Trường Hạ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Trường Hạ sĩ quan
Việt Nam Cộng hòa
Kỳ hiệu
Hoạt động1951-1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực Việt Nam Cộng hoà
Quân chủngQuân trường
Phân loạiKhóa sinh Hạ sĩ quan, Sĩ quan
Bộ phận củaTổng cục Quân huấn
Bộ Tổng Tham mưu
Tên khácLò Luyện Thép
Khẩu hiệuLuyện Tập Để Thắng
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
-Đỗ Cao Trí
-Lâm Quang Thơ
-Linh Quang Viên
-Võ Văn Cảnh
-Dư Quốc Đống
-Phạm Quốc Thuần

Trường Hạ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa (tiếng Anh: The School of the Non-commissioned officers of the Vietnam Military Forces, SNCOVNMF), hay Quân trường Đồng Đế (tiếng Anh: Dong De Military School, DDMS) là một trung tâm huấn luyện quân sự của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tọa lạc ở Đồng Đế, Nha Trang.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ sở huấn luyện ở Đồng Đế (Nha Trang) đã tồn tại cơ sở huấn luyện của lính Pháp. Tháng 9 năm 1945, chính quyền tỉnh Khánh Hòa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Trường huấn luyện quân sự Đồng Đế do Hà Văn Lâu làm Hiệu trưởng, Tôn Thất Liên phụ trách hậu cần, Phạm Thám, Lê Thám, Huỳnh Hữu Thái làm giáo viên huấn luyện quân sự.[2] Khi quân Pháp tấn công Khánh Hòa, trường cơ bản ngừng hoạt động.

Năm 1951, thời kỳ Quốc gia Việt Nam (hình thành năm 1948) và Quân đội Quốc gia Việt Nam (hình thành năm 1950). Trường được thành lập tại Vạt Cháy (Bãi Cháy) thuộc Tỉnh Quảng Yên, Bắc Việt. Ban đầu với nhiệm vụ huấn luyện Biệt động đội và lấy tên là Trường Biệt động đội (École de Commando).

Tháng 08 năm 1954, sau ngày đình chiến (Hiệp định Genève 20 tháng 07), trường di chuyển vào Suối Dầu, Nha Trang hợp nhất với trường Huấn luyện Quân sự Địa phương số 04 với nhiệm vụ huấn luyện lớp CC1 và CC2 ngành Bộ binh.

Giữa năm 1955, trường di chuyển về Phú Xương, Đồng Đế, Nha Trang với danh hiệu Trường Biệt động đội Thể dục Đinh Tiên Hoàng.

Đầu năm 1957, Trường chính thức mang tên Trường Hạ sĩ quan Quân đội Việt Nam Cộng hòa (năm 1965 đổi tên là Trường Hạ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa).

Sau năm 1975, cơ sở này trở thành Trường Quân sự tỉnh Khánh Hòa.[3]

Học trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1958, trường đảm nhiệm huấn luyện các khóa:
-Biệt động đội
-Thám báo
-Phản Du kích
-Thể dục quân sự
-Quyền thuật và Nhu đạo
-Quân y Dược sĩ
-Liên đoàn Đặc biệt

Nhiệm vụ của trường Hạ sĩ quan từ năm 1959 tới năm 1963 huấn luyện:
-Bốn khóa Sĩ quan Đặc biệt Hiện dịch.[4]
-Các khóa đào tạo Hạ sĩ quan trừ bị.[5]
-Các khóa Hạ sĩ quan Đặc biệt.[6].

Riêng các khóa Hạ sĩ quan trừ bị là mục tiêu đào tạo chính của trường, nên năm nào cũng có ít nhất 4 khóa khai giảng và nhập học, có năm lên tới 7 khóa. Có những năm Tổng cục Quân huấn phải đào tạo tại các Quân trường Quang Trung và Quân trường Lam Sơn.[7]

Kể từ năm 1968, Trường Hạ sĩ quan nhận huấn luyện các khóa sĩ quan trừ bị, phụ lực với Trường Sĩ quan Thủ Đức.[8]

Ngoài ra, trường còn nhận huấn luyện đào tạo các lớp quân sự khác (không những đối với các thí sinh trong nước, mà còn nhận cả những thí sinh từ các nước bạn là Lào và Cao Miên) do Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Quân huấn giao phó.

