Giáo hoàng Clêmentê XI

Clêmentê XI
Tựu nhiệm23 tháng 11 năm 1700
Bãi nhiệm19 tháng 3 năm 1721
(20 năm, 116 ngày)
Tiền nhiệmInnôcentê XII
Kế nhiệmInnôcentê XIII
Tước vị
Thụ phong Linh mụcSeptember 1700
Tấn phong Giám mục30 November, 1700
bởi Emmanuel-Theódose de la Tour d’Auvergne de Bouillon
Vinh thăng Hồng y13 February, 1690
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhGiovanni Francesco Albani
Sinh(1649-07-23)23 tháng 7 năm 1649
Urbino, Lãnh thổ Giáo hoàng
Mất19 tháng 3 năm 1721(1721-03-19) (71 tuổi)
Roma, Lãnh thổ Giáo hoàng
Huy hiệu
Các giáo hoàng khác lấy tông hiệu Clêmentê

Clêmentê XI (Latinh: Clemens XI) là vị giáo hoàng thứ 243 của giáo hội công giáo. Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng năm 1700 và ở ngôi Giáo hoàng trong 20 năm 3 tháng 25 ngày[1].

Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định ông đắc cử Giáo hoàng ngày 23, 30 tháng 11 năm 1700, ngày khai mạc chức vụ mục tử đoàn chiên chúa là ngày 8 tháng 12 và ngày kết thúc Triều đại của ông là ngày 19 tháng 3 năm 1721.

Trước khi thành giáo hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc Albani

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hoàng Clemens XI sinh tại Urbin, Marches ngày 23 tháng 6 năm 1649 với tên thật là Gianfrancesco Albani.

Ông là Giáo hoàng gốc người Albania, thuộc dòng họ Laci de Kurbin, tổ tiên ông, Michel Laci đã rời bỏ Albania với hai con trai là GeorgesPhilippe (chiến đấu với Skanderbeg) vì quân Thổ, đang đóng quân tại Urbin nước Italia, nơi mà ông lấy tên là Albani.

Georges có hai con trai là HoraceCharles. Horace đến ở Rôma tại Vatican – nơi ông được giáo hoàng Urbanô bổ nhiệm làm ủy viên nguyên lão. Charles là cha của Gianfrancesco.

Một nhánh khác của gia đình Albani đến ở tại Bergamo nổi bật với Gian Geronimo Albani (1504 – 1591) kinh sĩ, tác giả của những tác phẩm quan trọng. Ông này trở thành hồng y vào năm 1570.

Trở thành hồng y

[sửa | sửa mã nguồn]

Gianfrancesco lúc 11 tuổi đã vào học viện Rôma do các tu sĩ dòng tên điều khiển. Tại đây, ông học rất xuất sắc và được nữ hoàng Thụy ĐiểnChristina I chú ý tới.

Năm 28 tuổi, ông được bổ nhiệm làm giám mục Rieti. Sau đó, ông chịu trách nhiệm về các giáo phận SabinaOrvieto.

Ông được gọi về Rôma và được bổ nhiệm làm giám quản nhà thờ thánh Phêrô Rôma, rồi thư ký văn phòng đoản sắc Giáo hoàng.

Năm 1690, ông nhận chức hồng y lúc 41 tuổi, rồi được thụ phong linh mục.

Giáo hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1700, khi Giáo hoàng Innôcentê XII qua đời, cơ mật viện chuẩn bị bầu hồng y Mariscotti nhưng nước Pháp lấy quyền phủ quyết của mình phản đối việc đó. Lúc bấy giờ, các hồng y quay sang hồng y Albani, người mới chỉ 51 tuổi.

Vấn đề nối ngôi ở Tây Ban Nha

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay vừa lên ngôi, ông đã phải đối mặt với chiến tranh nối ngôi của Tây Ban Nha: vì Charles II đã từ trần trong khi đang họp cơ mật viện.

Trước tiên, năm 1701, ông theo phái Philippe V nước Pháp. Tuy nhiên điều đó đã làm cho ông bị sự thù địch của nước Áo và vấn đề trao chức của vương quốc NapoliSicilia cũng đã làm cho ông phải trả giá bằng sự không hài lòng của Philippe V.

Những thất bại của đoàn quân PhápTây Ban Nha đối diện với đế quốc đã để hở các lãnh thổ Giáo hoàng.

Eugène de Savoie-Carignan đã đưa các đoàn quân của mình vào đó. Clement đã phải cam lòng thừa nhận Charles III năm 1709. Cuối cùng những chuyển biết mới bất ngờ xảy ra: quân Pháp lại thắng thế, Joseph I chết và Charles rời Tây Ban Nha sau khi được bầu vào ngai hoàng đế.

Louis XIV tức giận từ chối việc làm trung gian của Clement XI và chính quyền của Giáo hoàng chỉ được cử một quan sát viên làm đại diện ở hiệp ước Rastatt. Chính quyền Giáo hoàng phải mất một thời gian để bình tâm trở lại về sự nối ngôi của Tây Ban Nha.

Lạc thuyết Jansénius

[sửa | sửa mã nguồn]

Lạc thuyết Jansénius vẫn chống đối và hoạt động mạnh mẽ bằng dù đã bị kết án. Để tận diệt tận gốc nhóm chống đối trong nữa đan viện Port-Royal, năm 1709 Giáo hoàng Clêmentê XI ra lệnh giải tán đan viện này.

Nhưng thuyết Jansénius lại xuất hiện một cách khéo léo với linh mục diễn giảng Pasquier Quesnel (1634-1719).

Năm 1671, ông xuất bản cuốn Luân lý Phúc Âm yếu lược, được bổ túc và tái bản năm 1694 với nhan đề Những cảm niệm đạo đức về Tân ước. Trong đó có nhiều điểm nhiễm giáo thuyết Jansénius.

Năm 1708, Giáo hoàng Clemens XI ra tông chiếu Unigenitus, kết án 101 luận đề rút trong sách của Quesnel.

Vấn đề không yên, nhất là từ năm 1715, khi Louis XIV, người chủ trương thẳng tay với Jansénius qua đời. Quesnel lợi dụng chủ trương Pháp giáo chống lại Tòa thánh và chống án lên đại công đồng.

Năm 1718, Giáo hoàng Clemens XI rút phép thông công nhưng họ vẫn không tuân. Phái Jansénius còn tồn tại mãi cho tới năm 1771.

Vấn đề nghi lễ Trung Hoa

[sửa | sửa mã nguồn]

Clement XI đã nối tiếp công việc của vị tiền nhiệm tổ chức những phiên họp tranh luật về lễ nghi Trung Hoa nhằm tìm ra giải pháp. Hai vị giám mục truyền giáo ở Trung Hoa, các đại diện hai dòng TênĐa minh, cùng nhiều nhà truyền giáo khác được Giáo hoàng mời về Roma dự một hội nghị do Giáo hoàng đích thân chủ tọa. Sau khi nghe các bên trình bày.

Cuối cùng vào ngày 20 tháng 11 năm 1704, Đức Clement XI đã kết án lễ nghi Trung Hoa: "Không được cho phép, bất cứ cách nào hay vì lý do gì, các tín hữu được chủ sự, tham gia nghi thức, kể cả tham dự, những buổi lễ quan trọng hay những buổi cúng tế quen cử hành theo định kỳ hằng năm đối với Khổng Tử và tiên nhân đã khuất, được xem như những nghi lễ đầy dị đoan. 7. Không thể cho phép tín hữu giữ bàn thờ tổ tiên theo phong tục Trung Hoa tại nhà riêng, bài vị có ghi: tọa vị của thần minh, hoặc âm hồn, mà người ta thường dùng để chỉ nơi hồn hay sinh linh người đã chết thỉnh thoảng đến an vị. ".[2]

Ông còn buộc các giám mục cũng như linh mục, bất cứ thuộc dòng tu nào phải vâng theo. Tông hiến được trao cho Giám mục Ch.M.Maillard de Tournon, thượng phụ giáo chủ hiệu tòa Antiokia, đang làm đặc sứ tòa thánh tại các xứ truyền giáo Đông phương có nhiệm vụ công bố và thi hành tại chỗ. Trong khi chờ đợi vị đặc sứ tới Trung Quốc, ông kêu gọi các nhà truyền giáo sẵn sàng chấp nhận những quyết định của Tòa thánh, tránh mọi cuộc tranh luật gây chia rẽ.

Ngày 8 tháng 4 năm 1705, đức thượng phụ tới Macao, tỏ ra can đảm và cương quyết nhưng lại thiếu tế nhị. Ông truyền tháo hai chữ "Kính thiên" do chính vua Khang Hy thủ bút gắn trên mặt tiền thánh đường Bắc Kinh. Ngày 25 tháng 1 năm 1707, tại Nam Kinh, đức thượng phụ công bố sắc lệnh chính thức bác bỏ lễ nghi Trung Hoa vì "không phù hợp với lễ nghi Công giáo".

Các thừa sai dòng Tên một lần nữa khiếu nại sang Tòa thánh, nhưng đức Clement phúc đáp bằng việc trao mũ hồng y cho đức thượng phụ. Hồng y đặc sứ và 10 cha dòng Đa Minh bị trục xuất khỏi Trung Quốc.

Ngày 25 tháng 9 năm 1710, Giáo hoàng Clement XI lại ban một Tông hiến khác, châu phê sắc lệnh Nam Kinh 1707, cấm khiếu nại, cấm trở lại vấn đề lễ nghi. Tuy nhiên phe "bênh lễ nghi" vẫn tìm ra lẽ để khỏi phỉa vâng phục.

Ngày 19 tháng 3 năm 1715, Giáo hoàng Clement XI ban hành tông chiếu "Ex illa die" long trọng kết án nghi lễ MalabarsTrung Hoa, phạt vạ tuyệt thông những ai bất tuân phục Tòa thánh về những lễ nghi đã bị bác bỏ, đồng thời buộc ác thừa sai Đông phương phải tuyên thệ trung thành với Tòa thánh trong việc này.

Vua Khang Hy coi đây là hành vi nhục mạ quốc thể nên ra lệnh cấm đạo, ông ra lệnh triệt hạ các nhà thờ, bắt bớ tín hữu, trục xuất các thừa sai. Việc bách hại gắt gao hơn dưới thời vua Ung Chính (1732-36).

Năm 1720, Khâm sứ Mezzabarba (cũng tòa Antiokia) được cử làm khâm sai sang Trung Quốc thực thi sắc lệnh Tòa thánh đã ban hành về lễ nghi. Đức thượng phụ tới Macao, nhận lời tuyên thệ của các thừa sai, giải và cho một giám mục và một số linh mục.

Trước tình hình căng thẳng, ngày 4 tháng 11 năm 1721, ông đề ra cách áp dụng tông chiếu với tám điểm nới rộng. Đại khái Ông cho phép thực hành nghi lễ với lời phân trần.

Cai quản giáo hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Clement XI đã bổ nhiệm 4 hồng y thuộc gia đình Albani, các cháu của ông: Alexanđe (1672 – 1779), Hannibal (1682 – 1751), Albani (1720 – 1803) và Giuseppe (1750 – 1834). Ông làm cho lễ Maria vô nhiễm nguyên tội trở thành một lễ buộc và phong thánh cho Giáo hoàng Piô V và những vị khác.

Là người học thức cao và say mê nghệ thuật, ông làm phong phú thêm cho thư viện Vatican. Năm 1702, Giáo hoàng Clemens XI quyết định đưa thêm 50 bức tượng vào số tượng thánh trên quảng trường Thánh Phêrô. Ông là một người có tầm cỡ về luân lý và tâm linh vĩ đại. Ông là người đầu tiên đưa ra luật cấm bất kỳ ai đem bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào ra khỏi Rôma.

Liên quan đến nguồn gốc của ông, ông xem Albani là tổ quốc của ông. Ông tỏ ra quan tâm đến những người đồng hương của mình, cho hai học bổng cho những người Albani tại học viện Propagande Fide năm 1708 và một học bổng thứ ba với số tiền là 4000 êquy.

Ông đã gửi các tu sĩ dòng Phanxicô đến Albania. Các tu sĩ này đã mở các trường học từ năm 1711 trong đó người ta dạy tiếng Albania. Ông đã tổ chức một công đồng ở Merqine de Lezhe để chống lại sự Hồi giáo hóa xứ sở. Dòng máu của Giáo hoàng Clement XI đã lộ ra theo truyền thống dân tộc trong sự thù địch với nhười Thổ.

Ông trở thành người đề xướng Liên minh châu Âu. Liên minh đã dẫn đến hai cuộc bại trận đẫm máu của người Thổ Nhĩ Kỳ, tại PatervaradinoBelgrade, do hoàng thân Eugène de Savoie.

Ông từ trần ngày 19 tháng 3 năm 1721. Gia đình Albani tắt lịm năm 1852 với ông hoàng don Philippe con cuối cùng của Horace III.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Annuario pontificio 1806, Google sách
  2. ^ (Etiemble, les Jésuites en Chine, La querelle des rites (1552-1773).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009.
  • Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng giám mục Việt Nam [1] Lưu trữ 2009-12-14 tại Wayback Machine
  • Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ Tiếng Anh.
  • Lịch sử đạo Thiên Chúa, Jean – Baptiste Duroselle và Jean – Marie Mayeur. Bộ sách giới thiệu những kiến thức thời đại: Que sais-je? Tôi biết gì? Người dịch: Trần Chí Đạo, Nhà xuất bản Thế giới tháng 4/2004.
  • Cuộc lữ hành đức tin, lịch sử Giáo hội Công giáo, Lm Phanxicô X. Đào Trung Hiệu OP Hiệu đính tháng 9/2006, Đa Minh Việt Nam, Tỉnh dòng Nữ vương các thánh tử đạo.
  • Lịch sử Giáo hội Công giáo, Linh mục O.P Bùi Đức Sinh – giáo sư sử học, Tập I và II, Nhà xuất bản Chân Lý, Giấy phép số: 2386 BTT/PHNT Sài Gòn ngày 28 tháng 7 năm 1972.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt chương 221: Cho và nhận - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 221: Cho và nhận - Jujutsu Kaisen
Bài viết sẽ tiết lộ nội dung truyện tuy nhiên thì các bạn chắc cũng biết luôn rồi: Gojo Satoru quay trở lại
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Thực sự mà nói, Rimuru lẫn Millim đều là những nấm lùn chính hiệu, có điều trên anime lẫn manga nhiều khi không thể hiện được điều này.
Tiểu thuyết ma quái Ponyo: Liệu rằng tất cả mọi người đều đã biến mất
Tiểu thuyết ma quái Ponyo: Liệu rằng tất cả mọi người đều đã biến mất
Ponyo thực chất là một bộ phim kể về chuyến phiêu lưu đến thế giới bên kia sau khi ch.ết của hai mẹ con Sosuke và Ponyo chính là tác nhân gây nên trận Tsunami hủy diệt ấy.
[Review sách] Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông
[Review sách] Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông
Một trong cuốn sách kỹ năng sống mình đọc khá yêu thích gần đây là cuốn Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông của tác giả Richard Nicholls.