Ngô Du

Ngô Du
Chức vụ

Trưởng đoàn Quân sự VNCH
Ban Liên hợp Quân sự 4 bên
(Trại Davis, căn cứ Tân Sơn Nhất)
Nhiệm kỳ1/1973 – 11/1973
Cấp bậc-Trung trướng
Tiền nhiệmĐầu tiên
Kế nhiệm-Trung tướng Dư Quốc Đống
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh Quân đoàn II
Nhiệm kỳ8/1970 – 3/1972
Cấp bậc-Thiếu tướng
-Trung tướng (11/1970)
Tiền nhiệm-Trung tướng Lữ Lan
Kế nhiệm-Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn
Vị tríQuân khu 2

Tư lệnh Quân đoàn IV
Nhiệm kỳ5/1970 – 8/1970
Cấp bậc-Thiếu tướng
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh
Kế nhiệm-Thiếu tướng Ngô Quang Trưởng
Vị tríVùng 4 chiến thuật

Tư lệnh phó lãnh thổ Quân đoàn III
Nhiệm kỳ6/1966 – 5/1970
Cấp bậc-Chuẩn tướng
-Thiếu tướng (6/1966)
Vị tríVùng 3 chiến thuật

Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh
Nhiệm kỳ1/1964 – 6/1966
Cấp bậc-Đại tá
-Chuẩn tướng (5/1964)
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Tôn Thất Xứng
Kế nhiệmĐại tá Nguyễn Thanh Sằng
Vị tríVùng 1 chiến thuật

Trưởng phòng 1 Bộ Tổng tham mưu
Nhiệm kỳ12/1963 – 1/1964
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Trung tá Đỗ Ngọc Nhận
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tham mưu trưởng Quân đoàn II
Nhiệm kỳ6/1963 – 12/1963
Cấp bậc-Trung tá
-Đại tá (11/1963)
Kế nhiệm-Trung tá Nguyễn Văn Hiếu
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Tư lệnh Sư đoàn 4 Dã chiến
Nhiệm kỳ4/1957 – 3/1958
Cấp bậc-Trung tá
Tiền nhiệm-Trung tá Tôn Thất Xứng
Kế nhiệm-Đại tá Trần Thiện Khiêm
Vị tríĐệ ngũ Quân khu

Tham mưu trưởng Sư đoàn 4 Dã chiến
(tiền thân của Sư đoàn 7 Bộ binh)
Nhiệm kỳ1/1957 – 4/1957
Cấp bậc-Trung tá (1/1957)
Tư lệnh-Trung tá Tôn Thất Xứng
Vị tríĐệ ngũ Quân khu
(Miền tây Nam phần)
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh1 tháng 1 năm 1926
Quy Nhơn, Bình Định, Liên bang Đông Dương
Mất1987
(61 tuổi)
California, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtBệnh
Nơi ởCalifornia, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
ChaNgô Khuông
Họ hàngVõ Thân (cha vợ)
Học vấnTú tài] bán phần
Alma mater-Trường trung học Phổ thông tại Quy Nhơn
-Trường Võ bị Quốc gia tại Huế
-Học viện Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ]
Quê quánTrung Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1949 - 1974
Cấp bậc Trung tướng
Đơn vị Sư đoàn 4 Dã chiến[1]
Quân đoàn 2 và QK 2[2]
Bộ Tổng Tham mưu
Sư đoàn 2 Bộ binh
Quân đoàn III và QK 3
Quân đoàn IV và QK 4
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Ngô Du (1926-1987) nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ trường Võ bị Quốc gia do Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra ở miền Trung Việt Nam. Tốt nghiệp được chọn về đơn vị Bộ binh. Ông đã theo hệ thống sĩ quan chỉ huy bắt đầu từ chức vụ Trung đội trưởng và tuần tự lên đến chỉ huy cấp Sư đoàn, Sau cùng ông cũng được đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh cấp Quân đoàn. Ông được thăng cấp cũng khá nhanh, lên tướng khi tuổi đời chưa đến 40.

Tiểu sử & Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh vào tháng 1 tháng 1 năm 1926 trong một gia đình thương nhân khá giả tại Quy Nhơn, Bình Định, miền Trung Việt Nam. Thời niên thiếu, ông học Tiểu học và Trung học theo chương trình Pháp tại Quy Nhơn. Năm 1945 ông tốt nghiệp Phổ thông với văn bằng Tú tài bán phần (Part I). Sau đó được bổ dụng làm Công chức ngoại ngạch ở Quy Nhơn cho đến ngày gia nhập Quân đội.

