Giáo hoàng Grêgôriô VII

Thánh Gregory VII
Tựu nhiệm22 tháng 4 1073
Bãi nhiệm25 tháng 5 1085
Tiền nhiệmAlexander II
Kế nhiệmVictor III
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhAnselmo da Baggio
Sinhkhoảng 1020
Milan, Đế quốc La Mã Thần thánh
Mất(1085-05-25)25 tháng 5, 1085
Salerno, Duchy of Apulia
Các giáo hoàng khác lấy tông hiệu Gregory

Grêgôriô VII (Latinh: Gregorius VII) là một giáo hoàng có vai trò rất lớn đối với lịch sử giáo hội Công giáo và được suy tôn là thánh sau khi qua đời. Ông là nhân vật tiêu biểu của việc cải cách và đã có công phục hưng tinh thần đạo đức của hàng giáo sĩ và tranh đấu cho tự do của Giáo hội.

Gregorius VII là người kế nhiệm Giáo hoàng Alexander II và là vị Giáo hoàng thứ 157. Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng năm 1073 và ở ngôi Giáo hoàng trong 12 năm 1 tháng 4 ngày[1]. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định ông đắc cử Giáo hoàng vào ngày 22 tháng 4 năm 1073, ngày khai mạc chức vụ mục tử đoàn chiên chúa là ngày 30 tháng 6 năm 1073 và qua đời ngày 25 tháng 5 năm 1085.

Ông là người thấp nhỏ, vẻ mặt thô kịch, tiếng nói yếu ớt, nhưng trí tuệ thông minh, tinh thần sốt sắng; là người quả quyết, "người bằng máu và sắt" hăng hái binh vực quyền hành chuyên chế của Giáo hoàng.

Trước khi trở thành giáo hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hoàng Gregorius VII sinh tại Soarno ở Tuscany, Ý trong một gia đình trung lưu vào khoảng năm 1015-1020 với tên khai sinh là Hilderbrand.

Từ thời niên thiếu, ông đã được sống trong bầu khí tu viện; và nhờ trí thông minh và lòng đạo đức, ông đã thu lượm nhiều kết quả tốt đẹp. Là một đan sĩ Biển Đức thánh thiện, quý trọng đức trinh khiết, yêu thích kỷ luật và có nhân đức thoát tục cao độ.

Ông hiểu rõ hơn ai hết về sự cao trọng của chức linh mục, lại có tình yêu tha thiết đối với Tòa Phê-rô, nên ông quyết sống chết phải đưa hàng giáo sĩ trở về đời sống thánh thiện xứng đáng, và Giáo hội phải được hưởng bầu không khí trong lành của đức khiết tịnh và sự thanh liêm. Chương trình cải cách của ông nhằm vào hai điểm chính: xô đổ những tục lệ suy đồi và tiêu diệt nạn mạn thánh.

Thế kỷ thứ 10 và tiền bán thế kỷ 11 là những ngày u tối cho Giáo hội. Ba tai họa quấy rối Giáo hội là nạn buôn thần bán thánh (mua bán các chức vụ cũng như đồ vật thiêng liêng), nạn giáo sĩ kết hôn bất hợp pháp và nạn giáo dân tấn phong giáo sĩ (vua và các nhà quý tộc kiểm soát việc bài sai các viên chức Giáo hội).

Vào năm 1049, mọi sự bắt đầu thay đổi khi Đức Giáo hoàng Lêô IX, một nhà cải cách, được bầu làm Giáo hoàng. Ông đem theo Hilderbrand đến Rôma làm cố vấn và đại diện đặc biệt cho ông trong các sứ vụ quan trọng. Nhân dịp này, Hilderbrand đã đem hết tài lực ra ngăn chặn làn sóng sa đọa đang bành trướng trong Giáo hội, bênh vực đức tin chống lại những giáo thuyết sai lầm của các bè rối.

Gregorius VII gia nhập phái chủ trương cải cách, và đưa chế độ Giáo hoàng tới Hoàng Kim Thời Đại (1049-1294). Được chọn làm Hồng y, ông giữ nhiều chức vụ và sứ mạng quan trọng dưới thời Giáo hoàng Lêô IX, Victor II, Stêphanô IX, Nicôla IIAlexanđê II.

Giáo hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trở thành giáo hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi đức Alexanđê II mất (1073), Hồng y Hilderbrand được bầu lên kế vị. Dù ở địa vị Giáo hoàng, ông vẫn tiếp tục sống một cuộc đời khắc khổ như cũ.

