Việt Linh

Việt Linh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Việt Linh
Ngày sinh
2 tháng 12, 1952 (71 tuổi)
Nơi sinh
Sài Gòn, Liên bang Đông Dương
Nơi cư trúCộng hòa Pháp
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Bố
Nguyễn Việt Tân
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1985 – nay
Đào tạoViện Điện ảnh Quốc gia S. A. Gerasimov
Tác phẩmGánh xiếc rong
The Building
Dấu ấn của quỷ
Mê Thảo, thời vang bóng
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động2014 – nay
Thành viên củaSân khấu kịch Hồng Hạc
Tác phẩm
  • Thiên Thiên
  • Đảo lửa
  • Giờ của quỷ
  • Diễn viên hạng ba
  • Mọi điều ta chưa nói
  • Thiên thần nhỏ của tôi
  • Eugénie Grandet
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1990
Đạo diễn xuất sắc
Website

Việt Linh (tên đầy đủ là Nguyễn Việt Linh, sinh ngày 2 tháng 12 năm 1952) là một nhà biên kịch, đạo diễn điện ảnh người Việt Nam, bà được biết đến với các bộ phim Mê Thảo, thời vang bóng, Gánh xiếc rong, Dấu ấn của quỷ và biên kịch bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Bên cạnh sự nghiệp đạo diễn và biên kịch phim, bà còn là tác giả của nhiều cuốn sách, bài báo về điện ảnh và là tác giả của một số vở kịch.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Linh, tên khai sinh là Nguyễn Việt Linh, sinh ngày 2 tháng 12 năm 1952 tại Sài Gòn, là con gái của nhà biên kịch điện ảnh gốc Bến Tre, Nguyễn Việt Tân. Với năng khiếu bẩm sinh, năm 13 tuổi, Việt Linh tham gia tổ chức các hoạt động viết lách trong trường. Việt Linh theo học tại trường Bồ Đề ở Cần Thơ đến năm 1967 thì mẹ của bà đi lấy chồng khác.[1] Năm 1969, bà bỏ học, vào chiến khu tìm bố, khi đất nước thống nhất, bà mới quay lại với việc học.[1][2] Khi đảm đương nhiệm vụ tại Xưởng phim Giải Phóng thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, bà đã có truyện ngắn 2 kỳ Hương vú sữa đăng trên báo Giải phóng.[3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1970, Việt Linh khởi đầu sự nghiệp điện ảnh bằng vai trò dựng phim, biên tập, biên kịch phim tài liệu. Việt Linh tốt nghiệp khóa quay phim do Bộ Văn hóa Chính phủ Cách mạng lâm thời tổ chức tại Trung ương Cục miền Nam[4][5] vào năm 1974. Hòa bình lập lại, Việt Linh tiếp tục công tác tại Hãng phim Giải Phóng ở thành phố Hồ Chí Minh.[3] Trong thời gian này bà tiếp tục học bổ túc lớp 12 tại trường Lê Quý Đôn.[2]

Tháng 9 năm 1979, bà được gửi đi Liên Xô học biên kịch phim truyện, nhưng do đam mê riêng, bà xin thi chuyển ngành và đỗ vào Khoa Đạo diễn phim truyện tại Trường đại học Điện ảnh Quốc gia toàn Liên bang Xôviết, Moskva. Năm 1985, bà tốt nghiệp, trở về nước và tiếp tục làm việc tại Hãng phim Giải phóng, vừa làm đạo diễn phim truyện vừa viết kịch bản phim truyện.[3][6]

Bộ phim truyện đầu tay của Việt Linh với vai trò đạo diễn năm 1986, mang tên Nơi bình yên chim hót. Bộ phim điện ảnh thứ hai, Phiên tòa cần chánh án lấy đề tài hậu chiến và chất độc màu da cam, đã giành được giải Đặc biệt tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8.[7] Trong thời gian quay bộ phim này, biên kịch Phạm Thùy Nhân đã cho Việt Linh đọc cuốn Chùa Đàn của Nguyễn Tuân.[8] Bộ phim Gánh xiếc rong năm 1988 là thành công lớn đầu tiên của bà khi dành được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước.[3] Năm 1992, dự định chuyển thể một tác phẩm của Chu Lai không thành, Việt Linh dự định trở về Pháp; nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân gợi ý cho bà về một kịch bản mới. Kịch bản Dấu ấn của quỷ được Phạm Thùy Nhân gấp rút biên soạn trong khi đạo diễn Việt Linh và nhà quay phim Đoàn Quốc tìm kiếm cảnh quay. Giữa năm 1992, quá trình quay phim hoàn tất.[9] Hai bộ phim sau của Việt Linh là Dấu ấn của quỷ (1992), Chung cư (1998) gặt hái được nhiều giải thưởng.[3]

Với bộ phim điện ảnh cuối cùng Mê thảo, thời vang bóng, bà lên kế hoạch từ khi đọc được truyện ngắn Chùa Đàn. Tại Pháp, Việt Linh đã xem lại các tư liệu về miền Bắc Việt Nam và được cơ quan văn hóa của Pháp hỗ trợ dựng cảnh.[8] Trong sự nghiệp đạo diễn điện ảnh từ năm 1986 đến 2002, bà đã có 7 tác phẩm với hàng chục giải thưởng lớn nhỏ.[10]

Năm 2005, vì hút thuốc và làm việc quá sức bà bị tai biến, từ thời điểm này bà chuyển sang việc viết sách, báo, kịch bản và biên tập phim.[3][6] Năm 2006, nhận lời mời từ The 5th Asia - Pacific Triennial of Contemporary Art (Tam niên nghệ thuật cận đại châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 5),[11] ban tổ chức muốn tài trợ để đạo diễn Việt Linh đưa đến 7 bộ phim của bà để triển lãm, bao gồm cả phim video Cuộc đời bị đánh cắp sản xuất năm 1989. Nhưng cuối cùng, chỉ có 4 phim đuợc mang đến,[12] và cả 4 bản phim này đạo diễn đều phải mua lại từ các kho lưu trữ của nước khác: Gánh xiếc rong mua lại từ Thụy Sĩ, Dấu ấn của quỷChung cư mua lại từ Nhật Bản, Mê Thảo, thời vang bóng mua lại từ Mỹ.[13]

Năm 2012, trong dịp ra mắt tạp bút "Chyện và truyện", Việt Linh cho biết đã chuyển thể một kịch bản phim từ truyện ngắn Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh; kịch bản cũng đã được một nhà sản xuất mua lại. Năm 2014, bà trở về Việt Nam ra mắt sách mới thuộc dự án Tủ sách điện ảnh[14] nhưng sau đó đã ở lại thêm để dựng vở kịch Thiên Thiên, vở kịch kết hợp từ hai tác phẩm, truyện ngắn Hạnh phúc là cùng của Vũ Hồi Nguyên và truyện ngắn Xoa của Tăng Song Nam.[15] Năm 2015, bà mở sân khấu riêng với tên gọi Hồng Hạc.[16]

Từ năm 2008, dự án "Tủ sách điện ảnh" của đạo diễn Việt Linh và các đồng nghiệp xuất bản được nhiều ấn phẩm kịch bản, công trình nghiên cứu, dịch thuật về điện ảnh.[3][17] Trong đó 20 bài học điện ảnh do bà và Hải Linh biên dịch đã chiến thắng tại hạng mục "Công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình" của Giải Cánh diều 2008.[18] Năm 2009, Việt Linh thực hiện dự án phim Tam đàn bà với nhà sản xuất Trần Khải Hoàng và nhà quay phim Phạm Hoàng Nam, nhưng dự án không thể thực hiện vì Trần Khải Hoàng đột ngột qua đời khi chuẩn bị vào giai đoạn bấm máy.[19]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1991, Việt Linh đưa bộ phim Gánh xiếc rong dự một Liên hoan phim tại Pháp. Tại đây bà gặp người chồng sau này, đạo diễn, nhà nghiên cứu, giáo sư Trần Hải Hạc.[20]

Bà có một cô con gái tên Hải Anh, sinh năm 1993, tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế và đạo diễn phim truyện. Năm 2020, cô về nước và năm 2023 cho ra mắt tiểu thuyết hình minh họa, tựa đề Sống (cùng họa sĩ Pauline Guitton) nói về cuộc đời của Việt Linh. Cuốn sách được được Nhà xuất bản Ankama cử đi dự Liên hoan truyện tranh quốc tế Angoulême.[2][21] Đầu năm 2024, Sống được dịch sang tiếng Việt, Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản.[22]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Bộ phim Sự kiện Hạng mục Nhận giải Chú thích
1990 Gánh xiếc rong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9 Đạo diễn xuất sắc Việt Linh [23]
2000 Chung cư Liên hoan phim Cộng đồng Pháp ngữ Nemours (Bỉ)
2008 20 bài học điện ảnh Giải Cánh diều 2007 Công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình Việt Linh; Hải Linh [18]

Tác phẩm đạt giải

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Bộ phim Sự kiện Giành giải Chú thích
1988 Phiên tòa cần chánh án Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 Giải đặc biệt
1990 Gánh xiếc rong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9 Bông sen Bạc [24]
Giải khán giả bình chọn
Liên hoan phim quốc tế Nantes (Pháp) Giải khán giả bình chọn
1991 Liên hoan phim quốc tế Berlin Giải thưởng Ban giám khảo UNICEF
1992 Liên hoan phim quốc tế Fribourg (Thụy Sĩ) Grand prix
1993 Liên hoan phim quốc tế Laon (Pháp) Bằng khen
Liên hoan phim quốc tế "Phụ Nữ Madrid" (Tây Ban Nha) Giải nhất
1993 Dấu ấn của quỷ Liên hoan phim Việt Nam lần 10 Giải Ban Giám khảo [25]
Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1993 Giải B
Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 38 Giải thưởng Ban giám khảo
Liên hoan phim quốc tế Fukuoka - Focus on Asia lần thứ 3 Giải đặc biệt hoặc Đề cử [26][27]
1999 Chung cư Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 Bằng khen [23]
Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam Giải B
2003 Mê Thảo, thời vang bóng Tổ chức Liên chính phủ Francophonie Giải nhì [23]
Liên hoan phim Quốc tế Bergamo (Italia) lần thứ 11 Bông hồng Vàng

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
Vai trò đạo diễn
Năm Tựa đề Biên kịch Chú thích Nguồn
1986 Nơi bình yên chim hót Lý Lan [28]
1987 Phiên tòa cần chánh án Việt Linh [29]
1988 Cuộc đời bị đánh cắp Phim video [3][13]
Gánh xiếc rong Phạm Thùy Nhân
1992 Dấu ấn của quỷ
1998 Chung cư Việt Linh
2002 Mê thảo, thời vang bóng Phạm Thùy Nhân
Vai trò biên kịch
Năm Tựa đề Đạo diễn Đồng biên kịch Nguồn
1989 Ngọn cỏ gió đùa Hồ Ngọc Xum [30]
1990 Vị đắng tình yêu Lê Xuân Hoàng Lê Hoàng
2000 Ba người đàn ông Trần Ngọc Phong [31]
2013 Nếu anh còn được sống Lê Ngọc Linh [32][33][34]
2015 Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Victor Vũ Victor Vũ; Đoàn Nhật Nam
2018 Ở đây có nắng Đỗ Nam [35]

Sân khấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Từ năm Vở kịch Vai trò Chú thích
2014 Thiên Thiên Biên kịch [36]
2015 Đảo lửa [16]
Visa Đồng biên kịch: Chi Cù[16]
Giờ của quỷ [16]
2016 Diễn viên hạng ba [37]
2022 Mọi điều ta chưa nói Đồng đạo diễn: Lê Chi Na[38]

Chuyển thể tiểu thuyết của Marc Levy

Thiên thần nhỏ của tôi
Eugénie Grandet

Sách, bài báo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huy chương cho đào nương
  • Tủ sách điện ảnh (bộ sách):[39]
    • 2006: Dạo chơi vườn điện ảnh
    • 2006: Ý tưởng nghề nghiệp
    • 2007: 20 bài học điện ảnh (biên dịch)
    • 2008: Chuyện mình, chuyện người
  • 2012: Chuyện và truyện[40]
  • Lời đẹp Cinema (Sách - sưu tầm)
  • Những bài học điện ảnh (Sách - biên dịch)
  • 2014: Ở đây có nắng (tập sách)[39]
  • 2014: Năm phút với gác xép (Tuyển tập tản văn)[39]
  • 2014: Ở đây có nắng: Truyện phim
  • 2018: Giấy không gói được than cháy dở
  • Soi gương bằng người
  • 2016: Hậu trường điện ảnh (Đồng tác giả: Lữ Đắc Long)
  • Xin lỗi bản thân (bài báo - tự sự)[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Từ Việt Linh đến Mê Thảo”. Báo Thanh Niên. 9 tháng 7 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2004. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.
  2. ^ a b c Đỗ An (20 tháng 4 năm 2019). “Đạo diễn Việt Linh: "Sự thật luôn quyến rũ tôi". Báo Giáo dục và Thời đại Online. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  3. ^ a b c d e f g h Thanh Thanh (25 tháng 12 năm 2014). “Đạo diễn Việt Linh - con tằm cần mẫn”. Báo điện tử Petrotimes. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  4. ^ Mỹ Hà (11 tháng 8 năm 2011). “Giao lưu với đạo diễn Việt Linh”. Tạp chí Kinh tế Sài Gòn. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ Theo một số nguồn thông tin liên đến đạo diễn Trần Mỹ Hà, ông học cùng Việt Linh khóa học quay phim do Trung ương Cục miền Nam (1972-1974) tổ chức, và thuộc Trường Điện ảnh Việt Nam (nhánh 2).
  6. ^ a b c Ngọc Vân. “Đạo diễn Việt Linh: Tôi đã cố gắng 'sống lại' một cách lành mạnh nhất”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ Hồng Trâm - Hồng Tuyến (26 tháng 4 năm 1988). "Phiên tòa cần chánh án" và đạo diễn Việt Linh”. Tiền Phong. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ a b Vân Anh. “#Cinematic Issue: Trò chuyện cùng đạo diễn Việt Linh - "Hết phim, mời bà con về nghỉ!". L'Officiel Vietnam | The Fashion Revolution. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ “Dấu ấn của quỷ và Gánh xiếc rong”. www.gio-o.com. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
  10. ^ Nguyen Huu Hon (14 tháng 6 năm 2021). “Đạo diễn Việt Linh: "Hết phim, mời bà con về nghỉ!". LUXUO Việt Nam. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  11. ^ “Điện ảnh Việt Nam đang tập cách tiêu tiền đúng chỗ”. Báo điện tử Tiền Phong. 21 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  12. ^ “The 5th Asia–Pacific Triennial of Contemporary Art (APT5)”. Queensland Art Gallery | Gallery of Modern Art (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  13. ^ a b Huy Trường (TT&VH) (21 tháng 12 năm 2006). “Vất vả đời phim Việt”. Tiền Phong online. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  14. ^ Thoại Hà (21 tháng 1 năm 2014). “Đạo diễn Việt Linh: 'Sân khấu với tôi như duyên trời định'. VnExpress. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  15. ^ Ealle team (11 tháng 5 năm 2014). “Đạo diễn Việt Linh và vở kịch "Thiên Thiên". Elle Việt Nam. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  16. ^ a b c d Thoại Hà (25 tháng 12 năm 2015). “Đạo diễn Việt Linh về nước mở sân khấu kịch riêng”. vnexpress.net. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  17. ^ Ngô Thị Kim Cúc (28 tháng 6 năm 2007). “Trò chuyện với đạo diễn Việt Linh: Nghệ thuật không có chỗ cho sự chập chờn”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2023.
  18. ^ a b Phan Xi Nê (12 tháng 4 năm 2008). “Nghĩ về điện ảnh Việt từ 20 bài học điện ảnh”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  19. ^ theo tạp chí Đẹp (14 tháng 9 năm 2009). “Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: "Tôi nửa vời bởi tôi tỉnh táo". Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2024.
  20. ^ “Trần Hải Anh: 'Nếu hiểu mẹ thì sẽ hiểu đất nước mình hơn'. Người đô thị. 8 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2024.
  21. ^ Minh Khôi (15 tháng 1 năm 2023). “Hải Anh ra mắt sách Sống về thời niên thiếu của đạo diễn Việt Linh”. TUỔI TRẺ ONLINE. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  22. ^ "Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái”. Tuổi trẻ Thủ đô. 12 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.
  23. ^ a b c Võ Vân (17 tháng 1 năm 2018). “Đạo diễn Việt Linh giao lưu với độc giả và ra mắt sách mới”. Báo Tổ Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2023.
  24. ^ “Phạm Thùy Nhân”. www.gio-o.com. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2023.
  25. ^ “Gặp gỡ đạo diễn Việt Linh và trò chuyện về điện ảnh, nghề làm phim”. Đại học Fulbright Việt Nam. 17 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  26. ^ “1993 (3rd) | アジアフォーカス・福岡国際映画祭 アーカイブ : Focus on Asia International Film Festival Fukuoka ARCHIVE”. www.focus-on-asia.com. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  27. ^ Quốc Huy (22 tháng 10 năm 2015). “Ba vai diễn xấu kinh điển khó vượt qua của điện ảnh Việt”. Tinmoi.vn. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  28. ^ Nơi Bình Yên Chim Hót - Full, truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2023
  29. ^ Phiên Tòa Cần Chánh Án | Phim Truyện Việt Nam Cũ Hay, truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2023
  30. ^ 1989 - NGỌN CỎ GIÓ ĐÙA TẬP 1, truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2023
  31. ^ Ba Người Đàn Ông [Full], truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2023
  32. ^ "Nếu anh còn được sống" - Mang dáng dấp trường ca bi tráng”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. 21 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  33. ^ “Nếu anh còn được sống: Hơn 4 năm bị ngâm, vì sao?”. Người Lao Động. 17 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2023.
  34. ^ “Ì ạch phim nhà nước”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. 15 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2023.
  35. ^ VnExpress. “Quý Bình dằn vặt vì con riêng trong phim mới”. vnexpress.net. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  36. ^ Thoại Hà (28 tháng 11 năm 2013). “Minh Trang tái xuất sân khấu sau 20 năm”. vnexpress.net. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  37. ^ Thất Sơn (11 tháng 3 năm 2016). “Truyện ngắn của Lý Lan lên sàn kịch”. vnexpress. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  38. ^ Mai Nhật (6 tháng 11 năm 2022). “Nhà văn Marc Levy trở lại Việt Nam”. vnexpress. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  39. ^ a b c “Đạo diễn Việt Linh”. Elle Việt Nam. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  40. ^ Thất Sơn (22 tháng 3 năm 2012). “Đạo diễn Việt Linh về nước ra sách mới - Văn nghệ Tiền Giang online”. vannghetiengiang.vn. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu AG Adara - Magenta Meteor Artery Gear: Fusion
Giới thiệu AG Adara - Magenta Meteor Artery Gear: Fusion
Sở hữu năng lực xoá buff diện rộng kèm hiệu ứng Speed Reduction, đặc biệt là rush action cực khủng
Vĩnh biệt BAEMIN- hành trình chan chứa đầy cảm xúc
Vĩnh biệt BAEMIN- hành trình chan chứa đầy cảm xúc
Baemin với tên khai sinh đầy đủ là Baedal Minjeok, được sự hẫu thuận mạnh mẽ nên có chỗ đứng vững chắc và lượng người dùng ổn định
Phantom Valorant – Vũ khí quốc dân
Phantom Valorant – Vũ khí quốc dân
Không quá khó hiểu để chọn ra một khẩu súng tốt nhất trong Valorant , ngay lập tức trong đầu tôi sẽ nghĩ ngay tới – Phantom
Tổng hợp tất cả nhân vật trong Overlord
Tổng hợp tất cả nhân vật trong Overlord
Danh sách các nhân vật trong Overlord