Các nhà thơ được liệt kê theo thứ tự chữ cái Latinh theo tên họ (hoặc bằng tên nổi tiếng, như là bút danh, với nhiều cái tên cho cùng một nhà thơ được liệt kê tách biệt nếu như chúng đồng thời dễ nhận diện). Các nhóm nhỏ các nhà thơ và các bài viết về gia quyến của họ được liệt kê tách biệt, bên dưới, cũng như các bậc thầy về thơ haiku (cũng ở trong danh sách chính). Các năm liên kết tới "[năm] hoạt động thơ ca" tương ứng trong bài viết.
Đây là một danh sách chưa hoàn tất, và có thể sẽ không bao giờ thỏa mãn yêu cầu hoàn tất. Bạn có thể đóng góp bằng cách mở rộng nó bằng các thông tin đáng tin cậy.
Matsuo Bashō 松尾 芭蕉 (1644–1694), nhà thơ nổi tiếng nhất thời kỳ Edo, được công nhận cho các tác phẩm của mình dưới dạng hợp tác haikai no renga; bây giờ được công nhận rộng rãi hơn như là một bậc thầy về thơ haiku
Misao Fujimura 藤村操 (1886–1903), học sinh triết học và nhà thơ, phần lớn được nhớ đến bởi bài thơ mà anh khắc vào một cái cây trước khi tự sát vì một mối tình đơn phương; được báo chí Nhật Bản gây nên làn sóng giật gân cho vụ việc sau cái chết của mình
Fujiwara no Hamanari 藤原 浜成 (724–790), nhà thơ và một nhà quý tộc thời Nara; được biết đến nhiều nhất qua Kakyō Hyōshiki, tác phẩm cổ nhất còn tồn tại của phê bình thơ ca Nhật Bản, trong đó ông cố gắng áp dụng các quy tắc ngữ âm của thơ ca Trung Quốc vào thơ ca Nhật Bản; con trai của Fujiwara no Maro
Fujiwara no Shunzei 藤原俊成, cũng được biết đến với tên gọi "Fujiwara no Toshinari", "Shakua" 釈阿, "Akihiro" 顕広 (1114–1204), nhà thơ và nhà quý tộc, được chú ý vì những đổi mới của ông trong thể thơ waka và việc biên soạn Senzai Wakashū ("Tuyển Tập Nghìn Năm"), tuyển tập cung đình thứ bảy của thơ ca waka; cha của Fujiwara no Teika; con của Fujiwara no Toshitada
Fujiwara no Teika 藤原定家, cũng được biết đến với tên gọi "Fujiwara no Sadaie" hoặc "Sada-ie" (1162–1242), nhà thơ waka được tôn kính rộng rãi cuối thời kỳ Heian, đầu thời kỳ Kamakura và (trong nhiều thế kỷ) là một nhà phê bình cực kỳ có ảnh hưởng; cũng là một người ghi chép, học giả và nhà tuyển tập có ảnh hưởng rộng rãi; Câu chuyện của Matsura thường được cho là của ông; con trai của Fujiwara no Shunzei; có liên hệ với Jakuren
Fumiko Nakajō 中城ふみ子, bút danh của Noe Fumiko 野江富美子 (1922–1954), nhà thơ tanka tạ thế năm 32 tuổi sau một cuộc đời sóng gió và chống chọi với căn bệnh ung thư vú, như được ghi lại trong thơ của bà
Yoshihiko Funazaki 舟崎 克彦 (sinh 1945), tiểu thuyết gia, nhà thơ, họa sĩ minh họa, tác giả truyện tranh manga, nhạc sĩ và nhà hàn lâm
Sakutarō Hagiwara 萩原 朔太郎 (1886–1942), nhà phê bình văn học và nhà thơ tự do thời kỳ Đại Chính và đầu thời kỳ Chiêu Hoà được gọi là "cha đẻ của thơ ca thông tục hiện đại ở Nhật Bản"