Sắn có cá tính cực kỳ mạnh mẽ, Gregorius VII không bao giờ nhân nhượng về nguyên tắc và rất coi trọng nhiệm vụ được giao: " Tôi muốn các bạn biết cho, hỡi những người anh em rất thân thiết của tôi...rằng tôi được đặt vào vị trí này là để, dù tôi muốn hay khôn, nói rõ công bằng và chân lý với tất cả các quốc gia, nhất là các quốc gia Ki-tô giáo".

Giáo hoàng Gregory VII ở đầu phần "Vita Gregorii VII" của Pauls von Bernried trong bản thảo Heiligenkreuz, Thư viện Abbey, Cod. 12, fol. 181v.

Nhưng đồng thời ông không mảy may kiêu ngạo mà lại có lòng sùng kính rất sâu sắc và khiêm tốn: " Là người kém sức lực một cách tội nghiệp, vậy mà trong thời buổi khó khăn nhường này tôi phải gánh vác mọi công việc phần đạo và phần đời nặng quá như thế so với sức của hồn tôi và của thân tôi; cong lưng dưới gánh nặng ấy, mỗi ngày tôi càng thêm lo sợ...Cho nên tôi van các bạn, hãy nhân danh Chúa Trời toàn năng, bảo các tu sĩ của các bạn cầu nguyện cho tôi; nếu với sự giúp đỡ của họ và của các tín đồ mà tôi vẫn không được Chúa ban cho sức mạnh thì tôi không thể tránh nổi các chướng ngại vật dựng lên trước mặt tôi, và trước mặt Giáo hội, là điều còn nghiêm trọng hơn nữa".

Cải tổ hàng giáo sĩ

[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng như người tiền nhiệm, Giáo hoàng Gregorius VII muốn canh tân hàng giáo sĩ chủ yếu bằng cách đấu tranh chống tệ buôn thần bán thánh và "chủ nghĩa Nicolai" và để cứu vãn giáo hội khỏi mọi ảnh hưởng thế quyền.

Giáo hoàng đã cử đi khắp châu Âu những người đại diện được trao toàn quyền nhất thời hoặc lâu dài. Nhờ những đặc sứ ấy mà Giáo hội đã thiết lập được một sự tập trung quyền lực như chưa bao giờ có trước đây.

Không ngừng lưu động trên các ngả đường, các đại diện Giáo hoàng phân xử các vụ bất hòa, hủy bỏ kết quả các cuộc bầu cử có dính tệ buôn thần bán thánh, quở trách các giáo sĩ trụy lạc, đình chỉ chức vụ những kẻ có lỗi, đối đầu với các vua chúa và liên minh thường trực của hàng giáo phẩm buôn thần bán thánh.

Cuộc cải cách được tiến hành ở khắp mọi nơi nhất là ở nước Anh mới bị chiếm (năm 1066) bởi William I le Conquérant, công tước xứ Normandie.

Công đồng Rôma 1074

[sửa | sửa mã nguồn]

Gregorius VII họp Công đồng Rôma năm 1074 chống việc mại thánh và xác định luật độc thân giáo sĩ. Ông đã bãi chức mọi Giám mục, viện phụ hoặc giáo sĩ đã mua chức vụ của họ, cấm các giáo sĩ tà dâm thi hành các chức năng thánh và trao trọng trách cho các đặc sứ lo việc áp dụng các quyết định này. Nếu họ không tuân hành, ông dùng vạ tuyệt thông.

Quyết định của công đồng Roma l074 có nêu: Giáo sĩ mại thánh, mua bán chức thánh hay lên hàng giáo sĩ bằng tiền bạc, từ nay không được thi hành bất cứ chức vụ gì trong hội thánh. Kẻ nào mua nhà thờ bằng tiền sẽ bị mất nhà thờ đó, vì không được mua bán nhà thờ. Kẻ nào phạm tội thông dâm, có tình nhân... Từ nay cấm không cho cử hành thánh lễ hay phục vụ bàn thờ dù là chức nhỏ. Chúng tôi quyết định rằng: dân chúng không được tham dự phụng tự của những kẻ khinh thường luật của chúng tôi - cũng là luật của các giáo phụ - để những kẻ không thể sửa đổi do tình thương Chúa, sẽ khiêm tốn hơn nhờ dư luận quần chúng.[2]

Quyền tấn phong Giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Thấy việc cải tổ chậm chạp, năm 1075 đức Gregorio VII tuyên bố bãi bỏ việc các ông hoàng trao nhẫn gậy, cấm các Giám mục nhậm chức do các vua và cấm truyền chức cho những kẻ đó.

