Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16
Vì một nền điện ảnh Việt Nam đổi mới và hội nhập
← 15
(2007) ·
16 (2009) · 17
(2011) →
Địa điểmThành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Thành lập1970
Sáng lậpBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam
Giải thưởng
Dẫn chương trình
Số phim tham gia99
Ngày tổ chức8-12 tháng 12 năm 2009
Ngôn ngữTiếng Việt
Cổng thông tin Điện ảnh

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 được tổ chức từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 12 năm 2009 tại thành phố Hồ Chí Minh với khẩu hiệu "Vì một nền điện ảnh Việt Nam đổi mới và hội nhập. Đây là lần thứ 3 Liên hoan phim Việt Nam được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh sau kỳ trao thưởng thứ 4 và thứ 6 vào năm 1977 và 1983. Đồng thời năm 2009 cũng là kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành Điện ảnh Việt Nam theo sắc lệnh số 147/SL ngày 15 tháng 3 năm 1953 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lễ khai mạc diễn ra vào ngày 8 và được truyền hình trực tiếp trên HTV7,[1] đêm bế mạc diễn ra vào ngày 12 tại Nhà hát Hòa Bình và được truyền hình trực tiếp trên HTV9.[2] Ngoài các đơn vị trong nước, đến dự liên hoan phim còn có các đoàn điện ảnh quốc tế như Campuchia, Hàn Quốc, Lào, Phần Lan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật BảnSingapore.[3]

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Chuẩn bị

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 10, các đơn vị có phim đủ điều kiện tham gia liên hoan phim sẽ tiến hành gửi phiếu đăng ký về ban tổ chức. Các hồ sơ đăng ký phải tuân theo quy định đã đưa ra trước đó, ngoài phiếu đăng ký theo mẫu, bản photo giấy phép phổ biến phim và công văn xác nhận phim dự thi chưa tham dự Liên hoan Truyền hình toàn quốc, hồ sơ còn phải gửi kèm tài liệu về tiểu sử đạo diễn, ảnh của phim và 1 đĩa DVD quảng cáo phim.[4] Ngày 25 tháng 11, ban tổ chức liên hoan phim đã tổ chức họp báo và công bố danh sách 99 tác phẩm tham gia tranh giải bao gồm 15 phim truyện nhựa, 11 phim video, 53 phim tài liệu khoa học và 20 phim hoạt hình của 29 đơn vị sản xuất phim. Trong đó 6 trên tổng số 15 phim truyện nhựa là sản phẩm của các hãng phim tư nhân, số còn lại Hãng phim truyện Việt Nam có 3 phim, Hãng phim Giải Phóng, Hãng phim truyện 1 và Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam đều có 2 phim.[5]

Cơ cấu giải thưởng kỳ liên hoan phim này có một số thay đổi so với các kỳ trao giải trước, trong đó mỗi hạng mục bao gồm phim truyện nhựa, phim truyện video, phim tài liệu, phim khoa học và phim hoạt hình đều sẽ có giải Bông sen vàng; không như một số kỳ liên hoan phim đã không trao giải Bông sen vàng.[6] Bên cạnh các hạng mục giải thưởng chính như Bông sen vàng, Bông sen bạc và giải thưởng của Ban giám khảo cho phim truyện nhựa, phim truyện video, phim tài liệu, phim khoa học và phim hoạt hình, một số giải khác cũng được trao tại liên hoan phim lần này như giải thưởng của Cục Điện ảnh cho phim truyện nhựa được khán giả của liên hoan phim yêu thích nhất và giải thưởng cho phim truyện nhựa của ban giám khảo báo chí.[7] Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 12, ban giám khảo báo chí sẽ cùng ban giám khảo chính thức của liên hoan phim xem các phim truyện nhựa tham dự giải tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia.[8] Đây là lần đầu tiên giải báo chí được đưa vào khuôn khổ liên hoan phim này, đồng thời ban tổ chức dự định sẽ tiếp tục giữ giải này cho các kỳ liên hoan phim sau.[9]

Khai mạc và công chiếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tối ngày 8 tháng 12, lễ khai mạc chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội nghị White Palace, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo kế hoạch, người được chọn thực hiện nghi lễ kéo cờ tại lễ khai mạc là hai diễn Ngô Thanh VânChi Bảo,[10] nhưng cả hai đã từ chối tham gia.[11] Đến tham dự lễ khai mạc có rất nhiều nghệ sĩ, nhà làm phim Việt Nam thuộc nhiều thế hệ khác nhau.[12] Chương trình được truyền hình trực tiếp từ 20 giờ 15 phút với lời giới thiệu của hai MC là người mẫu, diễn viên Bình Minh và hoa hậu Giáng My ở khu vực thảm đỏ. Đến 20 giờ 30 phút, chương trình khai mạc chính thức bắt đầu với sự dẫn dắt của hai MC Thanh BạchHồng Phượng.[13] Chương trình nghệ thuật trong đêm khai mạc do đạo diễn Đinh Anh Dũng thực hiện.[14]

Từ ngày 8 đến ngày 11, các bộ phim tham gia liên hoan phim sẽ lần lượt được công chiếu tại nhiều rạp phim của thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó 15 phim truyện nhựa sẽ được chiếu tại rạp Thăng Long ở quận 3, các thể loại khác sẽ được chiếu tại Trung tâm Fafilms ở quận 1, rạp Đống Đa ở quận 5 và rạp Đại Đồng ở quận 3. Trong 3 ngày 8, 9 và 10 tháng 12, ban tổ chức tiến hành xuất bản đặc san, kỷ yếu và cho ra các bản tin nhanh về liên hoan phim để phục vụ khán giả.[15] Bên cạnh các bộ phim Việt Nam tham gia tranh giải, một số phim truyện nước ngoài cũng được các đoàn đại biểu quốc tế mang đến trình chiếu cho khán giả Việt Nam.[16]

Bế mạc và trao giải

[sửa | sửa mã nguồn]

Tối ngày 12, lễ bế mạc diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình.[17] Tại hạng mục phim truyện nhựa, bộ phim Đừng đốt đã mang về cho đạo diễn Đặng Nhật Minh 2 giải thưởng lớn bao gồm Bông sen vàngBiên kịch xuất sắc. Đạo diễn Đặng Nhật Minh đã từng nhận được 2 giải thưởng này tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 năm 1983 cũng tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh với bộ phim Thị xã trong tầm tay. Đây được xem là sự trùng hợp thú vị khi Liên hoan phim Việt Nam một lần nữa trở lại thành phố Hồ Chí Minh sau 26 năm.[18][19][20] Nếu tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 vào năm 1983, đạo diễn Đặng Nhật Minh lần đầu tiên gây được tiếng vang lớn với Bông sen vàng đầu tiên, thì đến kỳ liên hoan phim này ông đã là một Nghệ sĩ nhân dân với hàng loạt giải thưởng lớn trong và ngoài nước. Không chỉ giành được giải thưởng cao nhất ở hạng mục chính, Đừng đốt còn là bộ phim dẫn đầu về số lượng phiếu bầu từ ban giám khảo báo chí với 10/11 phiếu.[18]

Ngoài Bông sen vàng trong dự liệu cho Đừng đốt, nhiều giải thưởng khác tại hạng mục phim truyện nhựa đã gây ít nhiều bất ngờ cho khán giả. Nhiều ý kiến cho rằng, xếp sau Đừng đốt là các phim Chơi vơi, Trăng nơi đáy giếng hoặc Huyền thoại bất tử. Chơi vơi là bộ phim gây tiếng vang lớn trên thị trường quốc tế của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, đã đoạt được giải thưởng tại Liên hoan phim Venezia và được công chiếu tại 2 liên hoan phim quốc tế khác. Trăng nơi đáy giếngHuyền thoại bất tử đều được xem là phim bom tấn của Việt Nam vào thời điểm bấy giờ, cũng đã nhận được giải thưởng cao nhất tại Giải Cánh diều 2008.[18] Nhưng cuối cùng 2 giải Bông sen bạc thuộc về Trăng nơi đáy giếngRừng đen, phim Huyền thoại bất tử nhận được giải thưởng của Ban giám khảo và Chơi vơi chỉ nhận được giải thưởng cá nhân cho Đạo diễn xuất sắc, Họa sĩ xuất sắc và Quay phim xuất sắc.[17][21] Riêng bộ phim 14 ngày phép đã nhận được số phiếu bình chọn từ khán giả cao nhất và giành được giải thưởng ở hạng mục này.[22]

Ở hạng mục phim truyện phim video, Mười ba bến nước của đạo diễn Đặng Thái Huyền đã lập một kỷ lục đặc biệt khi chiến thắng 6 giải thưởng bao gồm Bông sen vàng, Đạo diễn xuất sắc, Quay phim xuất sắc, Diễn viên nam, nữ chính xuất sắc và Nữ diễn viên phụ xuất sắc.[23][24]

Bên cạnh sự kiện chính, nhiều hoạt động liên quan khác cũng được tổ chức song song trong suốt khoảng thời gian diễn ra liên hoan phim. Tối ngày 7 tháng 12, chương trình ca nhạc với chủ đề Ấn tượng nhạc và phim đã được tổ chức tại Nhà hát Hòa Bình và được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV2. Hội chợ "Điện ảnh với công chúng" cũng được tổ chức kéo dài suốt 5 ngày liên hoan phim diễn ra để trưng bày và bán các sản phẩm liên quan đến điện ảnh.[25] Ngoài ra, các cuộc hội thảo chuyên đề về điện ảnh cũng được tổ chức ở các địa điểm khác nhau: "Phim ngắn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế" tại khách sạn Caravelle, "Xây dựng dự án và huy động vốn sản xuất phim" tại khách sạn Kim Đô và "Làm phim công nghệ HD và công tác chiếu phim lưu động" tại rạp Đống Đa; đồng thời một số hoạt động khác cũng được tổ chức xen kẽ trong những ngày liên hoan phim diễn ra.[8]

Ban giám khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim truyện nhựa

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Danh hiệu Nghề nghiệp Chức vụ Vai trò
Trần Luân Kim Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nhà lý luận phê bình Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam Chủ tịch Ban giám khảo
Vũ Xuân Hưng NSƯT Đạo diễn Phó Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam Ủy viên
Văn Lê NSƯT Đạo diễn, nhà biên kịch Thành viên Hãng phim Giải Phóng
Chu Lai Nhà văn, nhà biên kịch
Ngọc Hiệp NSƯT Diễn viên
Hoàng Tấn Phát Nhà quay phim Phó chủ nhiệm khoa Nghệ thuật Điện ảnh, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Phạm Quang Vĩnh NSND Họa sĩ
Đặng Hữu Phúc Nhạc sĩ
Bùi Tuấn Dũng Đạo diễn Thành viên Hãng phim truyện Việt Nam

Phim truyện video

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Danh hiệu Nghề nghiệp Chức vụ Vai trò
Nguyễn Xuân Sơn NSƯT Đạo diễn Chủ tịch Ban giám khảo
Nguyễn Hữu Phần Đạo diễn Thành viên Đài Truyền hình Việt Nam Ủy viên
Trần Quốc Dũng Nhà quay phim Thành viên Hãng phim truyện Việt Nam
Phạm Nguyên Cần Họa sĩ Trưởng Xưởng thiết kế mỹ thuật của Hãng phim Giải Phóng
Trọng Đài Nhạc sĩ Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long
Lê Huỳnh Mỹ Duyên Diễn viên
Phạm Thùy Nhân Nhà viên kịch Trưởng phòng Biên tập Hãng phim Giải Phóng

Phim tài liệu, khoa học

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Danh hiệu Nghề nghiệp Chức vụ Vai trò
Lò Minh NSƯT Đạo diễn, nhà quay phim Chủ tịch Ban giám khảo
Đặng Xuân Hải Phó chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam Ủy viên
Trần Thanh Hiệp Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh
Dương Cẩm Thúy Nhà biên kịch Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam
Đinh Trọng Tuấn Nhà báo Tổng biên tập Tạp chí Thế giới Điện ảnh
Trần Tuấn Hiệp Nhà báo, đạo diễn Trưởng phòng Văn học Nghệ thuật của Đài Truyền hình Việt Nam
Trần Thùy Linh Nhà văn Phó giám đốc Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam

Phim hoạt hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Danh hiệu Nghề nghiệp Chức vụ Vai trò
Đặng Hiền NSƯT Đạo diễn Chủ tịch Ban giám khảo
Nguyễn Tài Đạo diễn, họa sĩ Ủy viên
Lý Thu Hà Đạo diễn, họa sĩ Thành viên Hãng phim Hoạt hình Việt Nam
Trần Đăng Khoa Nhà thơ, nhà báo Giám đốc kênh VOV, Đài Tiếng nói Việt Nam
Đinh Thiên Phúc Nhà biên kịch Thành viên Hãng phim truyện Việt Nam

Ban giám khảo báo chí

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Danh hiệu Nghề nghiệp Chức vụ Vai trò
Trịnh Lê Văn NSƯT Đạo diễn Trưởng ban Văn nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam Trưởng Ban giám khảo
Đoàn Minh Tuấn Nhà biên kịch, nhà báo Phó tổng biên tập Tạp chí Thế giới Điện ảnh Ủy viên
Trần Bạch Tuyết Nhà báo Trưởng ban Văn hóa Nghệ thuật, Báo Sài Gòn Giải Phóng
Đinh Thúy Nga Nhà báo Trưởng ban Văn hóa Nghệ thuật, Báo Tuổi trẻ
Cao Minh Hiền Nhà báo Trưởng ban Văn hóa Nghệ thuật, Báo Thanh niên
Trần Hữu Thân Nhà báo Trưởng ban Văn hóa Nghệ thuật, Báo Người lao động
Dương Phương Vinh Nhà báo Trưởng ban Văn hóa Nghệ thuật, Báo Tiền Phong
Chu Thu Hằng Nhà báo Trưởng ban Văn hóa Nghệ thuật, Báo Văn hóa
Nguyễn Xuân Hải Nhà báo, nhà biên kịch Trưởng ban Văn hóa Nghệ thuật, Báo Công an nhân dân
Trần Việt Văn Nhà báo, phóng viên Biên tập viên Báo Lao động
Trần Bích Hạnh Nhà báo, phóng viên Biên tập viên Báo điện tử VietNamNet

Giải thưởng phim

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim truyện nhựa

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng Phim Năm Biên kịch Đạo diễn Sản xuất Nguồn
Bông sen vàng Đừng đốt 2009 NSND Đặng Nhật Minh Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam [26]
Bông sen bạc Trăng nơi đáy giếng 2008 Châu Thổ Nguyễn Vinh Sơn Hãng phim Giải Phóng [27]
Rừng đen 2008 Lê Ngọc Linh Vương Đức Hãng phim truyện Việt Nam
Giải của BGK Huyền thoại bất tử 2008 Lưu Huỳnh Hãng phim Phước Sang [28]
Trái tim bé bỏng 2007 Nguyễn Quang Lập NSND Nguyễn Thanh Vân Hãng phim truyện Việt Nam
Giải của báo chí Đừng đốt 2009 NSND Đặng Nhật Minh Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam [18]
Giải của khán giả 14 ngày phép 2008 Nguyễn Trọng Khoa Hãng phim Chánh Phương [22]
Tham gia Chơi vơi 2009 Phan Đăng Di Bùi Thạc Chuyên Hãng phim Truyện I [29]
Chuyện tình xa xứ 2008 Nguyễn Hoài Nam Victor Vũ Công ty Giải trí Thần Đồng [30]
Duyên trần thoát tục 2007 Phạm Thùy Nhân NSƯT Lê Cung Bắc Công ty Giải trí Senafilm [31]
Được sống 2009 Hà Anh Thu Trần Trung Dũng Hãng phim truyện Việt Nam
Giải cứu thần chết 2008 Nguyễn Quang Dũng Hãng phim Thiên Ngân
Hoài vũ trắng 2007 Đặng Thu Hà Đào Duy Phúc Hãng phim Truyện I
Không cân sức 2009 Nguyễn Mạnh Tuấn Trần Ngọc Phong Hãng phim Giải Phóng
Em muốn làm người nổi tiếng 2007 Hà Anh Thu NSƯT Nguyễn Đức Việt Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam
Mười 2007 Kim Tae Kyung Kim Tae Kyung Hãng phim Phước Sang [32]

Phim truyện video

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng Phim Năm Biên kịch Đạo diễn Sản xuất Nguồn
Bông sen vàng Mười ba bến nước 2009 Nguyễn Anh Nông Đặng Thái Huyền Điện ảnh Quân đội nhân dân [23]
Bông sen bạc Cây bản mệnh 2008 Huỳnh Văn Nhị Trần Ngọc Phong Hãng phim Giải Phóng [33]
Đường đua 2009 NSND Huy Thành Nguyễn Trọng Hải Hội Điện ảnh TP.HCM
Tham gia Âm sắc của màn đêm 2009 Thu Dung Bùi Tuấn Dũng Trung tâm Điện ảnh chiều thứ bảy
Đảo cần có anh 2009 Nguyễn Thu Thủy Phạm Hoàng Hà [34]
Bốn thí nghiệm đêm tân hôn 2008 Bùi Chí Vinh, Nguyễn Chánh Tín Nguyễn Chánh Tín Hãng phim Chánh Tín
Ngôi nhà bí ẩn 2007 Bùi Chí Vinh Nguyễn Chánh Tín [35]
Bức họa tình yêu 2009 Ngọc Tâm Hồ Ngọc Xum Hãng phim Giải Phóng
Con đường sáng 2008 Đinh Thái Thụy Đinh Thái Thụy [35]
Mai Hạc 2009 Nguyễn Minh Chí Trương Dũng Đài PTTH tỉnh Bình Phước [34]
Phi vụ cuối cùng 2009 Đoàn Minh Anh Bùi Tuấn Dũng Điện ảnh Công an nhân dân

Phim tài liệu nhựa

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng Phim Năm Biên kịch Đạo diễn Sản xuất Nguồn
Bông sen vàng Đất lạnh 2008 Nguyễn Sỹ Chung NSND Nguyễn Thước Hãng phim TLKHTW [36]
Bông sen bạc Những hy sinh thầm lặng 2007 Phạm Thanh Hà / Phạm Huyên Điện ảnh Quân đội nhân dân [37]
Giải thưởng BGK Đám mây không dừng lại 2008 Văn Lê Đào Bá Sơn Hãng phim Giải Phóng [38]
Tham gia Chủ tịch xã 2008 Văn Lê Văn Lê Hãng phim Giải Phóng
Người Raglay ở Phước Thắng 2008 Ngụy Ngữ Văn Lê
Dốc Hạ sỹ 2008 Phùng Kim Trọng Lưu Văn Quỳ Điện ảnh Quân đội nhân dân
Đất đẻ 2007 Đào Thanh Tùng Đào Thanh Tùng Hãng phim TLKHTW
Khát vọng một vùng đất 2008 Phan Thanh Tú Nguyễn Văn Hướng
Trầm tích 2008 Phùng Ty Mạc Văn Chung

Phim tài liệu video

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng Phim Năm Biên kịch Đạo diễn Sản xuất Nguồn
Bông sen bạc Đất tổ quê cha 2008 Trần Cung, Tiến Sỹ Vương Khánh Luông Hãng phim TLKHTW [39]
Giải thưởng BGK Tướng Đồng Sỹ Nguyên với Trường Sơn huyền thoại 2009 Nguyễn Hải Anh Nguyễn Hải Anh TFS [38]
Tham gia Chất xám 2007 Phan Huyền Thư NSND Nguyễn Thước Hãng phim TLKHTW
Chuyện làm báo 2007 Nguyễn Quốc Ánh Lê Văn Long
Con cần cha mẹ 2007 Mạc Văn Chung Lê Tuấn Anh
Ký ức Trường Sơn 2009 Nguyễn Sỹ Chung Lê Hồng Chương [34]
Mẹ, con đã về 2007 Phan Huyền Thư Phan Huyền Thư
Người tôi cưu mang.com 2008
Nghệ sỹ cung đình 2008 Nguyễn Thanh Tú Đào Thanh Tùng
Chu Văn An – người thầy của muôn đời 2007 Hồ Chí Phổ Nguyễn Như Vũ Hãng phim Hà Nội
Chuyện không của riêng ai 2009 Nguyễn Văn Kiểm Cù Tất Dũng Điện ảnh Công an nhân dân
Đêm trắng 2007 Phan Đình Minh Mai Hồng Khánh
Nghề nguy hiểm 2008 Hà Phương Trần Phi [34]
Sống giữa niềm tin 2007 Nguyễn Sỹ Chung Lâm Quang Ngọc
Đường xa thăm thẳm 2009 Văn Lê Văn Lê Hãng phim Giải Phóng
Nơi con nước đi qua 2008 Nguyễn Thùy Trang [34]
Để lại mùa xuân 2007 Trần Mạnh Tâm Đặng Thái Huyền Điện ảnh Quân đội nhân dân
Ngược dòng thời gian 2009 Bùi Duy Đông Trần Vinh
Những chấm xanh 2008 Phạm Thanh Hà NSƯT Phạm Huyên [34]
Những người con của Leng Su Sìn 2009 Phùng Kim Trọng Phạm Hồng Thắng
Giáo sư Trần Văn Khuê 2009 Lê Văn Duy Lê Văn Duy Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu
Hồ Chí Minh nhìn từ thế kỷ XXI 2007 Lâm Quang Ngọc Nguyễn Anh Tuấn Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam [34]
Huyền tích H'Mông 2009 Mã A Lềnh Vi Hòa Đài Truyền hình Việt Nam
Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh gửi lại 2008 Đào Trọng Khánh NSND Nguyễn Thước [34]
Mắt Bác Hồ cười 2007 Lâm Quang Ngọc Trần Quốc Huy
Kiên Giang một tấm lòng 2009 Việt Bình Việt Bình Công ty phim Mê Kông
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Vị 2009 Trần Văn Lương Văn Lê [34]
Ký ức Cha Lo 2009 NSƯT Vũ Oa NSƯT Vũ Oa Điện ảnh Biên Phòng
Người giữ hồn cho núi 2007 Hoàng Văn Luận Trần Hồng Tuyến Trung tâm phát hành phim Sơn La
Tiếng chuông đen 2009 Lan Phương Lan Phương Hãng phim Trẻ
Trăng 14 2009 Lan Anh Dư Hoàng TFS
Vùng đất hồi sinh 2009 Minh Dân Trần Thanh Tùng TTTCBD&ĐAHCM [34]
Việt Nam điểm đến của du khách 2008 Nguyễn Văn Thuật Nguyễn Đức Tuấn Công ty văn hóa Bắc Nam

Phim khoa học

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng Phim Năm Biên kịch Đạo diễn Sản xuất Nguồn
Bông sen vàng Nước ngầm cảnh báo 2008 Nguyễn Thu Tuyết Nguyễn Thị Việt Nga Hãng phim TLKHTW [39]
Bông sen bạc Cá rạn sang hô 2008 Vũ Hoài Nam Vũ Hoài Nam Ban Khoa giáo VTV [39]
Bằng khen BGK Nghệ thuật ngụy trang quân sự 2007 Nguyễn Điền Mai Trung Tuyến Điện ảnh Quân đội nhân dân [37]
Rùa biển ở Việt Nam 2007 Nguyễn Thu Tuyết Công Thành Đức Hãng phim TLKHTW
Tham gia Lời nguyện cầu 2007 Nguyễn Văn Hướng Nguyễn Văn Hướng Hãng phim TLKHTW
Đất trắng 2008 Nguyễn Thu Tuyết Nguyễn Như Vũ [34]
Không khí và sự sống 2008 Hoàng Ngọc Anh Hoàng Ngọc Dũng, Trần Phi
Tháng ba giỗ mẹ 2007 Đào Thanh Tùng Đào Thanh Tùng
Yến sào – bàu vật trời cho 2008 Vũ Đức, Bùi Lưu Khanh Công Thành Đức
Một ngày với Voọc quần đùi 2009 Nguyễn Hồng Quảng Nguyễn Hồng Quảng Ban Khoa giáo VTV [34]

Phim hoạt hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng Phim Năm Biên kịch Đạo diễn Sản xuất Nguồn
Bông sen vàng Thỏ và rùa 2008 Huyền Vũ, Mỹ Linh Huỳnh Vĩnh Sơn Hãng phim Giải Phóng [40]
Bông sen bạc Bước nhảy của châu chấu 2007 Đàm Thùy Dường Phạm Ngọc Tuấn Hãng phim Hoạt hình Việt Nam [20]
Giải thưởng BGK Chim cút làm tổ 2008 Đàm Thùy Dương, Minh Tuệ NSƯT Trần Trọng Bình Hãng phim Hoạt hình Việt Nam [38]
Chuyện cổ loa thành 2008 Đoàn Triệu Long NSƯT Phương Hoa Đài Truyền hình Việt Nam
Tham gia Có một chú cóc con 2009 Phan Lê Hải Trần Khánh Duyên Hãng phim Hoạt hình Việt Nam
Cồ và Chíp 2008 Minh Tuệ NSƯT Phan Nhân Lập
Dưới một mái nhà 2007 Dương Bích Ngọc Phan Trung
Giai điệu mùa xuân 2007 Hà Trang Nguyễn Bảo Quang
Hiệp sĩ áo xanh 2008 Hồng Minh Lê Bình
Ngân hàng thời gian 2008 Bùi Hoài Thu, Nguyễn Thu Trang Trần Dương Phấn [34]
Những chú cá lạc đàn 2009 Nguyễn Thu Trang, Phạm Thanh Hà Phùng Văn Hà
Nhiệm vụ tháng tư 2008 Hoài Thu, Thanh Hà Lương Xuân Huy
Sự tích đảo Bà 2009 Phạm Sông Đông, Phạm Thanh Hà Phạm Ngọc Tuấn
Thung lũng cỏ vàng 2009 Bùi Hoài Thu Lê Bình
Vào hang kiến 2007 Nguyễn Toàn Thắng, Phạm Sông Đông Trần Trọng Bình
Ve vàng và dế lửa 2007 Lê Trường Đại Phùng Văn Hà
Chiếc đèn đẹp nhất 2009 Hoài Hương NSƯT Phương Hoa Đài Truyền hình Việt Nam
Mai Hắc Đế 2008 Trần Chí Thanh Trần Thanh Việt
Phùng Hưng 2008 Yên Hà Nguyễn Thái Hùng
Truyền thuyết dòng Darơga 2008 NSƯT Hà Bắc NSƯT Hà Bắc Hãng phim Giải Phóng [34]

Giải thưởng cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim truyện nhựa

[sửa | sửa mã nguồn]
Nam diễn viên phụ xuất sắc
Nữ diễn viên phụ xuất sắc

Phim truyện video

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trịnh Tùng – Mười ba bến nước.[24]
Nam diễn viên phụ xuất sắc
Nữ diễn viên phụ xuất sắc
  • Chu Sơn Tùng – Âm sắc của màn đêm.[42]
  • Tuyết Liên – Mười ba bến nước.[44]

Phim tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phan Huyền Thư – Chất xám.[42]
  • Nguyễn Quốc Thành – Đám mây không dừng lại.[36]

Phim hoạt hình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyễn Vinh Sơn – Rùa và thỏ.[39]
  • Huyền Vũ, Mỹ Linh – Rùa và thỏ.[42]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đỗ Tuấn (9 tháng 12 năm 2009). “Tưng bừng đêm khai mạc LHP Việt Nam lần thứ 16”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ V.Quê (26 tháng 11 năm 2009). “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 sẽ có giải vàng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  3. ^ theo VOV. “9 đoàn quốc tế sẽ dự Liên hoan phim Việt Nam”. Tuyên Giáo. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ Y Nguyên (23 tháng 7 năm 2009). “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ T.Quyên (26 tháng 11 năm 2009). “99 phim tranh giải Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 16”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  6. ^ Lê Ngọc Minh (26 tháng 11 năm 2009). “Tiếp tục đổi mới”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  7. ^ “LHP VN 16: Không dễ chọn "Bông sen vàng". Báo Thể thao & Văn hóa. 10 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  8. ^ a b Vi Khanh (6 tháng 12 năm 2009). “Liên hoan phim VN lần thứ 16: Cuộc trở lại quy mô”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ a b Hoàng Tú (13 tháng 12 năm 2009). 'Đừng đốt' thắng”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2023.
  10. ^ “TP.HCM: Khai mạc Liên hoan Phim Việt Nam thứ 16”. VietnamPlus. 8 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  11. ^ Cát Khuê (11 tháng 12 năm 2009). “Liên hoan phim Việt Nam 16: Chuyện ghi ở bên lề...”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  12. ^ Mai Thùy (9 tháng 12 năm 2009). “Khai hội Liên hoan phim 16”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  13. ^ Đỗ Tuấn (9 tháng 12 năm 2009). “Tưng bừng đêm khai mạc LHP Việt Nam lần thứ 16”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  14. ^ Tuyết Loan (9 tháng 12 năm 2009). “Khai mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  15. ^ Văn Bảy (9 tháng 12 năm 2009). “Khai mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16”. Báo Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  16. ^ Song Hảo; Ngọc Bi (8 tháng 12 năm 2009). “Điểm mặt phim truyện nhựa”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  17. ^ a b BH (12 tháng 12 năm 2009). “Bế mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  18. ^ a b c d Nguyễn Xuân Hải (ngày 31 tháng 12 năm 2009). “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16: Tản mạn về việc chấm giải phim truyện nhựa”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2022.
  19. ^ Kiến Huy (25 tháng 11 năm 2009). 'Liên hoan phim VN 16 dứt khoát có giải vàng'. VnExpress. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  20. ^ a b "Đừng đốt" đoạt Bông sen vàng”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 6 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  21. ^ “Liên hoan phim thứ 16: "Đừng đốt" được tôn vinh”. VietnamPlus. 12 tháng 12 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  22. ^ a b PV (12 tháng 12 năm 2009). 'Đừng đốt' - Phim truyện nhựa xuất sắc LHP Việt Nam lần thứ 16”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  23. ^ a b c Thảo Duyên (22 tháng 1 năm 2010). “Ám ảnh từ Mười ba bến nước”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  24. ^ a b c Thủy Anna (14 tháng 12 năm 2009). “Đặng Thái Huyền: Đạo diễn 8X giành Bông sen vàng với phim đầu tay”. Báo Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  25. ^ Hiền Nhi (2 tháng 12 năm 2009). “Nhiều hoạt động bên lề Liên hoan phim VN lần thứ 16”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  26. ^ Tuyết Loan (ngày 13 tháng 12 năm 2009). "Bông-sen-vàng"-559852/ “Niềm vui của những "Bông sen vàng". Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.
  27. ^ a b c Mai Thi (13 tháng 12 năm 2009). “Bản tình ca cho hòa bình”. Báo Hànộimới. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  28. ^ a b Mai Thùy (ngày 13 tháng 12 năm 2009). 'Đừng đốt' đoạt Bông sen vàng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2022.
  29. ^ Thu Hằng (6 tháng 12 năm 2009). “Chơi vơi sử dụng lời thơ Dệt tầm gai không xin phép”. Báo Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  30. ^ Ngọc Nguyễn (11 tháng 12 năm 2009). “LHP 16: Nhiều bộ phim "mất điểm" vì ngộ nhận”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  31. ^ Thảo Duyên (8 tháng 12 năm 2009). “Liên hoan phim (LHP) Việt Nam lần thứ 16: Bông sen vàng khó kiếm”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  32. ^ “Giải Bông Sen Vàng 16: Cuộc đua của những cựu binh”. Báo điện tử Tổ Quốc. 6 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  33. ^ a b c d PV (14 tháng 12 năm 2009). "Đừng đốt" đoạt giải Bông sen vàng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  34. ^ a b c d e f g h i j k l m n H.O (9 tháng 12 năm 2009). “Xem phim miễn phí tại Liên hoan phim VN 16”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  35. ^ a b Hà Giang; Như Hoa (12 tháng 12 năm 2009). “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XVI: Ai sẽ đăng quang đêm nay?”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  36. ^ a b c Văn Bảy (13 tháng 12 năm 2009). “Kết quả Liên hoan phim VN lần thứ 16”. Báo Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  37. ^ a b Hà Giang (19 tháng 12 năm 2009). “Giám đốc Điện ảnh Quân đội Nhân dân: Đề tài chiến tranh và người lính luôn khơi nguồn cảm hứng”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  38. ^ a b c Sỹ Hoàng (13 tháng 12 năm 2009). "Đừng đốt" đoạt Bông sen Vàng”. Báo điện tử Tổ Quốc. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  39. ^ a b c d e Phạm Thanh Phong (16 tháng 12 năm 2009). “Cùng tiến nhưng chưa vượt trội”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  40. ^ Nguyễn Đức Dương (21 tháng 12 năm 2009). “Thế giới trong trẻo của Huỳnh Vĩnh Sơn”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  41. ^ Hoàng Giang Sơn (21 tháng 3 năm 2010). “Vì sao phim "14 ngày phép" giành nhiều giải?”. Báo Hànộimới. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  42. ^ a b c d e Nhiêu Huy (13 tháng 12 năm 2009). 'Đừng đốt' đoạt giải Bông sen vàng”. VnExpress. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  43. ^ Minh Phong (3 tháng 8 năm 2022). “Những nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND khi còn trẻ”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  44. ^ Tuyết Liên (5 tháng 4 năm 2016). “Nghệ sĩ Tuyết Liên: "Khán giả nhớ mặt mình là may mắn rồi". Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan về bang Tokyo Manji trong Tokyo Revengers
Tổng quan về bang Tokyo Manji trong Tokyo Revengers
Tokyo Manji Gang (東京卍會, Tōkyō Manji-Kai?), thường được viết tắt là Toman (東卍, Tōman?), là một băng đảng mô tô có trụ sở tại Shibuya, Tokyo
Vị trí của Albedo trong dàn sub-DPS hiện tại
Vị trí của Albedo trong dàn sub-DPS hiện tại
Albedo là một sub-DPS hệ Nham, tức sẽ không gặp nhiều tình huống khắc chế
Chiến dịch Linebacker II từ góc nhìn Hoa Kỳ
Chiến dịch Linebacker II từ góc nhìn Hoa Kỳ
Những ngày cuối tháng 11 của 51 năm trước là thời điểm mà việc cuộc đàm phán cho hoà bình của Việt Nam đang diễn ra căng thẳng ở Paris, Pháp
Tuyển người giỏi không khó, tuyển người phù hợp mới khó
Tuyển người giỏi không khó, tuyển người phù hợp mới khó
Thông thường HM sẽ liệt kê các công việc (Trách nhiệm) của vị trí, dựa trên kinh nghiệm của cá nhân mình