Tatsuko Hoshino 星野立子 (1903–1984), Nữ thi sĩ và nhà văn du ký thời kỳ Chiêu Hoà; đã sáng lập Tamamo, một tạp chí haiku dành riêng cho phụ nữ; bà có mặt trong nhóm văn học Hototogisu; người chọn lựa thơ haiku cho tờ nhật báo Asahi Shimbun; đã đóng góp thơ haiku cho nhiều tờ báo và tạp chí khác nhau
Dakotsu Iida 飯田 蛇笏, thường được nhắc tới là "Dakotsu", các bút danh của Takeji Iida 飯田 武治 (1885–1962), nhà thơ haiku; được đào tạo dưới sự huấn thị của Takahama Kyoshi
Ikezawa Natsuki 池澤夏樹 (sinh 1945), tiểu thuyết gia, nhà tiểu luận, dịch giả và nhà thơ, người đã dừng xuất bản thơ ca năm 1982
Ikkyū 休宗純, Ikkyū Sōjun (1394–1481), ông có tính cách lập dị, mang tính biểu tượng, thiền sư Phật giáo phái Lâm Tế tông, nhà thơ thổi sáo hành khất, người đã ảnh hưởng đến nghệ thuật và văn học Nhật Bản thông qua việc truyền tải các quan điểm và lý tưởng của Thiền tông; một trong những người phát kiến ra trà đạo trang trọng của Nhật Bản; nổi tiếng với trẻ em Nhật qua nhiều truyện kể khác nhau và là chủ đề của một chương trình truyền hình nổi tiếng dành cho trẻ em Nhật; hình tượng của ông được dựng thành một nhân vật trong anime giả tưởng
Ishizuka Tomoji 石塚友二 chữ kanji (chữ viết Nhật Bản) là một bút danh của Ishizuka Tomoji, được viết bằng chữ Hán khác nhau 石塚友次, nhưng về mặt ý nghĩa không có sự khác biệt (1906–1984), Nhà thơ và tiểu thuyết gia haiku thời Chiêu Hoà
Kobayashi Issa 小林一茶 (1763–1828), nhà thơ và tu sĩ Phật giáo nổi tiếng với thơ haiku và haibun; được coi là một trong bốn bậc thầy haiku ở Nhật Bản, cùng với Bashō, Buson và Shiki
Jakuren 寂蓮, cũng được biết đến với tên gọi "Fujiwara no Sadanaga" 藤原定長 trước khi trở thành một nhà sư (1139–1202), ban đầu được Fujiwara no Shunzei nhận nuôi, nhưng sau đó từ bỏ tư cách là người thừa kế của Shunzei và trở thành một tu sĩ Phật giáo; theo kiểu mẫu của Saigyō, vãn du qua khắp đất nước và làm thơ; thường được liên hệ với Fujiwara no Teika; một trong sáu người biên soạn tuyển tập thơ waka hoàng gia cung đình thứ tám, Shin Kokin Wakashū, gồm 36 bài thơ của ông; nhận nuôi Fujiwara no Ietaka, một đồ đệ của Shunzei; có một bài thơ trong tuyển tập Hyakunin Isshu
Kodai no Kimi 小大君, hay còn gọi "Ōkimi" (khuyết ngày tháng), nhà thơ Waka và quý tộc giữa thời kỳ Heian; một trong năm phụ nữ trong số Ba mươi sáu ca tiên; có nhiều bài thơ trong tuyển tập thơ cung đình
Kūkai 空海, còn được biết đến sau khi tạ thế bằng danh xưng "Kōbō-Daishi" 弘法大師 (774–835), nhà sư, học giả, nhà thơ,và nhà nghệ sĩ đã thành lập nên Shingon hoặc "Chân Ngôn Tông" của Phật giáo,những người theo trường phái đó thường gọi ông bằng danh hiệu kính trọng "Odaishisama" お大師様
Sami Mansei 沙弥満誓 ("chú tập sự Mansei"), tên thế tục là Kasa no Ason Maro (hưng thịnh khoảng 720), tu sĩ Phật giáo và nhà thơ; một thành viên trong giới văn học của Ōtomo no Tabito; có các bài thơ trong tuyển tập Man'yōshū
Matsudaira Teru 松平照 còn gọi là "Teruhime" 照姫, dịch theo nghĩa đen là "Công chúa Teru" (1832–1884), quý tộc cuối thời Edo và đầu thời Minh Trị và nhà thơ waka lão luyện, người đã thị huấn Matsudaira Katamori về thơ ca và thư pháp
