Thiên hoàng Go-Daigo

Thiên hoàng Go-Daigo
後醍醐天皇
Thiên hoàng Nhật Bản
Thiên hoàng thứ 96 của Nhật Bản
Thiên hoàng đầu tiên của Nam Triều
Trị vì lần thứ nhất
(với tư cách là Thiên hoàng của toàn Nhật Bản)
29 tháng 3 năm 131822 tháng 10 năm 1331
(13 năm, 207 ngày)
Lễ đăng quang và Lễ tạ ơn30 tháng 4 năm 1318 (ngày lễ đăng quang)
15 tháng 12 năm 1318 (ngày lễ tạ ơn)
Chinh di Đại Tướng quân
(nhiếp chính trên danh nghĩa)
Thân vương Morikuni (1308 - 1333)
Quan Chấp Chính
(nhiếp chính trên thực tế)
Hōjō Moritoki (1326 - 1333)
Phó Chấp Chính QuanHōjō Shigetoki (1330 - 1333)
Tiền nhiệmThiên hoàng Hanazono
Kế nhiệmThiên hoàng Kōgon
Trị vì lần thứ hai
(với tư cách là Thiên hoàng của Nam Triều)
7 tháng 7 năm 133318 tháng 9 năm 1339
(6 năm, 73 ngày)
Tiền nhiệmThiên hoàng Kōgon (của Bắc triều)
Kế nhiệmThiên hoàng Go-Murakami
Chinh di Đại Tướng quân
(được bổ nhiệm và làm theo ý chỉ của Thiên hoàng)
Thân vương Moriyoshi (1333)
Thân vương Narinaga (1335 - 1336)
Thông tin chung
Sinh26 tháng 11 năm 1288
Heian-kyō (Kyōto), Mạc phủ Kamakura, Nhật Bản
Mất19 tháng 9 năm 1339 (50 tuổi)
Cát Dã Hành Cung (Yoshino no Angū, 吉野行宮) (Nara), Mạc phủ Ashikaga, Nhật Bản
An tángTháp Vĩ Lăng (Tō-no-o no Misasagi, 塔尾陵) (Nara)
Hoàng hậu Nhật BảnHậu Kinh Cực Viện
Tân Thất Đinh Viện
Hậu duệThân vương Moriyoshi
Thân vương Takanaga
Thân vương Munenaga
Thân vương Tsunenaga
Thân vương Narinaga
Thiên hoàng Go-Murakami
Thân vương Kaneyoshi
Tên húy
Tôn Trị (尊治)
Thụy hiệu
Tsuigō:
Thiên hoàng Go-Daigo (後醍醐院 hay 後醍醐天皇)
Hoàng tộcHoàng gia Nhật Bản
Thân phụThiên hoàng Go-Uda
Thân mẫuĐằng Xuyên Trung Tử
Chữ ký

Thiên hoàng Go-Daigo (後醍醐天皇 (Hậu Đề Hồ Thiên hoàng) Go-Daigo-tennō?, 26 tháng 11, 1288 – 19 tháng 9, 1339) là vị Thiên hoàng thứ 96 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống. Ông là con trai của Thiên hoàng Go-Uda. Các nhà sử học thời kì hậu Minh Trị cho rằng thời kì trị vì của Thiên hoàng này kéo dài từ năm 1318 đến năm 1339. Tuy nhiên, các học giả trước đó cho rằng thời kì trị vì của ông chỉ từ năm 1318 đến năm 1332 do bị các Chinh di Đại tướng quân lật đổ. Các nhà biên sử tiền Minh Trị cũng xem Go-Daigo như là một trong các Thiên hoàng mất hết quyền lực từ năm 1336 đến năm 1339.

Vị Thiên hoàng thế kỉ XIV này được đặt thụy hiệu theo một vị Thiên hoàng Đề Hồ khác vào thế kỉ thứ IX, go- (後) mang nghĩa đen là "hậu", vì lý do đó đôi khi ông được gọi là "Hậu Đề Hồ Thiên hoàng", go còn có nghĩa khác là "thứ hai" và trong một số bản ghi chép còn sót lại, vị Thiên hoàng này còn được biết đến với tên "Đề Hồ đệ nhị" hay "Đề Hồ II".

