Các loài mộc lan có phân bố rời rạc, với trung tâm chính là Đông Á và Đông Nam Á và các vùng tập trung nhỏ hơn là đông Bắc Mỹ, Trung Mỹ, vùng Caribe, và một số loài ở Nam Mỹ.
Tên khoa học của chi Mộc lan được đặt theo tên của nhà thực vật học người Pháp Pierre Magnol.
Mộc lan là một chi thực vật cổ đã tiến hóa trước khi ong xuất hiện, hoa mộc lan đã phát triển để khuyến khích sự thụ phấn bởi côn trùng cánh cứng. Do đó, hoa mộc lan có lá noãn cứng để tránh bị hỏng do bọ cánh cứng ăn và bò quanh. Các mẫu hóa thạch của M. acuminata được xác định có niên đại khoảng 20 triệu năm, và một số hóa thạch của các loài thực vật thuộc họ Mộc lan được xác định niên đại 95 triệu năm. Một đặc điểm nguyên thủy khác của các loài mộc lan là chúng không có đài hoa và cánh hoa tách biệt.
Năm 2012, Hiệp hội Mộc lan Quốc tế (Magnolia Society International) công bố trên website của mình phân loại cho chi này do Richard B. Figlar tạo ra, dựa vào phân loại năm 2004 của Figlar và Hans Peter Nooteboom. Các loài Magnolia được liệt kê trong 3 phân chi, 12 tổ và 13 phân tổ.[3][4] Các nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử sau đó đã dẫn tới một số sửa đổi đối với hệ thống này; chẳng hạn, phân chi Magnolia được phát hiện là không đơn ngành. Phân loại sửa đổi năm 2020, dựa theo phân tích phát sinh chủng loài của các bộ genlục lạp hoàn chỉnh, đã xóa bỏ sự phân chia thành các phân chi và phân tổ, chia Magnolia thành 15 tổ. Mối quan hệ giữa các tổ này được thể hiện trong biểu đồ dưới đây, cũng như tình trạng cận ngành của phân chi Magnolia.[5]
Nhánh I
M. sect. Splendentes
M. sect. Talauma
M. sect. Gwillimia
Nhánh II
Nhánh A
M. sect. Tuliparia
M. sect. Macrophylla
Nhánh B
M. sect. Magnolia
M. sect. Oyama
M. sect. Rytidospermum
M. sect. Manglietia
Nhánh C
M. sect. Kmeria
M. sect. Gynopodium
M. sect. Tulipastrum
M. sect. Yuliana
M. sect. Maingola
M. sect. Michelia
M. subg. Magnolia (không đơn ngành)
M. subg. Gynopodium
M. subg. Yuliana
Bảng dưới đây so sánh các phân loại năm 2012 và năm 2020. Lưu ý rằng định nghĩa và giới hạn của các đơn vị phân loại tương ứng có thể không trùng khớp.
Magnolia virginiana Linn - sweetbay magnolia, sweet magnolia, sweet bay, swamp bay, swamp magnolia, swamp laurel, laurel magnolia, white bay, hay beaver tree (Đông nam Hoa Kỳ)
Magnolia obovata Thunb. - Dạ hợp dưới trắng, mộc lan lá to Nhật Bản, mộc lan vỏ trắng Nhật Bản, hậu phác Nhật Bản (日本厚朴) (Nhật Bản, trồng tại đông bắc Trung Quốc và Quảng Đông)
Magnolia globosa Hook.f. & Thoms. - Mao diệp thiên nữ hoa (毛叶天女花) hay mộc lan cầu hay mộc lan Hen (Nepal, Myanmar, Ấn Độ, tây Trung Quốc)
Magnolia sieboldii K.Koch - Thiên nữ hoa (天女花), mộc lan Siebold hay mộc lan oyama (Triều Tiên, đông Trung Quốc, Nhật Bản)
Magnolia sieboldii ssp. japonica K.Ueda (Nhật Bản, trung bộ Trung Quốc)
Magnolia sieboldii ssp. sieboldii Mộc lan Siebold hay mộc lan oyama (Nhật Bản)
Magnolia sieboldii ssp. sinensis (Rehd. & Wilson) Spongberg - Viên diệp thiên nữ hoa (圆叶天女花), mộc lan oyama Trung Quốc hay mộc lan Floreplena (Trung bộ Trung Quốc)
Magnolia wilsonii (Finet. & Gagnep.) Rehd. - Mộc lan Wilson hay Tây Khương thiên nữ hoa (西康天女花) (Tây nam Trung Quốc)
Magnolia × alba (DC.) Figlar & Noot. - Bạch lan (白兰), ngọc lan trắng, sứ (lai ghép = M. champaca × M. montana, Indonesia, trồng ở Đông Nam Á và Đông Á)
^Carl Linnaeus, 1753. Magnolia. Species Plantarum 1: 535.