Trường Hạ sĩ quan đã liên tục huấn luyện các khoá học như đã kể trên cho đến tháng 4 năm 1975, trường đã đào tạo được khoảng 120.000 Hạ sĩ quan ưu tú, hơn 1.800 Sĩ quan hiện dịch và khoảng 12.000 Sĩ quan trừ bị cùng nhiều khóa huấn luyện quân sự cho Học viện Quốc gia Hành chánh.[9]

Cùng với năm cơ sở đào tạo Sĩ quan, Hạ sĩ quan cho Quân lực Việt Nam Cộng hoà là Võ bị Quốc gia, Đại học Chiến tranh Chính trị ở Đà Lạt, Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức ở Gia Định, Trung tâm Huấn luyện Hải quânTrung tâm Huấn luyện Không quân ở Nha Trang. Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế đã làm tròn trách nhiệm của mình cho đến đầu tháng 04/1975 di tản khỏi Nha Trang và sau đó giải tán.

Chỉ huy trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Họ và tên Cấp bậc Tại chức Chú thích
1
Lê Cầm
Thiếu tá[10]
1955-1956
Chỉ huy trưởng đầu tiên. Tiếp thu Quân trường từ Quân đội Pháp. Sau giải ngũ ở cấp Trung tá
2
Trần Vĩnh Đắc
Đại tá
1956-1957
Sau biệt phái sang làm Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia
3
Nguyễn Thế Như
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt K1[11]
1957-1959
Giải ngũ cùng cấp
4
Đoàn Văn Quảng
Võ bị Lục quân Pháp
Trung tá
1959
Sau là Thiếu tướng Tham mưu phó tại Bộ Tổng tham mưu
5
Đặng Văn Sơn[12]
Trường Hạ sĩ quan Pháp
Đại tá
1959-1961
Giải ngũ ở cấp Đại tá
6
Đỗ Cao Trí
Sĩ quan Nước Ngọt
Vũng Tàu
(Võ bị Liên quân Viễn Đông K2)
1961-1962
Năm 1971, tử nạn trực thăng khi đang là Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn III. Được truy thăng Đại tướng
7
Nguyễn Văn Kiểm
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt K1
1962-1964
Năm 1969, tử thương ở cấp Thiếu tướng do đặc công địch đánh bom sát hại
8
Nguyễn Vĩnh Xuân[13]
Sĩ quan Thủ Đức K1
Trung tá
Đầu năm 1964
Giải ngũ ở cấp Đại tá
9
Nguyễn Văn Là
Võ bị Tông Sơn Tây
Thiếu tướng
1964-1966
Giải ngũ năm 1974 ở cấp Trung tướng
10
Lâm Quang Thơ
Võ bị Đà Lạt K3
Đại tá
1966-1967
Chỉ huy trưởng sau cùng Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam ở cấp Thiếu tướng
11
Phạm Văn Liễu[14]
Võ bị Lục quân
Chapa, Yên bái
(Trần Quốc Tuấn)
1966-1967
Nguyên Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia. Sau giải ngũ cùng cấp
12
Lê Văn Nhật[15]
Võ bị Địa phương
Trung Việt Huế K1
1967-1969
Giải ngũ cùng cấp
13
Linh Quang Viên
Võ bị Tông Sơn Tây
Trung tướng
1969-1972
Giải ngũ năm 1973, được cử đi làm Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Cộng hòa Trung Phi và Cộng hòa Tchad
14
Võ Văn Cảnh
Võ bị Địa phương
Trung Việt
(Trường Sĩ quan Đập Đá, Huế)
Chuẩn tướng
1972-1973
Sau là Thiếu tướng
15
Dư Quốc Đống
Võ bị Đà Lạt K5
Trung tướng
1973-1974
Sau phục vụ tại Bộ Tổng tham mưu
16
Phạm Quốc Thuần
Võ bị Đà Lạt K5
1974-tháng 4/1975
Chỉ huy trưởng cuối cùng