Quân đội Liên hiệp Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 1949, thi hành lệnh đông viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 46/200.744. Theo học khoá 2 Quang Trung tại trường Võ bị Quốc gia Huế, khai giảng ngày 25 tháng 9 năm 1949. Ngày 24 tháng 6 năm 1950 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường, ông được chọn về đơn vị Bộ binh Việt Nam đồn trú ở miền Bắc, giữ chức vụ Trung đội trưởng.

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 1952, chính thức chuyển sang phục vụ Quân đội Quốc gia, ông được thăng cấp Trung úy làm Đại đội trưởng đơn vị Bộ binh. Sau ngày ký Hiệp định Genève (20 tháng 7 năm 1954), cùng đơn vị di chuyển vào Nam, ông được thăng cấp Đại úy giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Bộ binh.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối tháng 10 năm 1955, Quân đội Quốc gia được đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Chuyển biên chế qua cơ cấu mới, ông được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm. Đầu năm 1957, ông được thăng cấp Trung tá và được cử làm Tham mưu trưởng Sư đoàn 4 Dã chiến do Trung tá Tôn Thất Xứng làm Tư lệnh. Tháng 4 cùng năm ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 4 Dã chiến thay thế Đại tá Tôn Thất Xứng. Ngày 17 tháng 3 năm 1958, bàn giao Sư đoàn 4 lại cho Đại tá Trần Thiện Khiêm về phục vụ ở Bộ Tổng Tham mưu.

Đầu năm 1963, ông được cử đi du học lớp Tham mưu cao cấp (khóa 1963 - 1) thụ huấn 16 tuần tại Học viện Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ[3]. Giữa năm 1963 mãn khóa học về nước nhận nhiệm vụ mới chuyển ra Cao nguyên Trung phần giữ chức vụ Tham mưu trưởng Quân đoàn II.

Ngày 1 tháng 11 năm 1963 nổ ra cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông không trực tiếp tham gia nhưng đã đồng lòng với các tướng lãnh cầm đầu phe đảo chính, nên ngày 3 tháng 11 ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Một tháng sau, ông nhận lệnh bàn giao chức vụ Tham mưu trưởng Quân đoàn II lại cho Trung tá Nguyễn Văn Hiếu để về Trung ương giữ chức vụ Trưởng phòng 1 Bộ Tổng Tham mưu thay thế Trung tá Đỗ Ngọc Nhận.[4]

Đầu năm 1964, ông ủng hộ tướng Nguyễn Khánh cầm đầu Cuộc Chỉnh lý ngày 30 tháng 1 năm 1964, ông được tướng Khánh bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh thay thế Thiếu tướng Tôn Thất Xứng được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng 1 Chiến thuật. Ngày 29 tháng 5, ông thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm.[5] Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1966, ông được thăng cấp Thiếu tướng. Cùng thời điểm, bàn giao Sư đoàn 2 lại cho Đại tá Nguyễn Thanh Sằng để đi nhận chức vụ Tư lệnh phó lãnh thổ Quân đoàn III và Vùng 3 Chiến thuật.

Ngày 4 tháng 5 năm 1970: ông được chuyển về miền Tây Nam phần và được bổ nhiệm Tư lệnh Quân đoàn IV và Quân khu 4 thay thế Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh. Gần bốn tháng sau ngày 27 tháng 8, ông bàn giao Quân đoàn IV lại cho Thiếu tướng Ngô Quang Trưởng (nguyên Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh). Sau đó lại một nữa, ông trở lại Cao nguyên Trung phần giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II và Quân khu 2 thay thế Trung tướng Lữ Lan. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Trung tướng tại nhiệm.

Tháng 3 năm 1972, sau "Mùa hè đỏ lửa", ông xin từ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II do cơn bệnh đau tim. Sau đó, bàn giao Bộ tư lệnh Quân đoàn lại cho Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn.

Đầu năm 1973, ông được cử làm Trưởng đoàn Quân sự 4 bên cấp Trung ương tại Trại Davis ở căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt. Tháng 11 cùng năm bàn giao chức vụ Trưởng đoàn lại cho Trung tướng Dư Quốc Đống. Tháng 3 năm 1974 ông được xét cho giải ngũ.

