đoàn Bộ binh giữ chức vụ Trung đội trưởng. Ngày 2 tháng 7 năm 1948, ông được thăng cấp Thiếu úy tại nhiệm. Đầu năm 1949, ông được đặc cách thăng cấp Trung úy.

Quân đội Liên hiệp Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Giữa năm 1949, chuyển sang biên chế của Quân đội Liên hiệp Pháp, ông được thăng cấp Đại úy giữ chức vụ Đại đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 1 Việt Nam.[4] Năm 1950, ông được cử đi du học khóa căn bản Bộ binh tại trường Coedquidan, Pháp. Đầu năm 1951, mãn khóa học về nước, ông được cử giữ chức Chỉ huy trưởng trường Quân sự Trung Chánh tại Gia Định.

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1952, sau khi Quân đội Quốc gia thành lập Bộ Tổng Tham mưu,[5] chính thức chuyển sang phục vụ cơ cấu mới ông được thăng cấp Thiếu tá giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 21 Bộ binh đồn trú tại Vĩnh Long. Sau Hiệp định Genève ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1954, ông được thăng cấp Trung tá và được cử làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 168[6] đồn trú tại Bến Cát, Bình Dương.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11 năm 1955, chuyển sang Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được cử Tư lệnh phó Sư đoàn 15 Khinh chiến.[7] kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Đồng Nai Thượng, Đà Lạt. Đến giữa năm 1958 ông được đi du học lớp Chỉ huy Tham mưu cao cấp (khóa 1958-1959) tại Học viện Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ. Đầu năm 1959 mãn khóa học về nước, ông được chuyển đến Bộ Tổng tham mưu giữ chức vụ Trưởng phòng 3 đặc trách Hành quân.

Đầu năm 1963 ông được chỉ định làm Tư lệnh phó Sư đoàn 21 Bộ binh do Đại tá Bùi Hữu Nhơn làm Tư lệnh. Sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (ngày 1 tháng 11 năm 1963), ngày 2 tháng 11 cùng năm ông được Hội đồng Quân nhân Cách mạng thăng cấp Đại tá và bổ nhiệm ông làm Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh thay thế Đại tá Bùi Hữu Nhơn.

Ngày 29 tháng 5 năm 1964, ông được thăng cấp Chuẩn tướng[8] tại nhiệm. Một tháng sau, ông nhận lệnh bàn giao Sư đoàn 21 lại cho Đại tá Đặng Văn Quang để chuyển về Quân khu 3 làm Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh thay thế Đại tá Đặng Thanh Liêm. Tháng 10 cùng năm, bàn giao Sư đoàn 5 lại cho Đại tá Trần Thanh Phong. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng trường Bộ binh Thủ Đức thay thế Đại tá Bùi Hữu Nhơn.

Trung tuần tháng 2 năm 1965, bàn giao chức Chỉ huy trưởng trường Bộ binh cho Đại tá Trần Văn Trung (nguyên Trưởng phòng Tổng quản trị Bộ Tổng tham mưu), để đi giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu 24 chiến thuật ở Kontum. Đến đầu năm 1968 ông được chuyển về Trung ương giữ chức vụ Tư lệnh phó Địa phương quân & Nghĩa quân kiêm Giám đốc Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu. Trong chức vụ Giám đốc Trung tâm Hành quân, đầu tháng 2 năm 1968, ông được cử làm Tham mưu phó chiến dịch Trần Hưng Đạo, chiến dịch phản công cuộc tổng tấn công đợt 1 vào khu vực Tân Sơn Nhất của Quân Bắc Việt và Quân Giải phóng miền Nam (trận Tổng công kích Mậu Thân). Ngày Quân lực 19 tháng 6 cùng năm ông được thăng cấp Thiếu tướng nhiệm chức.[9]

