Giáo hoàng Alexanđê VIII

Alexanđê VIII
Tựu nhiệm6 tháng 10 năm 1689
Bãi nhiệm1 tháng 2 năm 1691
(1 năm, 118 ngày)
Tiền nhiệmInnôcentê XI
Kế nhiệmInnôcentê XII
Tước vị
Tấn phong Giám mục27 December, 1654
bởi Marcantonio Bragadin
Vinh thăng Hồng y19 February, 1652
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhPietro Vito Ottoboni
Sinh(1610-04-22)22 tháng 4, 1610
Venice, Cộng hòa Venezia
Mất1 tháng 2, 1691(1691-02-01) (80 tuổi)
Roma, Lãnh thổ Giáo hoàng
Huy hiệu
Các giáo hoàng khác lấy tông hiệu Alexanđê

Alexanđê VIII (Latinh: Alexander VIII) là vị giáo hoàng thứ 241 của giáo hội công giáo. Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng năm 1689 và ở ngôi Giáo hoàng trong 16 tháng 4 ngày[1]. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định ông đắc cử Giáo hoàng ngày 6 tháng 10 năm 1689, ngày khai mạc chức vụ mục tử đoàn chiên chúa là ngày 16 tháng 10 và ngày kết thúc triều đại của ông là ngày 1 tháng 2 năm 1691.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hoàng Alexander VIII sinh ở Venice ngày 22 tháng 4 năm 1610 với tên thật là Pierre Ottoboni. Ông là con của Marco Ottoboni, chưởng ấn của cộng hòa Venise và thuộc một gia đình quý tộc của thành phố này.

Về việc giáo dục của mình, vị Giáo hoàng tương lai này đã lợi dụng tất cả những gì mà sự giàu có cũng như địa vị xã hội của mình có thể mang lại. Sau những học tập xuất sắc ở đại học Pađua, nơi mà vào năm 1627, ông đạt được bằng tiến sĩ giáo luật và luật dân sự. Ông đến Rôma dưới triều Giáo hoàng Urbanô VIII (1623 – 1644) và được làm thống đốc Terni, Rieti và Spolète. Trong vòng 14 năm, ông phục vụ với tư cách là dự thẩm ở tòa thượng thẩm Rôma (Rota). Ông được Innôcentê X nâng lên hồng y ngày 19 tháng 2 năm 1652 theo yêu cầu của nước cộng hòa Venise. Ông sống yên lành ở đó.

Ông trở thành hồng y trưởng ấn viên (dataire) dưới triều Clêmentê IX. Gần 80 tuổi, ông được bầu làm Giáo hoàng nhưng chỉ cai trị trong 15 tháng. Trong thời gian đó ít có việc gì quan trọng xảy ra.

Triều giáo hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Louis XIV lúc bấy giờ đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn nên muốn lợi dụng các điều quy định hòa giải của Giáo hoàng mới mà ông đã góp phần làm cho được bầu và để đáp lại làm cho Giáo hoàng này trở nên thuận lợi với mình, ông đã trả lại cho Giáo hoàng thành phố Avignon mà ông đã cho chiếm đóng, đồng thời ông từ khước quyền tỵ nạn mà tòa đại sứ Pháp đã lợi dụng quá lâu.

Những nhượng bộ này đã không ngăn cản được Giáo hoàng ngày 4 tháng 8 năm 1690, ông ra đoản sắc Inter Multiplices tuyên bố Bản tuyên ngôn của hàng giáo sĩ Pháp (1682) và việc đặt "vương quyền" tại những nơi chưa có là "vô hiệu". Ông đã đi theo cùng một đường lối với vị tiền nhiệm là đức Innocent XI trong vấn đề Pháp giáo.

Ông giúp vua Ba Lan và dân Venice chống lại quân Thổ Nhĩ Kỳ. Ông ôn hoà lãnh đạo Lãnh Địa Giáo hoàng, giảm thuế và khá nhân nhượng đối với nông dân. Ông cũng mắc chứng gia đình trị, nhưng đàng khác, ông rất rộng rãi đối với Giáo hội, ông tặng cho Giáo hội thư viện của Christina đã quá cố ở Thuỵ Sĩ mà ông đã mua lại bằng chính tài sản riêng của ông.

Bằng những khoản trợ cấp rộng rãi, Giáo hoàng giúp Venise thành phố quê hương ông đấu tranh chống lại quân Thổ. Ông đã lên án nhiều mệnh đề lạc giáo khác nhau mà trong đó có giáo lý về "tội triết học" (péché philosophique) ngày 24.8,1690. Là một người lương thiệt, hào hiệp, yêu hòa bình và khoan dung, ông tìm cách cứu giúp người nghèo bằng cách giảm bớt thuế. Ông đã tái lập những chức vụ nhàn rỗi mà vị tiền nhiệm của ông đã bãi bỏ.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009.
  • Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng giám mục Việt Nam [1] Lưu trữ 2009-12-14 tại Wayback Machine
  • Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ Tiếng Anh.
  • Cuộc lữ hành đức tin, lịch sử Giáo hội Công giáo, Lm Phanxicô X. Đào Trung Hiệu OP Hiệu đính tháng 9/2006, Đa Minh Việt Nam, Tỉnh dòng Nữ vương các thánh tử đạo.
  • Lịch sử Giáo hội Công giáo, Linh mục O.P Bùi Đức Sinh – giáo sư sử học, Tập I và II, Nhà xuất bản Chân Lý, Giấy phép số: 2386 BTT/PHNT Sài Gòn ngày 28 tháng 7 năm 1972.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Hiyori Shiina - Classroom of the Elite
Nhân vật Hiyori Shiina - Classroom of the Elite
Có thể mình sẽ có được một người bạn cùng sở thích. Một phần mình nghĩ rằng mình hành động không giống bản thân thường ngày chút nào, nhưng phần còn lại thì lại thấy cực kỳ hào hứng. Mình mong rằng, trong tương lai, sự xung đột giữa các lớp sẽ không làm rạn nứt mối quan hệ của tụi mình.
[Các tộc bài] Runick: Tiếng sấm truyền từ xứ sở Bắc Âu
[Các tộc bài] Runick: Tiếng sấm truyền từ xứ sở Bắc Âu
Trong sử thi Bắc Âu, có một nhân vật hiền triết cực kì nổi tiếng tên là Mímir (hay Mim) với hiểu biết thâm sâu và là 1 kho tàng kiến thức sống
Twinkling Watermelon - Cảm ơn các cậu đã dịu dàng lớn lên và tỏa sáng lấp lánh
Twinkling Watermelon - Cảm ơn các cậu đã dịu dàng lớn lên và tỏa sáng lấp lánh
Có một Ha Yi Chan 18 tuổi luôn rạng rỡ như ánh dương và quyết tâm “tỏa sáng thật rực rỡ một lần” bằng việc lập một ban nhạc thật ngầu
Đấu thần vương Shion trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Đấu thần vương Shion trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Shion (紫苑シオン, lit. "Aster tataricus"?) là Thư ký thứ nhất của Rimuru Tempest và là giám đốc điều hành trong ban quản lý cấp cao của Liên đoàn Jura Tempest