Giáo hoàng Lêô VII

Leo VII
Tựu nhiệm3 tháng 1 936
Bãi nhiệm13 tháng 7 939
Tiền nhiệmJohn XI
Kế nhiệmStephen VIII
Thông tin cá nhân
Tên khai sinh???
SinhUnknown
Mất(939-07-13)13 tháng 7, 939
Các giáo hoàng khác lấy tông hiệu Leo

Lêô VII (Latinh: Leo VII) là vị giáo hoàng thứ 126 của Giáo hội Công giáo.

Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng năm 936 và ở ngôi Giáo hoàng trong 3 năm 6 tháng 10 ngày[1]. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định triều đại của ông bắt đầu từ ngày 3 tháng 1 năm 936 cho tới ngày 13 tháng 7 năm 939.

Giáo hoàng Leo VII sinh tại Rôma. Ông cải cách và tổ chức lại đời sống đan tu và xây dựng đan viện cổ gần Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành.

Leo VII là một tu sĩ dòng Benedictine nên ngài quan tâm đặc biệt đến việc cải tổ các dòng tu. Ông đã giúp cho việc cải cách của dòng Cluny được dễ dàng và làm rất nhiều việc trong đó ngài cho xây lại tu viện Thánh Phaolô fuori le mura.

Leo VII viết thư cho các Giám mục PhápĐức, ra lệnh kết án các phù thủy và các nhà tướng số.

Leo VII đạt được hiệp định với Alberic II rằng Alberic nắm quyền dân sự còn Đức Giáo hoàng nắm quyền tôn giáo.

Sau một nhiệm kỳ dài ba năm, ông đã được mai táng trong vương cung thánh đường thánh Phê-rô xưa cùng một chỗ với thánh đường hiện nay.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009.
  • Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng Giám mục Việt Nam [1] Lưu trữ 2009-12-14 tại Wayback Machine
  • Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ Tiếng Anh.


Người tiền nhiệm
Gioan XI
Danh sách các giáo hoàng
Người kế nhiệm
Stêphanô VIII


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan được kế thừa qua nhiều thế hệ kể từ khi bị chia ra từ Titan Thủy tổ của Ymir Fritz
Cốt lõi của
Cốt lõi của "kiệt sức vì công việc" nằm ở "mức độ hài lòng với bản thân"?
Nếu bạn cảm thấy suy kiệt, bắt đầu thấy ghét công việc và cho rằng năng lực chuyên môn của mình giảm sút, bạn đang có dấu hiệu kiệt sức vì công việc.
Hiệu ứng Brita và câu chuyện tự học
Hiệu ứng Brita và câu chuyện tự học
Bạn đã bao giờ nghe tới cái tên "hiệu ứng Brita" chưa? Hôm nay tôi mới có dịp tiếp xúc với thuật ngữ này
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Cô nàng cáu giận Kenjaku vì tất cả những gì xảy ra trong Tử Diệt Hồi Du. Cô tự hỏi rằng liệu có quá tàn nhẫn không khi cho bọn họ sống lại bằng cách biến họ thành chú vật