Giáo hoàng Urbanô IV

Urbanô IV
Tựu nhiệm22 tháng 8 năm 1261
Bãi nhiệm2 tháng 10 năm 1264
Tiền nhiệmAlexanđê IV
Kế nhiệmClêmentê IV
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhJacques Pantaléon
SinhKhoảng 1195
Troyes, Champagne, Kingdom of France
Mất2 tháng 10 năm 1264
Perugia, Đế quốc La Mã Thần thánh
Huy hiệu
Các giáo hoàng khác lấy tông hiệu Urban

Urbanô IV (Latinh: Urbanus IV) là vị giáo hoàng thứ 182 của giáo hội Công giáo.

Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng năm 1261 và ở ngôi Giáo hoàng trong 3 năm 1 tháng 2 ngày[1]. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định ông đắc cử Giáo hoàng ngày 29 tháng 8 năm 1261, ngày khai mạc chức vụ mục tử đoàn chiên chúa là ngày 4 tháng 9 và ngày kết thúc triều đại của ông là ngày 2 tháng 10 năm 1264.

Trước khi trở thành giáo hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hoàng Urbanus IV sinh tại Troyes (Pháp) với tên là Jacques Pantaléon trong một gia đình có nguồn gốc tầm thường, cha ông là một thợ vá giày.

Ông là giáo sĩ ở nhà thờ chính tòa khoảng năm 1195, linh mục và nhà thuyết giảng năm 1215, gắn bó với Giám mục Laon năm 1216, tiến sĩ thần học năm 1220.

Ông là tổng phó tế của Laon năm 1238 rồi Liège năm 1241; tuyên úy nhà nguyện của Giáo hoàng; Giám mục Verdun năm 1253 rồi thượng phụ Giêsusalem năm 1255.

Giáo hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông được bầu làm Giáo hoàng ngày 29 tháng 8 năm 1261. Ông là Giáo hoàng người Pháp đầu tiên kể từ Sylvestrô II và Urbanô II. Ông từ chối nhìn nhận Manfred là vua của Sicilia vì vậy Manfred xâm chiếm Lãnh Địa Giáo hoàng. Đức Urban xin vua Pháp giúp đỡ, ngài ban cho ông này làm vua Sicilia. Ông này lại đề xuất người anh em của mình là Charles d’Anjou.

Urbanus IV thiết lập ngày lễ Corpus Domini. Năm 1264, ông ban hành lập lễ trong Giáo hội hoàn vũ; về sau trở thành lễ Mình Thánh Chúa Kitô mừng kính 60 ngày sau lễ Phục Sinh. Năm 1261, lễ này được cử hành ở Liège dưới tên "Thánh Thể". Ông bổ sung luật lệ của Toà Án Truy Tà.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009.
  • Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng Giám mục Việt Nam [1] Lưu trữ 2009-12-14 tại Wayback Machine
  • Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ Tiếng Anh.
  • Lịch sử đạo Thiên Chúa, Jean – Baptiste Duroselle và Jean – Marie Mayeur. Bộ sách giới thiệu những kiến thức thời đại: Que sais-je? Tôi biết gì? Người dịch: Trần Chí Đạo, Nhà xuất bản Thế giới tháng 4/2004.
  • Cuộc lữ hành đức tin, lịch sử Giáo hội Công giáo, Lm Phanxicô X. Đào Trung Hiệu OP Hiệu đính tháng 9/2006, Đa Minh Việt Nam, Tỉnh dòng Nữ vương các thánh tử đạo.
  • Lịch sử Giáo hội Công giáo, Linh mục O.P Bùi Đức Sinh – giáo sư sử học, Tập I và II, Nhà xuất bản Chân Lý, Giấy phép số: 2386 BTT/PHNT Sài Gòn ngày 28 tháng 7 năm 1972.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Dungeon ni Deai wo Motomeru no wa Machigatteiru Darou ka Season 2 Vietsub
Dungeon ni Deai wo Motomeru no wa Machigatteiru Darou ka Season 2 Vietsub
Một Du hành giả tên Clanel Vel, phục vụ dưới quyền một bé thần loli tên Hestia
Inferiority complex (Mặc cảm tự ti)
Inferiority complex (Mặc cảm tự ti)
Trong xã hội loài người, việc cảm thấy thua kém trước người giỏi hơn mình là chuyện bình thường. Bởi cảm xúc xấu hổ, thua kém người
Nhân vậy Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vậy Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Fūka Kiryūin (鬼き龍りゅう院いん 楓ふう花か, Kiryūin Fūka) là một học sinh thuộc Lớp 3-B
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
Đạo Giáo đại thái được chia thành hai trường phái lớn là: Phù lục và Đan đỉnh