Châu Thành
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Châu Thành | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Kiên Giang | ||
Huyện lỵ | Thị trấn Minh Lương | ||
Trụ sở UBND | Quốc lộ 63, thị trấn Minh Lương | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 9 xã | ||
Thành lập | 1920 | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 9°54′05″B 105°09′33″Đ / 9,901317°B 105,159066°Đ | |||
| |||
Diện tích | 285,44 km² | ||
Dân số (2022) | |||
Tổng cộng | 161.230 người[1] | ||
Thành thị | 22.838 người (21%) | ||
Nông thôn | 138.392 người (79%) | ||
Mật độ | 565 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Hoa, Khmer | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 905[2] | ||
Biển số xe | 68-C1 | ||
Website | chauthanh | ||
Châu Thành là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Huyện Châu Thành nằm ở trung tâm tỉnh Kiên Giang, có vị trí địa lý:
Huyện Châu Thành có diện tích 285,44 km², dân số năm 2020 là 161.230 người[1], mật độ dân số đạt 565 người/km².
Đây là địa phương có đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đi qua đã được đưa vào khai thác.
Huyện Châu Thành có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Minh Lương (huyện lỵ) và 9 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Thạnh Lộc, Vĩnh Hòa Hiệp, Vĩnh Hòa Phú.
Bản đồ hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang
Đơn vị hành chính cấp xã | Thị trấn | Xã | Xã | Xã | Xã | Xã | Xã | Xã | Xã | Xã |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Diện tích (km²) | 19,18 | 35,36 | 20,37 | 15,10 | 41,34 | 16,25 | 23,87 | 47,18 | 33,45 | 33,51 |
Dân số (người) | 22.838 | 9.937 | 14.267 | 8.145 | 16.619 | 17.797 | 14.522 | 20.195 | 20.172 | 16.738 |
Mật độ dân số (người/km²) | 1.191 | 281 | 700 | 539 | 402 | 1.095 | 608 | 428 | 603 | 500 |
Số đơn vị hành chính | 5 khu phố | 7 ấp | 5 ấp | 5 ấp | 8 ấp | 5 ấp | 6 ấp | 10 ấp | 9 ấp | 7 ấp |
Trong văn học dân gian ở Nam Bộ có khá nhiều câu sử dụng từ "châu thành", mặc dù trong văn bản được viết hoa, nhưng "châu thành" ở đây được dùng như là một danh từ chung, chỉ nơi phố xá đông đúc, văn minh. Từ "châu thành" vốn là một từ Hán-Việt, được sử dụng khá phổ biến ở Nam Bộ. Khái niệm "châu thành" có thể hiểu là:
Sau khi chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, ngày 5 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp ra nghị định chia 6 tỉnh Nam Kỳ ra 24 hạt tham biện (arondissemnent). Viên cai trị hạt là tham biện (inspecteur, sau đổi là administrateur). Lỵ sở của hạt gọi là "châu thành", có chức năng như một "trung tâm hành chính" của hạt. Bắt đầu từ năm 1912, địa danh Châu Thành chính thức được đặt tên cho nhiều đơn vị hành chính cấp quận ở các tỉnh Nam Kỳ.
Ban đầu, "châu thành" chỉ các trung tâm hành chính, nơi có chợ búa, các cơ quan của hạt tham biện trú đóng. Sau khi thành lập các thị xã với chức năng "tỉnh lỵ", nó chiếm một phần diện tích của "châu thành", phần diện tích còn lại vẫn giữ tên cũ là quận Châu Thành và sau này là huyện Châu Thành. Hiện nay các thị xã tỉnh lỵ đó đều đã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh.
Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay chính là quận Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá thời Pháp thuộc. Địa bàn thành phố Rạch Giá ngày nay khi đó vẫn nằm trong quận Châu Thành.
Ngày 20 tháng 5 năm 1920, thực dân Pháp lập quận Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá, quận lỵ đặt làng Vĩnh Thanh Vân, gồm có 2 tổng: tổng Kiên Hảo với 8 làng và tổng Kiên Tường với 8 làng. Ngày 7 tháng 8 năm 1952, tổng Kiên Hảo gồm các làng: Thổ Sơn, Sóc Sơn, Mỹ Lâm, Tân Hội, Vĩnh Thanh Vân, Phi Thông, An Hoà; tổng Kiên Tường gồm có các làng: Minh Lương, Vĩnh Hoà Hiệp, Bình Sơn, Hoà Thạnh Lợi, Hoá Quản, Thới An, Thủy Liễu.
Thời Pháp thuộc, làng Vĩnh Thanh Vân vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Thành và là tỉnh lỵ tỉnh Rạch Giá.
Sau năm 1945, chính quyền kháng chiến của Việt Minh cho thành lập thị xã Rạch Giá trực thuộc tỉnh Rạch Giá trên cơ sở tách đất từ quận Châu Thành cùng tỉnh.
Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Châu Thành thành quận Kiên Thành thuộc tỉnh Kiên Giang vừa mới thành lập, quận lỵ vẫn đặt tại xã Vĩnh Thanh Vân. Đồng thời, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng tách đất quận Kiên Thành để lập thêm quận Kiên Tân cùng thuộc tỉnh Kiên Giang, quận lỵ đặt tại xã Tân Hiệp.
Ngày 31 tháng 5 năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho thành lập quận Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang. Quận Kiên Lương gồm các xã tách từ quận Kiên Thành và quận Hà Tiên cùng thuộc tỉnh Kiên Giang.
Sau năm 1965, giải thể tất cả các tổng. Từ năm 1956 đến năm 1970, tỉnh lỵ Rạch Giá của tỉnh Kiên Giang cũng nằm trong địa phận xã Vĩnh Thanh Vân thuộc quận Kiên Thành. Như vậy, trong giai đoạn này xã Vĩnh Thanh Vân vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Kiên Thành và là tỉnh lỵ tỉnh Kiên Giang (tỉnh lỵ có tên là "Rạch Giá"). Đến ngày 30 tháng 9 năm 1970, chính quyền Việt Nam Cộng hòa quyết định tái lập thị xã Rạch Giá trên cơ sở hai xã Vĩnh Thanh Vân và An Hòa thuộc quận Kiên Thành trước đó. Đồng thời, quận lỵ Kiên Thành được dời về Rạch Sỏi.
Tuy nhiên, về phía chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, địa bàn quận Kiên Thành và quận Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang lúc bấy giờ vẫn do huyện Châu Thành và thị xã Rạch Giá cùng thuộc tỉnh Rạch Giá quản lý. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng cho thành lập huyện Tân Hiệp thuộc tỉnh Rạch Giá trên cơ sở phần lớn diện tích quận Kiên Tân thuộc tỉnh Kiên Giang của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Sau đó, huyện Châu Thành bị chia ra thành hai huyện: Châu Thành và Châu Thành A cùng thuộc tỉnh Rạch Giá. Địa bàn huyện Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay lúc đó chính là huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Rạch Giá của phía chính quyền Cách mạng.
Năm 1971 khi Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập tỉnh Châu Hà, tách ra từ tỉnh An Giang, trên phần đất tỉnh Châu Đốc và tỉnh Hà Tiên trước đó thì huyện Châu Thành A của tỉnh Rạch Giá lại được giao về cho tỉnh Châu Hà quản lý. Đến năm 1974 huyện Châu Thành A lại thuộc tỉnh Long Châu Hà. Riêng huyện Châu Thành thì vẫn thuộc tỉnh Rạch Giá như cũ.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá và huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Long Châu Hà như trước đó cho đến đầu năm 1976.
Tháng 2 năm 1976, tái lập huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở hợp nhất huyện Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá và huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Long Châu Hà trước đó.
Ban đầu, Huyện Châu Thành có 10 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Rạch Sỏi và 9 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ, Mỹ Lâm, Nam Thái Sơn, Phi Thông, Sóc Sơn, Vĩnh Hòa Hiệp.
Ngày 3 tháng 6 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 125-CP[3].Theo đó, chia huyện Châu Thành thành 2 huyện: Hòn Đất và Châu Thành.
Lúc này, huyện Châu Thành còn lại 7 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Rạch Sỏi và 6 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ, Phi Thông, Vĩnh Hòa Hiệp.
Ngày 27 tháng 9 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 107-HĐBT[4].Theo đó:
Ngày 24 tháng 5 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 92-HĐBT[5].Theo đó:
Lúc này, huyện Châu Thành có 7 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Minh Lương và 6 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Vĩnh Hòa Hiệp.
Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 23-CP[6].Theo đó, thành lập xã Thạnh Lộc trên cơ sở 2.907,21 ha diện tích tự nhiên và 11.119 nhân khẩu của xã Mong Thọ A.
Ngày 7 tháng 2 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 15/2005/NĐ-CP[7].Theo đó, thành lập xã Vĩnh Hòa Phú trên cơ sở 2.668,58 ha diện tích tự nhiên và 11.237 nhân khẩu của xã Vĩnh Hòa Hiệp.
Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2005/NĐ-CP[8].Theo đó, thành lập xã Mong Thọ trên cơ sở 1.480,42 ha diện tích tự nhiên và 7.938 nhân khẩu của xã Mong Thọ B.
Như vậy, đến thời điểm này, huyện Châu Thành có 9 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Minh Lương và 9 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Vĩnh Hòa Hiệp, Thạnh Lộc, Vĩnh Hòa Phú, Mong Thọ đều giữ ổn định như hiện nay.
Đây là một huyện có diện tích nhỏ nhưng lại là một trong những địa phương có đóng góp nhiều vào ngân sách tỉnh. Nền kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản,... Tại Châu Thành có khu công nghiệp Thạnh Lộc và cảng cá Tắc Cậu là cảng cá lớn nhất tỉnh (cũng là cảng cá lớn nhất nước), hiện nay đang được xây dựng thành khu công nghiệp nghề cá của tỉnh Kiên Giang. Trong tương lai, tại Châu Thành sẽ có một bệnh viện cấp trung ương lớn nhất Tây Nam Bộ được xây dựng. Hai quốc lộ 63 và 61 chạy qua Châu Thành đang được xây dựng.