Gregorius VII ra lệnh dứt phép thông công các giáo dân hoặc các giáo sĩ buôn bán các bổng lộc của Giáo hội. Đó là bắt đầu cuộc tranh đấu chống lại hoàng đế Rôma - Heinrich IV của Thánh chế La Mã: vụ Canossa (1077) và việc đánh chiếm Rôma (1084) đã đánh dấu những giai đoạn của cuộc tranh đấu này. Khi đã khởi sự vụ Tranh Cãi về quyền chỉ định Giám mục (Querelle des Investitures), vụ này lập tức trở thành sự đấu tranh của hàng linh mục và đế quốc.

Vài tuần sau, Gregorius VII công bố bản Dictatus Papae gồm 27 khoản biện minh cho việc trên, khẳng định quyền tối cao của Giáo hoàng trong toàn Giáo hội. Các đặc sứ được quyền miễn trừ đã tích cực ra vạ cho nhiều người. Trong số 27 mệnh đề của Dictatus Papae, một số câu:

2. Chỉ có Giáo hoàng La Mã mới xứng đáng được coi là vạn năng.
3. Chỉ ngài mới có thể phế truất hoặc xá tội cho các Giám mục.
9. Ngài là người mọi ông hoàng phải hôn chân.
12. Ngài có quyền cách chức các hoàng đế.
16. Không có công đồng chung nếu không phải do được chính ngài triệu tập.
18. Không ai có quyền thay đổi điều ngài phán quyết.
20. Không ai được lên án một quyết định nào của Tòa thánh.
22. Giáo hội La Mã chưa bao giờ sai lầm và như kinh thành đã chứng tỏ, sẽ không bao giờ có thể sai lầm.
26. Người nào không đứng về cùng một phía với Giáo hội La Mã thì không được coi như người trong đạo Thiên chúa.
27.Giáo hoàng có quyền tháo lời thề trung thành cho thần dân với những ông hoàng bất xứng.

Vì ràng buộc với những của cải phần đời nên các Giám mục đã gia nhập vào hệ thống phong kiến. Cũng như mọi chúa phong kiến, mọi Giám mục đều nhận "honor" (chức tước) từ vị bá chủ của mình, thường là vua hoặc hoàng đế. Xung quanh điều này có hai thuyết đối nghịch nhau.

Thuyết của các vua và hoàng đế nói rằng bổ nhiệm và tấn phong các Giám mục, các tu viện trưởng thuộc về quyền đời. Thuyết của Giáo hoàng nói rằng chỉ có quyền đạo được tấn phong Giám mục, vì sau khi được bầu đúng phép tắc thì Giám mục là lãnh tụ tinh thần trong địa phận, quyền lực ngoài đạo không được can thiệp.

Gregorius VII kiên quyết bảo vệ thế đứng trên của thần quyền đối với thế quyền, nhân danh mối liên hệ tòa thánh với phần đời. Theo ông đây không phải là một quyền bá chủ phong kiến (quyền này thực ra có tồn tại ở một vài miền như Tây Ban Nha và có lợi cho Tòa thánh) mà là một ưu thế vạn năng, nó cho phép Giáo hoàng được phế truất hoàng đế khi cần thiết.

Tranh đấu với Heinrich IV

[sửa | sửa mã nguồn]
Đăng quang của vua Dmitar Zvonimir(1075.)

Tại Đức, năm vị cố vấn của Heinrich IV (1056-1106) bị vạ tuyệt thông một tồng Giám mục, 12 Giám mục bị cách chức. Hoàng đế Henri IV không nhìn nhận các mệnh đề của Giáo hoàng. Vì muốn thoát lý "một giáo hoàng khó tính", lại thêm nịnh thần xúi dục, ông liền họp công đồng Worms (tháng 1 năm 1076) và Palencia để truất phế Gregorius VII và coi ông là một Giáo hoàng giả.

Đáp lại ngày 14 tháng 2 năm 1076, Giáo hoàng ký bản án như sau :"Lạy thánh tông đồ trưởng Phêrô, ngài biết tôi chỉ muốn chết trong tấm áo tu sĩ hơn là được ngôi trên ngai vị của ngài... bởi lẽ quyền trói buộc và tháo cởi ở trên trời cũng như ở dưới đất mà Thiên Chúa đã trao cho tôi là do ngài xin để tôi được thi hành thay thế ngài. Được ngài tín nhiệm, vì danh dự Giáo hội phải được bảo vệ, nhân danh Thiên Chúa toàn năng, là Cha và Con và Thánh Thần, bằng quyền uy của ngài, tôi cấm Heinrich IV, con hoàng đế Heinrich III, là người kiêu ngạo đến độ mù quáng dám đứng lên chống Giáo hội của ngài, từ nay không được cai trị đế quốc Đức –Ý nữa; tôi tuyên bố tháo lời tuyên thệ cho tất cả mọi giáo dân đã buộc mình trung thành với ông ta, và cấm mọi người không được nhận ông ta làm vua...Vả lại, ở địa vị một người Ki-tô hữu, ông ta đã từ chối vâng phục... bằng cách lìa bỏ Giáo hội và âm mưu chia rẽ, nên tôi thay thế ngài ra vạ tuyệt thông cho ông ta, để tất cả mọi dân thiên hạ biết rằng: trên Đá này Con Thiên Chúa hằng sống đã xây Giáo hội của Người và rằng dù tất cả quyền lực hỏa ngục có tung ra cũng không thể phá nổi".

Bản án của Gregorius VII có những hậu quả mà Henri IV không lường trước được. Bị các lãnh chúa tẩy chay. Năm 1077 sau nhiều cuộc bại trận, Henri IV bị cô lập và chờ số phận định đoạt tại tại hội nghị Augsburg sẽ họp vào ngày 2.21078. Bởi thế, Henri phải nhẫn nhục giữa đêm đông giá rét đến quỳ gối và xin Giáo hoàng giải vạ trên miền núi Toscana, tại lâu đài Canossa.

Đánh giá về biến cố Canossa, J. LORTZ viết: "Cuộc tranh tụng giữa Grêgôriô VII và Henri IV có một ý nghĩa sâu xa, nó đánh dấu một bước ngoặt của thời đại. Đó là cuộc chiến bảo vệ luật độc thân linh mục, và bài trừ tệ nạn mại thánh, (chấm dứt cuộc tranh luận về việc trao nhẫn gậy: Investiture), bảo vệ sự tự do bên trong của lương tâm kitô giáo chống lại bạo lực và đam mê.

Được giải vạ xong, và sau khi khôi phục được ngôi vị nghĩa là chỉ mấy tháng sau, Henri triệu tập binh sĩ quyết báo thù. Năm 1080, cái chết trên chiến trường của Rodolphus, vị hoàng đế được khâm sai tòa thánh nhìn nhận. Thêm vào đó Henri IV vận động các Giám mục ĐứcLombardo tuyên bố hạ bệ "Giáo hoàng giả Hildebrand" và cử Giám mục thành Ravenne lên ngôi giáo hoàng tức ngụy giáo hoàng Clêmente III (25-6-1080 và 24-3-1084 - 8-9-1100).

Gregorius VII cương quyết không chịu thua, suốt ba năm còn nắm giữ giáo đô, ông cầm cự với quân sĩ của Henri, phải ẩn náu trong đồn Thiên Thần. Rồi bị công hãm trong đồn Thiên thần.

Phút cuối cùng, ông được 30.000 quân Normand của Robert Guiscard giải vây. Ông lưu lạc tại Salermo. Từ nơi lưu đày, Grêgôriô viết: Kể từ khi Giáo hội đặt tôi lên ngai tông đồ, tất cả những gì tôi mong muốn cũng như cùng đích mọi cố gắng của tôi là Giáo hội Thánh Thiện... phải phục hồi vinh dự và được tự do, trong sạch và Công giáo.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]
Mộ giáo hoàng Gregory VII, Nhà thờ chính tòa Salerno

Trước khi qua đời ngày 25 tháng 5 năm 1085. Ông nói, "Tôi yêu quý công bằng và ghét bỏ sự bất công; do đó tôi chết trong cảnh lưu đày."

