Kiếp phù du

Kiếp phù du
Thể loạiDã sử
Kịch bảnHải Ninh
Trần Quốc Huấn
Đạo diễnHải Ninh
Chỉ đạo nghệ thuậtTrần Quang Chính
Nhạc phimĐỗ Hồng Quân
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Sản xuất
Biên tậpHải Ninh
Địa điểmHà Nội
Kỹ thuật quay phimTrần Trung Nhàn
Bố trí cameraTrần Trung Nhàn
Trần Hữu Hiếu
Nguyễn Văn Hợp
Thời lượng90 phút
Đơn vị sản xuấtHãng phim truyện Việt Nam
Nhà phân phốiHãng phim Phương Nam
Trình chiếu
Quốc gia chiếu đầu tiên Việt Nam
Phát sóng1990
Thông tin khác
Chương trình trướcĐêm hội Long Trì (1989)

Kiếp phù du[1] là phần tiếp theo của bộ phim dã sử Đêm hội Long Trì của đạo diễn Hải Ninh.

Bộ phim là một trong những thành công của Điện ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới với thể loại dã sử - cổ trang. Kiếp phù du quy tụ dàn diễn viên xuất sắc nhất ba thập niên cuối thế kỷ XX, bối cảnh công phu trên nền câu chuyện vốn đã được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mô tả đầy lôi cuốn về những mưu mô chốn cung đình. Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9, bộ phim giành Giải Bông sen Bạc cho phim truyện điện ảnh.[2]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Được coi như phần tiếp theo của bộ phim dã sử cung đình Đêm hội Long Trì, song Kiếp phù du vẫn là một câu chuyện riêng biệt với trung tâm là cuộc đối đầu dữ dội chốn thâm cung giữa Tuyên phi Đặng Thị Huệ và Thái phi Dương Thị Ngọc Hoan sau ngày Chúa Trịnh Sâm qua đời.

Đó không còn là một cuộc tranh đua hờn ghen quanh sự sủng ái của đấng quân vương, mà đã trở thành cuộc tranh giành quyền lực của hai phe cánh trong phủ Chúa. Tuyên phi những tưởng đã giành được ngai chúa cho con trai mình là Trịnh Cán, nhưng lại không lường được sự trỗi dậy của phe Thái phi.

Kiếp phù du cuốn hút bởi một câu chuyện ly kỳ cùng tài năng diễn xuất đẳng cấp cao của hai nữ diễn viên nổi tiếng, hai nhan sắc của Điện ảnh Việt Nam: Lê Vân (Đặng Tuyên phi) và Hoàng Cúc (Dương Thái phi).

Diễn viên Thủ vai
Lê Vân Tuyên phi Đặng Thị Huệ
Hoàng Cúc Thái phi Dương Thị Ngọc Hoan
Thế Anh Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm
Dương Quảng Quận Huy
Chí Trung Trịnh Tông
Hà Nhân Quốc mẫu
Ngọc Lan Nhũ mẫu
Lê Quý Hoan Thẩm Thọ
Lê Hồng Minh Trịnh Cán
Thu An bà lão nông dân
Trịnh Mai quan nội sai
Trần Tiến Lương y

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Xem phim trực tuyến
  2. ^ “Vĩnh biệt cây đại thụ của nền điện ảnh Việt”. Báo Nhân Dân. 5 tháng 2 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Lôi Thần] Không về phe Thiên Lý và mục đích của
[Lôi Thần] Không về phe Thiên Lý và mục đích của "Lệnh truy nã Vision"
Chỉ cần dám ngăn cản tầm nhìn của vĩnh hằng, hay chỉ cần làm tổn thương người của Inazuma, thì sẽ trở thành kẻ thù của nàng
Gu âm nhạc của chúng ta được định hình từ khi nào?
Gu âm nhạc của chúng ta được định hình từ khi nào?
Bạn càng tập trung vào cảm giác của mình khi nghe một bài hát thì mối liên hệ cảm xúc giữa bạn với âm nhạc càng mạnh mẽ.
Câu chuyện của Nobara và Fumi - Jujutsu Kaisen
Câu chuyện của Nobara và Fumi - Jujutsu Kaisen
Nói với mọi người giúp tớ, Itadori. Cuộc sống tớ đã không tồi đâu
Decarabian có thực sự là bạo chúa - Venti là kẻ phản động
Decarabian có thực sự là bạo chúa - Venti là kẻ phản động
Bài viết này viết theo quan điểm của mình ở góc độ của Decarabian, mục đích mọi người có thể hiểu/tranh luận về góc nhìn toàn cảnh hơn