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Một sáng tác của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng.
  2. ^ Đồng Chí Hà Văn Lâu
  3. ^ “Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Trường Quân sự tỉnh Khánh Hòa”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ Khóa sinh là những hạ sĩ quan ưu tú, có trình độ văn hóa từ trung học trở lên, thâm niên cấp bậc tối thiểu 2 năm, tác phong hạnh kiểm tốt, có kinh nghiệm chiến trường và phải qua một cuộc thi sát hạch văn hóa do Bộ Tổng tham mưu tổ chức. Tốt nghiệp được mang cấp bậc Chuẩn úy.
  5. ^ Khoá sinh là những thanh niên dân chính đến tuổi động viên quân dịch có văn bằng phổ thông từ trung học đệ nhất cấp trở lên hoặc chứng chỉ tương đương. Trong đó còn đào tạo những khóa sinh từ trường Thiếu sinh quân không theo được trung học đệ nhị cấp, tuy nhiên những hạ sĩ quan Thiếu sinh quân này vẫn hưởng quy chế hiện dịch (quân nhân chuyên nghiệp). Tốt nghiệp được mang cấp bậc Trung sĩ.
  6. ^ Khóa sinh là những quân nhân thuộc "hàng binh sĩ" (Hàng Binh sĩ trong Quân lực VNCH được tính từ cấp bậc Binh nhì đến Hạ sĩ nhất), đã có cấp bậc Hạ sĩ, Hạ sĩ nhất và là quân nhân xuất sắc hoặc thâm niên trong quân đội. Tốt nghiệp được mang cấp bậc Trung sĩ
  7. ^ Hai Quân trường cấp Quốc gia này chuyên Huấn luyện và đào tạo tân binh hàng Binh sĩ cho Quân lực VNCH. Quân trường Quang Trung của Quân khu 3 và Quân trường Lam Sơn của Quân khu 2.
  8. ^ Khóa sinh là những học sinh hoặc sinh viên khi trình diện nhập ngũ phải có văn bằng từ Tú tài phần I trở lên hoặc chứng chỉ tương đương.
  9. ^ -Trường Hạ sĩ quan Quân lực VNCH đã tổ chức các khóa học như sau:
    -Tên khóa học được đặt theo số thứ tự trên năm.
    -Thí dụ:
    - Các khóa học của năm 1968 được đặt tên: Khóa 1/68 cho đến khóa cuối của năm. Sang năm 1969 trở lại từ khóa 1/69...
    -Tên và bảng màu (tượng trưng) cho từng Tiểu đoàn khóa sinh:
    1- Tiểu đoàn Trần Hưng Đạo (Màu nâu)
    2- Tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng (Màu xanh ngọc)
    3 -Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt (Màu vàng)
    4- Tiểu đoàn Lê Lợi (Màu xanh dương)
    5- Tiểu đoàn Phan Đình Phùng (Màu xanh lá mạ)
    6- Tiểu đoàn Quang Trung (Màu đỏ)
    -Đại đội khóa sinh:
    -Mỗi khóa học khi khai giảng, tùy vào số khóa sinh nhiều hay ít, có thể tập hợp thành Tiểu đoàn từ 2 đến 5 Đại đội (mỗi Đại đội từ 100 đến 120 khóa sinh). Tên của Đại đội được đặt theo số thứ tự từ hàng đơn vị cho đến hàng chục, hàng trăm. Thí dụ: Đại đội 707, Tiểu đoàn Phan Đình Phùng thuộc khóa 3/72
    -Kể từ năm đầu tiên cho đến năm 1975, Trường Hạ sĩ quan đã huấn luyện và đào tạo được hơn 800 Đại đội
  10. ^ Cấp bậc khi nhậm chức
  11. ^ Xuất thân từ Trường Sĩ quan
  12. ^ Đại tá Đặng Văn Sơn sinh năm 1916 tại Huế.
  13. ^ Đại tá Nguyễn Vĩnh Xuân sinh năm 1927 tại Gia Định.
  14. ^ Đại tá Phạm Văn Liễu sinh năm 1927 tại Nam Định.
  15. ^ Đại tá Lê Văn Nhật sinh năm 1928 tại Hà Nam.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chủ nghĩa khắc kỷ trong đời sống
Chủ nghĩa khắc kỷ trong đời sống
Cuộc sống ngày nay đang dần trở nên ngột ngạt theo nghĩa đen và nghĩa bóng
Vị trí chuông để mở MAP ẩn ở Hắc Toàn Phong - Black Myth: Wukong
Vị trí chuông để mở MAP ẩn ở Hắc Toàn Phong - Black Myth: Wukong
Một trong những câu đố đầu tiên bọn m sẽ gặp phải liên quan đến việc tìm ba chiếc chuông nằm rải rác xung quanh Hắc Toàn Phong.
Nhật Bản xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển có an toàn?
Nhật Bản xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển có an toàn?
Phóng xạ hay phóng xạ hạt nhân là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân