Trần Đức Lương

Trần Đức Lương
Trần Đức Lương năm 2004
Chức vụ
Nhiệm kỳ24 tháng 9 năm 1997 – 27 tháng 6 năm 2006
8 năm, 276 ngày
Phó Chủ tịch
Tiền nhiệmLê Đức Anh
Kế nhiệmNguyễn Minh Triết
Nhiệm kỳ24 tháng 9 năm 1997 – 27 tháng 6 năm 2006
8 năm, 276 ngày
Phó chủ tịchPhan Văn Khải
Tiền nhiệmLê Đức Anh
Kế nhiệmNguyễn Minh Triết
Nhiệm kỳ9 tháng 8 năm 2001 – 5 tháng 7 năm 2012
10 năm, 331 ngày
Tiền nhiệmĐỗ Mười
Kế nhiệmTrương Tấn Sang
Nhiệm kỳ26 tháng 12 năm 1997 – 22 tháng 4 năm 2001
3 năm, 117 ngày
Nhiệm kỳ1 tháng 7 năm 1996 – 25 tháng 4 năm 2006
9 năm, 298 ngày
Nhiệm kỳ8 tháng 10 năm 1992 – 29 tháng 9 năm 1997
10 năm, 225 ngày
Thủ tướngVõ Văn Kiệt
Nhiệm kỳ16 tháng 2 năm 1987 – 8 tháng 10 năm 1992
Chủ tịchPhạm Văn Đồng
Phạm Hùng
Võ Văn Kiệt (Quyền)
Đỗ Mười
Võ Văn Kiệt
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật của Quốc hội
Nhiệm kỳ7 tháng 1 năm 1984 – 22 tháng 6 năm 1987
3 năm, 166 ngày
Tiền nhiệmBùi Thanh Khiết
Kế nhiệmNguyễn Đình Tứ
Đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII, IX, X, XI
Nhiệm kỳ26 tháng 4 năm 1981 – 16 tháng 5 năm 2006
25 năm, 20 ngày
Thông tin cá nhân
Sinh5 tháng 5, 1937 (87 tuổi)
Phổ Khánh, Đức Phổ, Quảng Ngãi, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
19-12-1959
VợNguyễn Thị Vinh
Con cáiTrần Thị Minh Anh (s.1962)
Trần Tuấn Anh (s.1964)
Chữ ký
Tặng thưởngHuân chương Bắc đẩu Bội tinh hạng Nhất (2002)[2]
Huân chương Sao Vàng Huân chương Sao Vàng

Trần Đức Lương (sinh ngày 5 tháng 5 năm 1937 tại xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2006, là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IXỦy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII.

Sự nghiệp ban đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 2 năm 1955: ông tập kết ra Bắc rồi học sơ cấp, học bổ túc trung cấp địa chất; rồi làm kĩ thuật viên, đội trưởng, đoàn phó kĩ thuật địa chất rồi đến bí thư chi đoàn, chi ủy viên rồi làm bí thư chi bộ, liên chi uỷ viên. Năm 1959, ông gia nhập Đảng Lao Động Việt Nam.

Tháng 9 năm 1959 đến tháng 3 năm 1964 ông là đội trưởng đội địa chất 4, đoàn địa chất 20, đồng tác giả công trình nghiên cứu lập "Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 miền Bắc Việt Nam" (công trình hợp tác Xô-Việt trong các năm 1960-1965). Trong giai đoạn này ông là ủy viên Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Lao động Cục Địa chất, Chi ủy viên (1963-1964).[3]

Từ tháng 9 năm 1966, ông học ở Trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội, hệ chuyên tu đến tháng 1 năm 1970, ông cũng là đảng ủy viên, bí thư đoàn trường vào năm 1969.

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 1970 đến 1987

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tháng 2 năm 1970 đến tháng 8 năm 1975, ông là phó cục trưởng Cục Bản đồ Địa chất, ủy viên Thường vụ Đảng ủy cục.

Từ tháng 9 năm 1975 đến tháng 7 năm 1977, ông học trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương; Bí thư Chi bộ lớp.

Từ tháng 8 năm 1977 đến tháng 2 năm 1987: Phó Liên đoàn trưởng, Liên đoàn trưởng Liên đoàn Bản đồ Địa chất; Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất (sau đổi là Tổng cục Mỏ Địa chất); Bí thư Đảng ủy Liên đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam, Bí thư Ban cán sự Đảng Tổng cục; Đại biểu Quốc hội khóa VII, Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật của Quốc hội; Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Xô. Ông trở thành Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V.

Thành viên Chính phủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1987 ông làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, sau khi sửa đổi Hiến pháp chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đổi thành Phó Thủ tướng Chính phủ.

Giai đoạn này ông là Đại biểu Quốc hội khóa VIII và là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa khóa VI, khóa VII. Ông là đại diện thường trực CHXHCN Việt Nam tại Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) (đến năm 1991). Ngày 24 tháng 9 năm 1997 ông được bầu làm Chủ tịch nước kiêm Phó Thủ tướng Chính phủ đến ngày 29 tháng 9 năm 1997.

Chủ tịch nước (1997–2006)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Trần Đức Lương được bầu làm Chủ tịch nước, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, sau đó Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng khóa VIII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa IX, ông kiêm luôn chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.[4] Ngày 24 tháng 7 năm 2002, ông Lương tái đắc cử chức Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XI.[5] Ông là Chủ tịch nước trẻ tuổi thứ ba trong lịch sử khi nhậm chức ở tuổi 60 và được xem là trường hợp đặc biệt khi khác với những vị Chủ tịch nước khác, ông Lương được bầu giữ chức Chủ tịch nước khi mới chỉ tham gia Bộ Chính trị nhiệm kỳ đầu tiên.

Hoạt động trong nhiệm kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nhiệm kỳ của ông đã có cuộc bạo loạn tại Tây Nguyên vào năm 2004.[6] Trong sự kiện vụ án Năm Cam, ông đã bác đơn ân xá đối với các tử tù trong đó có Năm Cam.[7]

Năm 2005, ông và các đồng sự trong Cục Đo đạc Bản đồ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ với 2 công trình:[8]

  • Bản đồ khoáng sản Việt Nam tỉ lệ 1/500.000 (do Tổng cục Địa chất xuất bản năm 1981)
  • Bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1/500.000 (do Tổng cục Mỏ và Địa chất xuất bản năm 1988)

Đối ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Đức Lương là Chủ tịch nước đầu tiên trong lịch sử đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton vào năm 2000 sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1995, hai bên tin tưởng chuyến thăm sẽ đánh dấu việc mở ra quan hệ mới giữa Việt - Mỹ.[9] Năm 2001, trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin, hai nước đã xác lập mối quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược,[10] ông đồng thời cũng trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho ông Putin.[11] Ông cũng là Chủ tịch nước đầu tiên thăm Hàn Quốc.[12]

Ông Trần Đức Lương đã có chuyến thăm Pháp trong 4 ngày từ ngày 28 đến 31 tháng 10 năm 2002. Tại đây, ông đã thông báo cho Tổng thống Pháp về tình hình Việt Nam, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam; bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tích cực của quan hệ hữu nghị và hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật giữa hai nước trong những năm qua, đặc biệt kể từ chuyến thăm chính thức của Tổng thống Pháp J.Chirac tại Việt Nam và dự Hội nghị cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp tháng 11 năm 1997. Ông Lương nhấn mạnh: Pháp là đối tác hàng đầu của Việt Nam về hợp tác phát triển, trao đổi thương mại, đầu tư trực tiếp cũng như trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo cán bộ, du lịch... Chủ tịch khẳng định Việt Nam rất coi trọng quan hệ hữu nghị hợp tác với Pháp do những mối liên hệ, tình cảm gắn bó giữa nhân dân hai nước; bày tỏ mong muốn hai bên tăng cường tiếp xúc ở các cấp và đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác tốt đẹp sẵn có giữa hai nước lên một quy mô mới cả về bề dày lẫn chiều sâu, đặc biệt trong lĩnh vực nước Pháp có thế mạnh như giao thông vận tải, viễn thông, điện lực, chế biến thực phẩm, dược phẩm, du lịch...[13] Ngày 28 tháng 10 năm 2002, ông Lương được Tổng thống Pháp Jacques Chirac trao tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh hạng nhất tại Điện Élysée trong chuyến thăm Pháp của mình vì đã có công trong việc vun đắp mối quan hệ hữu nghị Việt-Pháp. Ông là nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Việt Nam đến thăm Pháp và cũng là lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Việt Nam có vinh dự nhận huân chương cao quý nhất của nước Pháp.[14]

Từ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24 tháng 6 năm 2006, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cho biết Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An vì tuổi đã cao và thực hiện chủ trương trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã nêu nguyện vọng xin không tái ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa X, nguyện vọng này đã được Ban Chấp hành Trung ương khóa IX và Đại hội X chấp thuận[15], sau đó cùng với các ông Phan Văn KhảiNguyễn Văn An, ông đã đọc đơn xin thôi chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ sau đó 1 năm. Trình bày đơn xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước, ông Trần Đức Lương giãi bày: "Trong hai mươi năm qua, tôi đã hết sức cố gắng, toàn tâm toàn ý thực hiện các chức trách nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần nhất định cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới của Đảng. Trong tiến trình chuẩn bị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, vì tuổi đã cao và thực hiện chủ trương trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tôi đã nêu nguyện vọng xin không tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Nguyện vọng của tôi đã được Ban Chấp hành Trung ương khóa IX và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X chấp nhận".[16] Việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Trần Đức Lương, số phiếu xin ý kiến thu về là 465 phiếu, số phiếu đồng ý là 458 phiếu (98,49% số phiếu) thu về và bằng 92,9% so với tổng số đại biểu Quốc hội, có 7 phiếu không đồng ý (1,51% số phiếu) thu về và bằng 1,42% so với tổng số đại biểu Quốc hội,[16] chiều cùng ngày Quốc hội đã miễn nhiệm chức Chủ tịch nước của ông. Ông Lương sau đó vẫn giữ chức Chủ tịch nước đến ngày 27 tháng 6 khi Nguyễn Minh Triết được bầu làm người kế nhiệm, ông mới thôi giữ chức.[17]