Trong lời Kêu Gọi dành cho các giáo dân, Grêgôriô đã nói: "Trong bất cứ quốc gia nào, ngay cả người phụ nữ nghèo hèn nhất cũng được kết hôn một cách hợp pháp theo luật lệ quốc gia và theo sự lựa chọn của họ; nhưng, qua những khát vọng và thói tục xấu xa của người độc ác, Giáo hội Thánh Thiện, là nàng dâu của Thiên Chúa và là mẹ của tất cả chúng ta, không được phép bám víu lấy người hôn phu ở trái đất này theo như luật lệ của Thiên Chúa và ý muốn của Giáo hội".

Các tông thư của ông nhấn mạnh đến vai trò của vị Giám mục Rôma là Đại Diện Đức Kitô, và là điểm hợp nhất hữu hình của Giáo hội. Ông được tôn phong hiển thánh do đức Phaolô V vào năm 1606, mặc dầu có sự chống đối của chính phủ PhápÁo. Và được giáo hội kính nhớ vào ngày 25 tháng 5 hàng năm.

"Cuộc Canh Tân Grêgôriô, một sự kiện quan trọng trong lịch sử Giáo hội, được mang tên của một người đã cố gắng giải thoát giáo triều và toàn thể Giáo hội khỏi sự kiểm soát của nhà cầm quyền thế tục. Chống với loại chủ nghĩa dân tộc không lành mạnh ở một số vùng, Đức Grêgôriô đã tái khẳng định sự hiệp nhất của toàn thể Giáo hội dựa trên Đức Kitô và được diễn đạt qua Đức Giám mục Rôma, đấng kế vị Thánh Phêrô".[3].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Annuario pontificio 1806, Google sách
  2. ^ Fliche và Martin, Lịch sử giáo hội II, p 134-135
  3. ^ Trích Gương Thánh Nhân - ns Người Tín Hữu online

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009.
  • Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng Giám mục Việt Nam [1] Lưu trữ 2009-12-14 tại Wayback Machine
  • Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ Tiếng Anh.
  • Cuộc lữ hành đức tin, lịch sử Giáo hội Công giáo, Lm Phanxicô X. Đào Trung Hiệu OP Hiệu đính tháng 9/2006, Đa Minh Việt Nam, Tỉnh dòng Nữ vương các thánh tử đạo.
  • Lịch sử Giáo hội Công giáo, Linh mục O.P Bùi Đức Sinh – giáo sư sử học, Tập I và II, Nhà xuất bản Chân Lý, Giấy phép số: 2386 BTT/PHNT Sài Gòn ngày 28 tháng 7 năm 1972.
  • Diễn đàn Sách bước, Giáo phận Nha trang, Các thánh tháng 5 [2] Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cowdrey, H.E.J. (1998). Pope Gregory VII: 1073–1085. Oxford and New York: Clarendon Press.
  • Đức Giáo hoàng Gregory Cả xứng đáng mang tước hiệu "Magnus", VATICAN (Zenit.org).[3]
  • Thánh Gregory Cả -Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 4/6/2008,Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh [4]


Người tiền nhiệm
Alexander II
Danh sách các giáo hoàng
Người kế nhiệm
Victor III


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Genshin Impact] Giới thiệu Albedo - Giả thuật sư thiên tài
[Genshin Impact] Giới thiệu Albedo - Giả thuật sư thiên tài
Chuyện kể rằng, một ngày nọ, khi đến Mondstadt, anh ấy nhanh chóng được nhận làm "Hội Trưởng Giả Kim Thuật Sĩ" kiêm đội trưởng tiểu đội điều tra
 Cư dân mới của cảng Liyue: Xianyun - Hạc Sứ Cõi Tiên
Cư dân mới của cảng Liyue: Xianyun - Hạc Sứ Cõi Tiên
Nhắc tới Xianyun, ai cũng có chuyện để kể: cô gái cao cao với mái tóc búi, nhà chế tác đeo kính, người hàng xóm mới nói rất nhiều
Phantom Valorant – Vũ khí quốc dân
Phantom Valorant – Vũ khí quốc dân
Không quá khó hiểu để chọn ra một khẩu súng tốt nhất trong Valorant , ngay lập tức trong đầu tôi sẽ nghĩ ngay tới – Phantom
LCK mùa xuân 2024: Lịch thi đấu, kết quả trực tiếp
LCK mùa xuân 2024: Lịch thi đấu, kết quả trực tiếp
Mùa giải LCK mùa xuân 2024 đánh dấu sự trở lại của giải vô địch Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc (LCK)