Chim điên

Chi Chim điên
Chim điên chân xanh (Sula nebouxii)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Suliformes
Họ (familia)Sulidae
Chi (genus)Sula
Brisson, 1760
Các loài
6 loài.
Chim điên trên đảo san hô Palmyra.

Chim điên là một nhóm gồm các loài chim biển thuộc chi Sula. họ Chim điên (Sulidae). Tên gọi này được dịch từ tiếng Pháp fou (kẻ điên), được người Pháp dùng để gọi các loài chim trong họ này. Trong tiếng Anh chúng được chia thành 2 nhóm: 1 nhóm gồm 6 loài được gọi là booby, 3 loài còn lại được gọi là gannet (ó biển). Tên gọi booby, có lẽ có nguồn gốc từ một từ lóng trong tiếng Tây Ban Nhabubi, có nghĩa là kẻ ngớ ngẩn, do các con chim hiền lành này có thói quen đậu trên boong hay mạn tàu thuyền và rất dễ bị bắt để ăn thịt.

Năm trong sáu loài chim điên thuộc về chi Sula, với loài thứ sáu gần đây đã được đặt trong một chi riêng là Papasula, trong khi ba loài chim điên còn lại (gannet) thường được đặt trong chi Morus; nhưng nhiều học giả cho rằng cả chín loài nói trên đây cần được coi là cùng giống và vẫn thuộc về chi Sula.

Chim điên là các loài chim lớn (69–86 cm) với các cánh dài và nhọn cũng như có mỏ dài. Chúng săn bắt bằng cách lao mình từ một độ cao nhất định vào trong nước biển và truy kích con mồi của nó dưới nước. Chúng có các túi chứa khí ở phần mặt dưới lớp da cổ có tác dụng làm lớp đệm cho các tác động của nước khi chúng lao xuống mặt nước.

Chúng là các loài chim sống thành bầy trên các hòn đảo và ven bờ biển, thông thường đẻ 1 hay nhiều trứng có vỏ màu xanh đá phấn trên mặt đất hay đôi khi trong các tổ trên cây.

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát sinh chủng loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Sơ đồ phát sinh chủng loại của chi Sula.[1]

Sula

Chim điên chân đỏ (Sula sula)

Chim điên bụng trắng (Sula leucogaster)

Chim điên mặt xanh (Sula dactylatra)

Chim điên Nazca (Sula granti)

Chim điên chân xanh (Sula nebouxii)

Chim điên Peru (Sula variegata)

Các loài ở Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam đã phát hiện được 3 loài: chim điên chân đỏ (ở quần đảo Hoàng Sa), chim điên mặt xanh (ở Nam Bộ) và chim điên bụng trắng (ở Cửa Việt và quần đảo Hoàng Sa).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Patterson, S.A.; Morris-Pocock, J.A.; Friesen, V.L (2011). “A multilocus phylogeny of the Sulidae (Aves: Pelecaniformes)”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 58 (2): 181–191. doi:10.1016/j.ympev.2010.11.021. PMID 21144905.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những cửa hàng thức uống giúp bạn Detox ngày Tết
Những cửa hàng thức uống giúp bạn Detox ngày Tết
Những ngày Tết sắp đến cũng là lúc bạn “ngập ngụa” trong những chầu tiệc tùng, ăn uống thả ga
Tóm tắt One Piece chương 1092: Sự cố
Tóm tắt One Piece chương 1092: Sự cố "Bạo chúa tấn công Thánh địa"
Chương bắt đầu với việc Kuma tiếp cận Mary Geoise. Một số lính canh xuất hiện để ngăn ông ta lại, nhưng Kuma sử dụng "Ursus Shock" để quét sạch chúng.
Quick review: The subtle art of not giving a F* - Mark Manson
Quick review: The subtle art of not giving a F* - Mark Manson
If you're looking for a quick read, then this can be a good one. On top of that, if you like a bit of sarcastic humor with some *cussing* involved, this is THE one.
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Tương truyền, sau khi Hằng Nga ăn trộm thuốc trường sinh mà Hậu Nghệ đã xin được từ chỗ Tây Vương Mẫu, nàng liền bay lên cung trăng