Ngày 30 tháng 4, ông cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam. Sau đó được sang định cư ở thành phố Sacramento, California, Hoa Kỳ.

Năm 1987, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 61 tuổi.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thân phụ: Cụ Ngô Khuông (Năm 1975 trở về trước là một Thương gia xuất nhập khẩu nổi tiếng, có nhiều cơ sở kinh doanh phát đạt, khởi đầu từ Quy Nhơn và phát triển rộng trên toàn miền Nam Việt Nam).
  • Nhạc phụ: Cụ Võ Thân (Nguyên Đại úy Chỉ huy trường Hạ sĩ quan An Cựu, Huế thời kỳ Quân đội Liên hiệp Pháp và Quân đội Quốc gia. Năm 1951 tử trận tại Phong Điền, Thừa Thiên.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sư đoàn 4 Dã chiến được lấy nòng cốt từ Liên đoàn 31 Lưu động (giải tán ngày 15 tháng 12 năm 1954) của Quân đội Liên hiệp Pháp để thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1955 tại Tam Kỳ, Quảng Nam (sau là Quảng Tín) với danh xưng ban đầu là Sư đoàn 31 Bộ binh do Trung tá Nguyễn Hữu Có làm Tư lệnh đầu tiên. Ngày 1 tháng 8 năm 1955 đổi tên thành Sư đoàn Dã chiến số 31. Ba tuần sau đổi tên thành Sư đoàn Dã chiến số 11. Ngày 1 tháng 10 năm 1955 đổi tên lần nữa thành Sư đoàn Dã chiến số 4. Ngày 1 tháng 12 năm 1958 đổi tên lần cuối cùng thành Sư đoàn 7 Bộ binh.
  2. ^ Hai lần phục vụ ở Quân đoàn II và Vùng 2 Chiến thuật: Lần thứ nhất Trung tá Tham mưu trưởng (1962-1963), lần thứ hai Thiếu tướng rồi Trung tướng Tư lệnh (1970-1972).
  3. ^ Cùng được cử đi tu nghiệp lớp chỉ huy tham mưu tại Hoa Kỳ với Trung tá Ngô Dzu còn có Trung tá Phạm Đăng Lân, Thiếu tá Bùi Hữu Nhơn
    -Thiếu tá Nguyễn Hữu Toán (Sinh năm 1930 tại Nam Định, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định, sau cùng là Đại tá Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Lam Sơn kiêm Chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ (1972-1975).
    -Thiếu tá Nguyễn Đình Trường (Giải ngũ ở cấp Trung tá).
  4. ^ Đại tá Đỗ Ngọc Nhận sinh năm 1930 tại Nam Định, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng là Đại tá Tổng cục phó Tổng cục Quân huấn).
  5. ^ Cùng được thăng cấp Chuẩn tướng với Đại tá Ngô Dzu ngày 29 tháng 5 năm 1964 còn có các Đại tá:
    -Nguyễn Chánh Thi, Phạm Văn Đổng, Bùi Hữu NhơnCao Hảo Hớn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Delta -  The Eminence In Shadow
Nhân vật Delta - The Eminence In Shadow
Delta (デルタ, Deruta?) (Δέλτα), trước đây gọi là Sarah (サラ, Sara?), là thành viên thứ tư của Shadow Garden
Giới thiệu truyện: Liệu anh sẽ phải lòng một bộ xương khô chứ?
Giới thiệu truyện: Liệu anh sẽ phải lòng một bộ xương khô chứ?
Anh chàng thám hiểm ngày nọ vào lâu đài cổ thì phát hiện ra bộ xương của công chúa đã die cách đây rất lâu
Việt Nam và ván cờ Biển Đông
Việt Nam và ván cờ Biển Đông
Không ai có thể chọn được hàng xóm, và Việt Nam đã mang trên mình số phận của 1 quốc gia nhỏ yếu kề tường sát vách bên cạnh 1 nước lớn và hùng mạnh là Trung Quốc
Visual Novel Summer Pockets Việt hóa
Visual Novel Summer Pockets Việt hóa
Bối cảnh Summer Pocket được đặt vào mùa hè trên hòn đảo Torishirojima. Nhân vật chính của chúng ta, Takahara Hairi sống ở thành thị, nhưng vì một sự việc xảy ra nên anh mượn cớ cái chết gần đây của bà ngoại để đến hòn đảo này với lí do phụ giúp người dì dọn dẹp đồ cổ của người bà quá cố