Gánh xiếc rong

Gánh xiếc rong
Đạo diễnViệt Linh
Kịch bảnPhạm Thuỳ Nhân
Sản xuấtTrần Khải Hoàng
Quách Mạnh Kha
Diễn viênBắc Sơn
Thế Anh
Thái Ngân
Quay phimĐinh Anh Dũng
Dựng phimThiên Hương
Âm nhạcHoàng Hiệp
Hãng sản xuất
Công chiếu
1988
Thời lượng
80 phút
Quốc giaViệt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt

Gánh xiếc rong là bộ phim điện ảnh Việt Nam năm 1988 do Việt Linh đạo diễn và Phạm Thùy Nhân viết kịch bản. Nhạc sĩ Bắc Sơn, diễn viên Thế Anh, Thái Ngân đóng vai chính.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim nói về một gánh xiếc đến biểu diễn tại một buôn làng Tây Nguyên, sự xuất hiện của họ cùng những tiết mục kỳ lạ tạo sự hấp dẫn tới dân làng. Khi biết những người đồng bào nơi đây sống cơ cực nhưng có các món đồ bằng vàng, chủ gánh xiếc đã quyết định ở lại biểu diễn và thu phí bằng vàng. Người chủ gánh xiếc đã thuyết phục những người nơi đây rằng các màn ảo thuật là phép màu, những điều lạ lẫm khiến dân làng u mê. Người lớn không còn lên nương, đám trẻ thì tin vào việc không làm mà vẫn có ăn; vì cái đói mà cậu bé Đác lén đến gánh xiếc tìm chiếc thúng thần kỳ luôn đổ ra gạo, nhưng chưa tìm được đã bị chủ gánh xiếc bắt lại. Sau một lần biểu diễn sai sót, sự thật bị phơi bày rằng không có phép màu nào cả khiến dân làng tức giâm, gánh xiếc đã phải rời đi. Bộ phim kết thúc với cảnh dân làng tiếp tục du canh, du cư đến nơi khác, quay trở lại với cuộc sống lao động như xưa.

  • Bắc Sơn vai Già làng
  • Thế Anh vai Ông chủ
  • Thái Ngân vai Lan
  • Lương Hữu/Viễn Minh vai Đác[1][2]
  • bé Khương vai Poupon
  • Quang Hiếu vai Phù thủy
  • Quang Minh vai Gã ốm
  • Trần Văn Vâng vai Gã mập
  • Lê Văn Lập vai Người gù
  • Trần Thành Cang vai Ba Đắc
  • Cẩm Vân vai Vợ phù thủy

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Kịch bản gốc "Trò ảo thuật" của Phạm Thùy Nhân, lấy bối cảnh xã Phước Đại, Phan Rí Cửa, nơi ông sinh ra và được ông hoàn thành trong 7 ngày.[3] Cậu truyện trong phim được lấy cảm hứng từ tuổi thơ của Phan Thùy Nhân.[1] Ban đầu, kịch bản bị hai đạo diễn từ chối và một số lãnh đạo Hãng phim Giải Phóng không đồng ý cho sản xuất. Giám đốc của Hãng lúc bấy giờ cuối cùng đã chấp nhận nhưng chỉ cấp cho mức kinh phí ít ỏi. Sau khi biên tập xong, bộ phim lại bị lãnh đạo kiểm duyệt và "bỏ xó" hai năm mới được phát hành.[4]

Ban đầu bộ phim do Quách Mạnh Kha sau đó là Trần Khải Hoàng chịu trách nhiệm sản xuất.[1]

Trong hai năm này, để bộ phim có thể phát hành, cục trưởng Nguyễn Thụ đề nghị cắt bớt cảnh bong bóng xà phòng vỡ, đổi tựa thành Ngày xưa có kẻ hám vàng. Vẫn không được thông qua, hội đồng đề nghị quay thêm đoạn cuối, khẳng định phim có chủ đề lao động chứ không phải thứ khác. Là nghệ sĩ công chức, đạo diễn Việt Linh buộc phải chấp nhận, bà thay đổi bối cảnh gốc,[3] trong đó đồi cỏ ngoại ô Phan Rang chọn làm cảnh nương rẫy của người đồng bào; lời thoại thêm vào để Già làng định hướng bé Đác: "Muốn có cái ăn cái tay phải làm, cái đầu phải đội mưa đội nắng; không có phép lạ nào hết con à".[4]