Đầu năm 1970, ông được thăng cấp Thiếu tướng thực thụ và chuyển nhiệm vụ sang Phủ Thủ tướng, giữ chức vụ Phụ tá Đặc biệt kiêm Trung tâm trưởng Trung tâm Điều hợp Tái thiết và Phát triển Trung ương. Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1971, ông được thăng cấp Trung tướng nhiệm chức. Tháng 2 năm 1974, ông được cử giữ chức Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng (trong nội các Thủ tướng Trần Thiện Khiêm) thay thế ông Châu Kim Nhân được cử làm Tổng trưởng Bộ Tài chính.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30 tháng 4 ông cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam Cộng hòa, sau đó sang định cư tại Grand Rapids, Michigan, Hoa Kỳ.

Ngày 25 tháng 2 năm 2010, ông từ trần tại nơi định cư, hưởng thọ 84 tuổi.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thân phụ: Cụ ông Cao Văn Sự (1897-1964) nguyên là Đốc Phủ sứ, được giữ nhiều chức vụ hành chính quan trọng vào cuối triều nhà Nguyễn trước năm 1945
  • Thân mẫu: Cụ bà Trương Thị Trân (1898-1960)
  • Bào đệ:
    - Ông Cao Minh Châu (Sinh năm 1930 tại An Giang, tốt nghiệp Khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, nguyên Trung tá Tỉnh trưởng Gia Định, Đại tá học viên khóa 6 Cao đẳng Quốc phòng
    - Ông Cao Hữu Duyên (Tốt nghiệp khóa 8 Võ bị Đà Lạt, cấp bậc sau cùng là Đại tá)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Địa phương quân và Nghĩa quân
  2. ^ Trang: Trung tướng Cao Hảo Hớn (u) và ARVN Officers Graduates of USA CGS (u) - Nguyễn Văn Tín.
  3. ^ Trong số 16 khóa sinh tốt nghiệp khóa Nguyễn Văn Thinh chỉ có ba người ra trường với cấp bậc Thiếu úy, số còn lại là Chuẩn úy. Tuy nhiên sau này đều là sĩ quan cao cấp trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, ngoài tướng Cao Hảo Hớn còn có các Đại tướng Nguyễn Khánh (tốt nghiệp Thiếu úy) và Trần Thiện Khiêm, các Trung tướng Dương Văn Đức, Trần Ngọc Tám (tốt nghiệp Thiếu úy) và Lâm Văn Phát (tốt nghiệp Thiếu úy), các Thiếu tướng Nguyễn Văn Kiểm, Đặng Thanh LiêmBùi Hữu Nhơn, các Đại tá:
    - Nguyễn Thế Như (Sinh năm 1920, sau cùng là Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan Đồng Đế, Nha Trang)
    - Quách Xến (Sinh năm 1921, sau cùnglà Đổng lý Văn phòng Bộ Quốc phòng).
  4. ^ Tiểu đoàn 1 Việt Nam là đơn vị đầu tiên cấp Tiểu đoàn của Quân đội Quốc gia Việt Nam, thành phần trong Quân đội Liên hiệp Pháp.
  5. ^ Mặc dù Quân đội Quốc gia Việt Nam đã được thành lập từ trước đó 2 năm (1950) nhưng vẫn phụ thuộc vào cơ chế Quân đội Liên hiệp Pháp. Đến khi thành lập Bộ Tổng Tham mưu mới tách khỏi Quân đội Liên hiệp để tự Quản trị và Điều hành.
  6. ^ Trung đoàn 168 là một trong các đơn vị cấp Trung đoàn đầu tiên của Quân đội Quốc gia.