^Số lượng loài trong chi Magnolia phụ thuộc vào quan điểm phân loại mà người ta dùng. Nghiên cứu phân tử và hình thái gần đây chỉ ra rằng các chi Talauma, Dugandiodendron, Manglietia, Michelia, Elmerrillia, Kmeria, Parakmeria, Pachylarnax (và một loạt các chi đơn loài khác) tất cả thuộc về cùng một chi Magnolia s.l. (s.l. = sensu lato: 'nghĩa rộng', trái với s.s. = sensu stricto: 'nghĩa hẹp'). Chi Magnolia s.s. chứa khoảng 120 loài. Xem đoạn Danh pháp và phân loại trong bài.
^ abcFiglar, Richard B. (tháng 4 năm 2012). “Magnolia Classification”. Magnolia Society International. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
^Figlar, R. B.; Nooteboom, H. P. (2004). “Notes on Magnoliaceae IV”. Blumea. 49: 87–100. doi:10.3767/000651904X486214.
^ abWang, Y. B.; Liu, B. B.; Nie, Z. L.; Chen, H. F.; Chen, F. J.; Figlar, R. B.; Wen, J. (2020). “Major clades and a revised classification of Magnolia and Magnoliaceae based on whole plastid genome sequences via genome skimming”. Journal of Systematics and Evolution. 58 (5): 673–695. doi:10.1111/jse.12588. S2CID216340359.
^Han H., Jung J.K., Han S.B., Nam S.Y., Oh K.W., Hong J.T. (2011). “Anxiolytic-like effects of 4-O-methylhonokiol isolated from magnolia officinalis through enhancement of GABAergic transmission and chloride influx”. Journal of Medicinal Food. 14 (7–8): 724–731. doi:10.1089/jmf.2010.1111. PMID21501091.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^Kalman D.S., Feldman S., Feldman R., Schwartz H.I., Krieger D.R., Garrison R. (2008). “Effect of a proprietary Magnolia and Phellodendron extract on stress levels in healthy women: A pilot, double-blind, placebo-controlled clinical trial”. Nutrition Journal. 7 (1): 11. doi:10.1186/1475-2891-7-11.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^Ma L., Chen J., Wang X., Liang X., Luo Y., Zhu W., Wang T., Peng M., Li S., Jie S., Peng A., Wei Y., Chen L. (2011). “Structural modification of honokiol, a biphenyl occurring in magnolia officinalis: The evaluation of honokiol analogues as inhibitors of angiogenesis and for their cytotoxicity and structure-activity relationship”. Journal of Medicinal Chemistry. 54 (19): 6469–6481. doi:10.1021/jm200830u. PMID21853991.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^Lee YJ, Lee YM, Lee CK, Jung JK, Han SB, Hong JT (2011). “Therapeutic applications of compounds in the Magnolia family”. Pharmacol Ther. 130 (2): 157–176. doi:10.1016/j.pharmthera.2011.01.010. PMID21277893.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^Fakhrudin, N; Ladurner, A; Atanasov, AG; Heiss, EH; Baumgartner, L; Markt, P; Schuster, D; Ellmerer, EP; Wolber, G; Rollinger, JM; Stuppner, H; Dirsch, VM (tháng 4 năm 2010). “Computer-aided discovery, validation, and mechanistic characterization of novel neolignan activators of peroxisome proliferator-activated receptor gamma”. Mol Pharmacol. 77 (4): 559–66. doi:10.1124/mol.109.062141. PMID20064974.