Năm 1987, Phạm Thùy Nhân đưa đoàn làm phim đến vùng núi Phước Đại - Bắc Ái chọn cảnh quay. Bộ phim được hoàn tất các cảnh quay vào năm 1988.[1] Bộ phim vẫn chưa được duyệt, một buổi chiếu thử diễn ra cho các nghệ sĩ bàn luận, đa số đều công nhận bộ phim "ổn".[1][4] Sau nhiều cuộc họp, phê duyệt trong Hãng Giải Phóng Lãn Cục điện ảnh, thứ trưởng Đình Quang và Cục trưởng Cục điện ảnh Nguyễn Thụ đưa ra đề nghị nghị đổi tên phim thành Gánh xiếc rong[1][4]. Vì nội phim nhạy cảm, bộ phim không được trình chiếu tại các vùng núi và các liên hoan phim nhớ ngoài vì những lý do không rõ ràng.[1] Năm 1989, sau khi bộ phim được dựng hoàn thiện và nhờ có bài viết đăng trên báo Tuổi Trẻ của đạo diễn Đặng Nhật Minh, bộ phim mới được cấp phép. Trong cùng năm, ông Alain Jalladeau – giám đốc Liên hoan phim Ba Lục Địa, Nantes, Pháp đã mời bộ phim dự Liên hoan phim Nantes ở Pháp (1989), tuy nhiên bộ phim bin từ chối vì các rắc rối liên quan đến quá trình kiểm duyệt.[1] Năm 1990, sau khi vượt qua quá trình kiểm duyệt, Gánh xiếc rong lại được mời đến Liên hoan phim Nantes, nhưng lần này bộ phận kiểm duyệt và các cơ quan liên quan không có phán quyết rõ ràng. Đến tháng 11 năm 1990, Gánh xiếc rong và phim Người tìm vàng (của đạo diễn Đào Bá Sơn) được tham dự Liên hoan phim quốc tế Những ngày điện ảnh Orléans.[1] Một lần nữa ông Alain Jalladeau, lấy lí do mượn Gánh xiếc rong từ liên hoan phim Những ngày điện ảnh Orléans, để đưa bộ phim đến tranh giải tại Liên hoan phim Nantes. Bộ phim được trình chiếu tại đây mà không có phụ đề tiếng Anh hay tiếng Pháp cho khán giả.[1]

Trước khi được gửi đi Liên hoan phim, bộ phim đã bị chỉnh sửa nhưng bản thân đạo diễn Việt Linh cũng không được biết.[4]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2006, Gánh xiếc rong được mua lại từ Thụy Sĩ,[5] cùng với Dấu ấn của quỷ, Chung cưMê Thảo - thời vang bóng được đạo diễn Việt Linh đưa đến triển lãm The Asia - Pacific Triennal of Contemporary Art (Tam niên nghệ thuật cận đại châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 5) tại bảo tàng Queensland Art Gallery, Brisbane, Australia.[6][7]

Năm 2010, Gánh xiếc rong là một trong những bộ phim tiêu biểu của điện ảnh Việt Nam, được chọn chiếu trong chương trình Viet Nam on film diễn ra tại Hà Nội.[8]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Sự kiện Đề cử Kết quả Chú thích
1990 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9 Quay phim xuất sắc (Đinh Anh Dũng) Đoạt giải
Đạo diễn xuất sắc (Việt Linh) Đoạt giải
Khán giả bầu chọn (Phim) Đoạt giải
??? Bằng khen
Phim hay nhất (phim điện ảnh) Bông sen Bạc [9]
Liên hoan phim quốc tế Nantes (Pháp) Giải khán giả bầu chọn Đoạt giải
1991 Liên hoan phim quốc tế Berlin Ban giám khảo UNICEF Bằng khen
Liên hoan phim quốc tế Uppsala (Thụy Điển) Giải khán giả thiếu nhi Đoạt giải
1992 Liên hoan phim quốc tế Fribourg (Thụy Sĩ) Grand prix Đoạt giải [9]
1993 Liên hoan phim quốc tế Laon (Pháp) Bằng khen
1993 Liên hoan phim quốc tế "Phụ Nữ Madrid" (Tây Ban Nha) Giải nhất

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j Phạm Thùy Nhân. “Gánh xiếc rong (Trò ảo thuật)”. www.gio-o.com. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ Gánh xiếc rong (1988) | Đạo diễn: Việt Linh, truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2023
  3. ^ a b “Đọc "CON ĐƯỜNG GAI NHỌN" của PHẠM THÙY NHÂN”. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Thuận. 28 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ a b c d e “Đạo diễn Việt Linh kể chuyện kiểm duyệt phim: Phóng túng và hẹp hòi”. TUỔI TRẺ ONLINE. 31 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  5. ^ “Vất vả đời phim Việt”. Hà Nội mới. 21 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.[liên kết hỏng]
  6. ^ “The 5th Asia–Pacific Triennial of Contemporary Art (APT5)”. Queensland Art Gallery | Gallery of Modern Art (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ “Điện ảnh Việt Nam đang tập cách tiêu tiền đúng chỗ”. Báo điện tử Tiền Phong. 21 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ “Bao Yen Bai - Co quan ngon luan cua tinh”. Báo Yên Bái. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  9. ^ a b “Phạm Thùy Nhân”. www.gio-o.com. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Spy x Family – Ai cũng cần một “gia đình”
Spy x Family – Ai cũng cần một “gia đình”
Một gia đình dù kỳ lạ nhưng không kém phần đáng yêu.
Bộ kỹ năng và cung mệnh của Wriothesley - Genshin Impact
Bộ kỹ năng và cung mệnh của Wriothesley - Genshin Impact
Chạy nước rút về phía trước 1 đoạn ngắn, tiến vào trạng thái [ Hình Phạt Lạnh Giá ] và tung liên hoàn đấm về phía trước.
Lần đầu tiên nhìn thấy “bé ciu
Lần đầu tiên nhìn thấy “bé ciu" là thứ trải nghiệm sâu sắc thế nào?
Lần đầu tiên nhìn thấy “bé ciu" là thứ trải nghiệm sâu sắc thế nào?
Shiina Mashiro - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Shiina Mashiro - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Shiina Mashiro (椎名 ましろ Shiina Mashiro) là main nữ trong "Sakurasou no Pet Na Kanojo" và hiện đang ở tại phòng 202 trại Sakurasou. Shiina có lẽ là nhân vật trầm tính nhất xuyên suốt câu chuyện.