  7. ^ Sư đoàn 15 Khinh chiến được thành lập vào ngày 1 tháng 8 năm 1955 với danh xưng ban đầu là Sư đoàn Khinh chiến số 5, sau ba tháng cải danh thành Sư đoàn 15. Đầu tháng 4 năm 1959 làm nòng cốt thu nhận thêm Sư đoàn 16 Khinh chiến (đã giải tán) để thành lập Sư đoàn 23 Bộ binh và giữ phiên hiệu này cho đến trung tuần tháng 3 năm 1975 thì bị tan hàng tại Mặt trận Ban Mê Thuột.
  8. ^ Cấp bậc Chuẩn tướng là cấp ở giữa cấp Đại tá và cấp Thiếu tướng, mới được tướng Nguyễn Khánh đặt ra sau Cuộc Chỉnh lý ngày 30 tháng 1 năm 1964 cũng do chính ông cầm đầu. Sau khi lãnh đạo Hội đồng Quân nhân Cách mạng, từ tháng tư đến tháng tám trong năm 1964, tướng Khánh đã thăng cấp cho 15 Đại tá lên Chuẩn tướng và Phó Đề đốc chia ra thành 3 giai đoạn:
    - Giai đoạn 1 (8/4/1964): Nguyễn Cao KỳChung Tấn Cang.
    - Giai đoạn 2 (29/5/1964): Cao Hảo Hớn, Nguyễn Chánh Thi, Phạm Văn Đổng, Bùi Hữu NhơnNgô Dzu.
    - Giai đoạn 3 (11/8/1964): Nguyễn Văn Kiểm, Lê Nguyên Khang, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Xuân Trang, Nguyễn Cao, Đặng Văn Quang, Vĩnh LộcHoàng Xuân Lãm.
    Hơn hai tháng sau, ngày 21 tháng 10, có 6 vị trong số 15 tân Chuẩn tưởng được thăng cấp Thiểu tướng:
    Nguyễn Cao Kỳ, Chung Tấn Cang, Nguyễn Chánh Thi, Phạm Văn Đổng, Bùi Hữu NhơnLê Nguyên Khang.
    (Riêng tướng Khang là trường hợp duy nhất trong lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ Đại tá lên Thiếu tướng trong vòng chưa đến 3 tháng).
  9. ^ Từ chính thể Đệ nhị Cộng hòa (1963-1975), quy chế cấp bậc cho sĩ quan cấp tá và tướng trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa có hai giai đoạn: Giai đoạn 1 "cấp bậc nhiệm chức" để phù hợp với chức vụ đương nhiệm hoặc bổ nhiệm, ở giai đoạn này đương sự được mang cấp bậc mới nhưng vẫn hưởng quy chế lương bổng của cấp bậc cũ. Giai đoạn 2 "cấp bậc thực thụ" sẽ tiếp đến sau đó từ 6 tháng đến 3 năm tùy theo công trạng và lúc này mới được chính thức hưởng lương bổng theo đúng cấp bậc.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
  • Nguyễn Văn Tín - ARVN Officers Graduates of USA CGS (u)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Borrowed Time - bộ phim ngắn khá u tối của Pixar
Borrowed Time - bộ phim ngắn khá u tối của Pixar
Pixar Animation Studios vốn nổi tiếng với những bộ phim hơi có phần "so deep"
Nhân vật Zenin Maki - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Zenin Maki - Jujutsu Kaisen
Zenin Maki (禪ぜん院いん真ま希き Zen'in Maki?, Thiền Viện Chân Hi) là một nhân vật phụ quan trọng trong bộ truyện Jujutsu Kaisen và là một trong những nhân vật chính của bộ tiền truyện, Jujutsu Kaisen 0: Jujutsu High.
Violet Evergarden Gaiden: Eien to Jidou Shuki Ningyou Vietsub
Violet Evergarden Gaiden: Eien to Jidou Shuki Ningyou Vietsub
Violet Evergarden Ngoại Truyện: Sự vĩnh cửu và Hình nhân Ghi chép Tự động
Vì sao cảm xúc quan trọng đối với quảng cáo?
Vì sao cảm xúc quan trọng đối với quảng cáo?
Cảm xúc có lẽ không phải là một khái niệm xa lạ gì đối với thế giới Marketing