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có tên húy (imina) là Tôn Trị. Trước khi lên kế thừa hoàng vị, ông được gọi là Tôn Trị Thân Vương (Takeharu-shinnō, 尊治親王).[1]

Ông là con trai thứ của Thiên hoàng Go-Uda (Hậu Vũ Đa Thiên hoàng). Mẹ ông là Đằng Nguyên Trung Tử (Fujiwara no Chūshi/Tadakom, 藤原忠子), con gái của Đằng Nguyên Trung Kế (Fujiwara no Tadatsugu/Itsutsuji Tadatsugu, 藤原忠継/五辻忠継). Bà trở thành một Nữ Viện (Nyoin, 女院) của Đàm Thiên Môn Viện (Dantenmon-in, 談天門院).

Tuy cuộc Kiến Vũ tân chính của ông thất bại, nhưng nó vẫn để lại tư tưởng về uy quyền của Thiên hoàng, cuối cùng sẽ chấm dứt kỷ nguyên thống trị của chế độ Mạc phủ vào năm 1868 với cuộc Minh Trị Duy Tân năm thế kỷ sau đó.

Trong phong trào Thiên hoàng chấp chínhthế kỷ XIX, những thầy dạy học của Thiên hoàng Minh Trị đã kể với Minh Trị về cuộc Kiến Vũ tân chính của Thiên hoàng Go-Daigo, và nhấn mạnh rằng, sở dĩ ông lại tiếp tục để mất quyền bính vào tay Mạc phủ Ashikaga vì ông quá tin những thủ hạ chung quanh, không trực tiếp xử lý triều chính. Họ cố khuyên Thiên hoàng Minh Trị không nên đi theo vết xe đổ của Thiên hoàng Go-Daigo năm xưa.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Titsingh, p. 281; Varley, p. 241.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Titsingh, Isaac. (1834). Nihon Odai Ichiran; ou, Annales des empereurs du Japon. Paris: Royal Asiatic Society, Oriental Translation Fund of Great Britain and Ireland. OCLC 5850691
  • Varley, H. Paul. (1980). Jinnō Shōtōki: A Chronicle of Gods and Sovereigns. New York: Columbia University Press. 10-ISBN 0-231-04940-4; 13-ISBN 978-0-231-04940-5; OCLC 59145842
  • Thẩm Kiên (chủ biên) (2003). Thập đại tùng thư: 10 Đại hoàng đế thế giới. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. ISBN 8-935073-0023 Kiểm tra giá trị |isbn=: số con số (trợ giúp).
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Haibara Ai -
Haibara Ai - "trà xanh" mới nổi hay sự dắt mũi của các page C-biz và “Văn hóa” chửi hùa
Haibara Ai - "trà xanh" mới nổi hay sự dắt mũi của các page C-biz và “Văn hóa” chửi hùa của một bộ phận fan và non-fan Thám tử lừng danh Conan.
Kinh nghiệm thuê xe và lái xe ở Mỹ
Kinh nghiệm thuê xe và lái xe ở Mỹ
Dịch vụ thuê xe ở Mỹ rất phát triển có rất nhiều hãng cho thuê xe như Avis, Alamo, Henzt
Mập và ốm: thể tạng cơ thể và chiến lược tập luyện phù hợp
Mập và ốm: thể tạng cơ thể và chiến lược tập luyện phù hợp
Bài viết này cung cấp góc nhìn tổng quát về ba loại thể tạng phổ biến nhằm giúp bạn hiểu rõ cơ thể và xây dựng lộ trình tập luyện, nghỉ ngơi và ăn uống phù hợp.
Giả thuyết về một thế giới mộng tưởng của Baal
Giả thuyết về một thế giới mộng tưởng của Baal
BẠCH THẦN VÀ LÔI THẦN – KHÁC BIỆT QUA QUAN NIỆM VỀ SỰ VĨNH HẰNG VÀ GIẢ THUYẾT VỀ MỘT THẾ GIỚI MỘNG TƯỞNG CỦA BAAL