Minamoto no Shunrai, hoặc là "Minamoto Toshiyori", (khoảng 1057–1129) là nhà thơ đã biên soạn tuyển tập Gosen Wakashū; được chuyển giao để biên soạn Goshūi Wakashū. Bài bút chiến đầy giận dữ của Shunrai, "Những sai sót trong Goshūishū", rõ ràng đã khiến Hoàng đế Shirakawa chỉ định ông biên soạn tuyển tập hoàng gia Kin'yō Wakashū, việc mà bản thân nó đã gây tranh cãi
Murasaki Shikibu 紫 式 部, không phải tên thật của bà, thậm chí tên thật cũng khuyết danh; thông thường được gọi là "Quý bà Murasaki" (khoảng 973 – khoảng 1014 hoặc 1025), tiểu thuyết gia thời Heian, người đã sáng tác The Tale of Genji, nhà thơ và là một người hầu danh dự của triều đình
Saneatsu Mushanokōji 武者小路 実篤 實篤, đôi khi được biết tới là "Mushakōji Saneatsu"; các bút danh khác bao gồm "Musha" và "Futo-o" (1885–1976), tiểu thuyết gia, nhà viết kịch, nhà thơ, nghệ sĩ và triết gia cuối thời kỳ Đại Chính và thời kỳ Chiêu Hoà
Nagai Tatsuo 永井龍男, đã sử dụng bút danh của "Tomonkyo" cho bài thơ của ông (1904–1990), tiểu thuyết gia, nhà văn viết truyện ngắn, nhà thơ haiku, biên tập viên và nhà báo thời Chiêu Hoà
Natsume Sōseki 夏目 漱石 (thường được nhắc tới là "Sōseki"), bút danh của Natsume Kinnosuke 夏目金之助 (1867–1916), tiểu thuyết gia, nhà thơ haiku, nhà sáng tác thơ ca phong cách Trung Hoa thời kỳ Minh Trị, nhà văn truyện cổ tích và một học giả văn học Anh; từ 1984–2004, chân dung của ông có ở trên tờ 1000 yên
Yone Noguchi 野口米次郎 (1875–1947), nhà thơ, nhà văn tiểu thuyết giả tưởng, nhà tiểu luận và nhà phê bình văn học bằng cả tiếng Anh và tiếng Nhật; cha của nhà điêu khắc Isamu Noguchi
Shinobu Orikuchi 折口 信夫, cũng được biết đến với tên gọi Chōkū Shaku 釋 迢空 (1887–1953), nhà dân tộc học, nhà ngôn ngữ học, nhà dân gian học, tiểu thuyết gia và nhà thơ; một đồ đệ của Kunio Yanagita, ông đã thành lập một lĩnh vực học thuật mang tên "Orikuchiism" (折口学,Orikuchigaku?), sự pha trộn giữa văn hóa dân gian Nhật Bản, kinh điển Nhật Bản và tôn giáo Thần Đạo
Ōta Dōkan 太田道灌 (1432–1486), cũng được biết đến với tên gọi "Ōta Sukenaga" (太田資長 hoặc "Ōta Dōkan Sukenaga"[1] chiến binh samurai-nhà thơ, nhà chiến thuật quân sự và nhà sư cửa Phật; được cho là một nhà thơ tài ba, nhưng chỉ có những đoạn văn bản được cho là của ông còn tồn tại
Ōta Nanpo 大田南畝, bút danh được sử dụng nhiều nhất của Ōta Tan, có những bút danh khác bao gồm Yomo no Akara, Yomo Sanjin, Kyōkaen, và Shokusanjin 蜀山人 (1749–1823), nhà thơ và nhà văn hư cấu Nhật Bản cuối thời Edo
Mizuho Ōta 太田水穂 bút danh của "Teiichi Ōta" 太田 貞, ông thỉnh thoảng cũng sử dụng một bút danh khác, "Mizuhonoya" (1876–1955), nhà thơ và học giả văn học thời kỳ Chiêu Hoà
Ōtagaki Rengetsu 太田垣蓮月 (1791–1875), nữ tu sĩ Phật giáo, được xem là một trong những nhà thơ Nhật Bản vĩ đại nhất của thế kỷ 19; thợ gốm, họa sĩ và chuyên gia thư pháp
Ōtomo no Kuronushi 大友黒主, nhà thơ, một trong những Rokkasen, the "Sáu thiên tài thơ ca"; được coi là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thơ waka
Ōtomo no Tabito 大伴旅人 (khoảng 662–731) nhà thơ được biết đến nhiều nhất là cha đẻ của Ōtomo no Yakamochi; cả hai đều góp phần biên soạn tuyển tập Man'yōshū; thành viên của gia tộc Ōtomo danh tiếng; từng là toàn quyền của Dazaifu, viện kiểm sát quân sự phía bắc Kyūshū, từ 728-730
Sarumaru no Taifu (hưng thịnh vào thế kỷ thứ 9) 猿丸大夫, cũng được biết tới như "Sarumaru no Dayū", nhà thơ waka đầu thời kỳ Heian; một trong số Ba mươi sáu ca tiên; không có lịch sử hoặc truyền thuyết chi tiết về ông tồn tại, và có thể là ông chưa bao giờ tồn tại; một số người tin rằng ông là Hoàng tử Yamashiro no Ōe
Mikirō Sasaki 佐々木幹郎, cũng được biết tới như "Mikio Sasaki", (sinh 1947), nhà thơ và nhà văn du lịch
Semimaru 蝉丸, cũng được biết đến với tên gọi "Semimaro" (hưng thịnh thế kỷ thứ 9), nhà thơ và nhạc sĩ đầu thời kỳ Heian; một số dẫn chứng nói rằng ông là con trai của Uda Tennō, Hoàng tử Atsumi, hoặc rằng ông là con trai thứ tư của Daigo Tennō; một số khác lại tuyên bố là ông sống trong thời trị vì của Ninmyō Tennō
Masaoka Shiki 正岡 子規, bút danh của Masaoka Tsunenori 正岡 常規, người đã đổi tên thành Noboru 升 (1867–1902), nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học, nhà báo và từng khởi đầu sự nghiệp là một cầu thủ bóng chày
Shunzei's Daughter, tên trứ danh của Fujiwara Toshinari no Musume 藤原俊成女、, cũng như 藤原俊成卿女、皇(太)后宮大夫俊成(卿)女, 越部禅尼 (khoảng 1171 – khoảng 1252), được gọi là nữ nhà thơ vĩ đại nhất trong thời đại của bà, xếp đồng hạng với Princess Shikishi; ông của bà chính là nhà thơ Fujiwara no Shunzei
Shōtetsu 正徹 (1381–1459), được xem là nhà thơ vĩ đại cuối cùng trong truyền thống waka cung đình; các đệ tử của ông đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của renga, từ đó dẫn đến thơ haiku
Sōgi 宗祇 (1421–1502), nhà thiền sư học tập về thơ waka và renga, sau đó trở thành một nhà thơ renga chuyên nghiệp ở tuổi tam tuần
Bochō Yamamura 山村 暮鳥 (1884–1924), nhà thuyết giáo Cơ đốc giáo lang thang, người được chú ý với tư cách là người viết truyện và bài hát cho trẻ em và là một nhà thơ
Yamanoue no Okura 山上 憶良 (660–733), nổi tiếng nhất với những bài thơ về trẻ em và thường dân; có những bài thơ trong tuyển tập Man'yōshū
Yokoi Yayū 横井 也有, tên khai sinh Yokoi Tokitsura (横井 時般,Yokoi Tokitsura?) và lấy bút danh Tatsunojō (1702–1783), một samurai, học giả của Kokugaku, và một nhà thơ haikai (tên họ: Yokoi)
Akiko Yosano 与謝野 晶子 bút danh của Yosano Shiyo (1878–1942), nhà thơ cuối thời kỳ Minh Trị, thời kỳ Đại Chính và đầu thời kỳ Chiêu Hoà, nhà nữ quyền tiên phong, chủ nghĩa hòa bình và cải cách xã hội; một trong những nữ nhà thơ hậu cổ điển nổi tiếng nhất và gây tranh cãi nhất của Nhật Bản