Nghỉ hưu

[sửa | sửa mã nguồn]
Trần Đức Lương tham dự Đại hội Đảng thứ 13, năm 2021

Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn là Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho đến năm 2012. Ông chủ yếu dành cuộc sống cho gia đình và tham dự một số sự kiện của Đảng. Năm 2007, ông được tặng thưởng Huân chương Sao vàng.[18]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Vinh, cả hai người có với nhau hai người con. Con trai ông là Trần Tuấn Anh nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, nguyên Ủy viên Bộ chính trị khóa XIII, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.[19] Con gái ông là Trần Thị Minh Anh (1962) hiện là Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam.[cần dẫn nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ [1] Lưu trữ 2018-11-05 tại Wayback Machine, TRUNG ƯƠNG HỘI CHỮ THẬP ĐỎ Việt Nam.
  2. ^ “50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp: Nâng lên tầm cao mới”. Vietnamplus.
  3. ^ “Tiểu sử Trần Đức Lương”. Trang thông tin Điện tử văn phòng Chủ tịch nước.
  4. ^ “Ông Trần Đức Lương được bầu làm Chủ tịch nước - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 12 tháng 3 năm 2015.
  5. ^ “Ông Trần Đức Lương được bầu làm Chủ tịch nước”. VNEXPRESS. ngày 24 tháng 7 năm 2002.
  6. ^ ANTV (20 tháng 4 năm 2017). “Cảnh giác trước âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân”. Công an Nghệ An. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2017. Đỉnh điểm vào tháng 2/2001 và tháng 4/2004 - các đối tượng Fulro đã tuyên truyền lôi kéo số lượng lớn quần chúng nhân dân tiến hành 2 cuộc bạo loạn chính trị.
  7. ^ Hoài Thương (3 tháng 6 năm 2004). “Thi hành án tử hình Năm Cam”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập 13 tháng 12 năm 2010.
  8. ^ “53 công trình KH&CN nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước”. Người lao động. ngày 27 tháng 9 năm 2005.
  9. ^ “Tổng thống Bill Clinton và chuyến thăm lịch sử năm 2000”. Cổng thông tin điện tử Công an huyện Thạch Hà. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2023.
  10. ^ [2] Lưu trữ 2012-11-09 tại Wayback Machine Tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - LB Nga
  11. ^ Вьетнам: Наш президент круче американского. Путину – орден Хо Ши Мина. Нас там пока любят (bằng tiếng Nga). Аргументы и Факты. 7 tháng 3 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2022.
  12. ^ “CHỦ TỊCH TRẦN ĐỨC LƯƠNG THĂM CHÍNH THỨC HÀN QUỐC”. EMBASSY OF THE Socialist Republic of Vietnam in the UNITED STATES of America. ngày 22 tháng 8 năm 2001.
  13. ^ [hhttps://vietnamembassy-usa.org/node/2206 “CHỦ TỊCH TRẦN ĐỨC LƯƠNG THĂM CH PHÁP”]. Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.
  14. ^ “50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp: Nâng lên tầm cao mới”. Vietnamplus.
  15. ^ “Các ông Trần Đức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Văn An chính thức xin từ nhiệm”. Người lao động. ngày 24 tháng 6 năm 2006.
  16. ^ a b “Miễn nhiệm các chức vụ Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ”. Báo Thanh niên. ngày 24 tháng 6 năm 2006.
  17. ^ [3] trên Báo Tuổi trẻ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2023.
  18. ^ “Tặng Huân chương Sao Vàng cho đồng chí Trần Đức Lương”. Người Lao động. Truy cập 12 tháng 3 năm 2015.
  19. ^ “Những chi tiết đáng chú ý từ danh sách 200 ủy viên BCH Trung ương”. Báo Lao động Online. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Lê Đức Anh
Chủ tịch nước Việt Nam
1997-2006
Kế nhiệm:
Nguyễn Minh Triết
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Download First Man 2018 Vietsub
Download First Man 2018 Vietsub
Bước Chân Đầu Tiên tái hiện lại hành trình lịch sử đưa con người tiếp cận mặt trăng của NASA
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
Ba người thầy vĩ đại là một tác phẩm hư cấu chứa đựng nhiều bài học sâu sắc được viết bởi Robin Sharma, một trong những nhà diễn giả hàng đầu về lãnh đạo, phát triển bản thân và quản trị cuộc sống.
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" được hiểu ra sao?
Thuật ngữ khá phổ biến khi nói về hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" ( hay "Tất kích - Tất sát") được hiểu ra sao?
Doctor Who và Giáng sinh
Doctor Who và Giáng sinh
Tồn tại giữa thăng trầm trong hơn 50 năm qua, nhưng mãi đến đợt hồi sinh mười năm trở lại đây