Giáo hoàng Innôcentê XIII

Innôcentê XIII
Tựu nhiệm8 tháng 5 năm 1721
Bãi nhiệm7 tháng 5 năm 1724
(2 năm, 304 ngày)
Tiền nhiệmClêmentê XI
Kế nhiệmBiển Đức XIII
Tước vị
Tấn phong Giám mục16 tháng 6, 1695
bởi Galeazzo Marescotti
Vinh thăng Hồng y7 tháng 6, 1706
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhMichelangelo dei Conti
Sinh(1655-05-13)13 tháng 5 năm 1655
Poli, Lãnh thổ Giáo hoàng
Mất7 tháng 3 năm 1724(1724-03-07) (68 tuổi)
Roma, Lãnh thổ Giáo hoàng
Huy hiệu
Các giáo hoàng khác lấy tông hiệu Innocent

Innôcentê XII (Latinh: Innocens XIII) là vị giáo hoàng thứ 244 của giáo hội công giáo.

Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng năm 1721 và ở ngôi Giáo hoàng trong 2 năm 10 tháng[1]. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định ông đắc cử Giáo hoàng ngày 8 tháng 5 năm 1721, ngày khai mạc chức vụ mục tử đoàn chiên chúa là ngày 18 tháng 5 và ngày kết thúc triều đại của ông là ngày 7 tháng 3 năm 1724.

Trước khi thành giáo hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hoàng Innocens XIII sinh tại Roma ngày 13 tháng 5 năm 1655 với tên thật là Michelangelo dei Conti.

Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc và học tại học viện Rôma trước khi vào giáo triều Rôma.

Năm 1695, ông được thăng lên chức tổng Giám mục Tarsô và khâm sứ tòa thánh ở Lucernô.

Năm 1706, Clêmentê XI nâng ông lên hàng hồng y.

Giáo hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cơ mật viện năm 1721, ông được bầu làm Giáo hoàng. Để tưởng nhớ Innôcentê một trong những tổ tiên của ông, ông lấy tên là Innôcentê XIII.

Ông cũng thuộc cùng gia tộc Conti như ba Giáo hoàng trước đây. Vì sức khoẻ quá yếu, ông được sự giúp đỡ rất hiệu quả từ phía anh của mình, Hồng y Bernardo Maria.

Với sự quyết tâm rất lớn, ông hành động nhằm khắp vào kỷ luật Giáo hội Tây Ban Nha và các tu sĩ dòng Tên. Ông mạnh mẽ can thiệp để giúp đỡ vào Giáo hội Tây Ban Nha. Ông gửi 100.000 triều thiên cho các hiệp sĩ Malta, để khích lệ tinh thần, giúp họ chiến đấu chống quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm 1723, ông phản kháng nhưng vô ích việc hoàng đế Charles VI xâm chiếm các đất quận công Parme và Plaisance, lãnh thổ dưới quyền bá chủ của Giáo hoàng.

Ông ủng hộ phe Giacôbít và người ngấp nghé ngôi vua, Jacques Francois Stuart và mạnh mẽ đương đầu với người Pháp và từ chối rút lại sắc chỉ Unigenitus. Mặc dù vậy, ông đã ban mũ hồng y cho Dubois.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009.
  • Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng Giám mục Việt Nam [1] Lưu trữ 2009-12-14 tại Wayback Machine
  • Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ Tiếng Anh.
  • Cuộc lữ hành đức tin, lịch sử Giáo hội Công giáo, Lm Phanxicô X. Đào Trung Hiệu OP Hiệu đính tháng 9/2006, Đa Minh Việt Nam, Tỉnh dòng Nữ vương các thánh tử đạo.
  • Lịch sử Giáo hội Công giáo, Linh mục O.P Bùi Đức Sinh – giáo sư sử học, Tập I và II, Nhà xuất bản Chân Lý, Giấy phép số: 2386 BTT/PHNT Sài Gòn ngày 28 tháng 7 năm 1972.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bốn nguyên tắc khi mở miệng của đàn ông
Bốn nguyên tắc khi mở miệng của đàn ông
Ăn nói thời nay không chỉ gói gọn trong giao tiếp, nó còn trực tiếp liên quan đến việc bạn kiếm tiền, xây dựng mối quan hệ cũng như là duy trì hạnh phúc cho mình
Tổng hợp tất cả nhân vật trong Overlord
Tổng hợp tất cả nhân vật trong Overlord
Danh sách các nhân vật trong Overlord
Chiến dịch Linebacker II từ góc nhìn Hoa Kỳ
Chiến dịch Linebacker II từ góc nhìn Hoa Kỳ
Những ngày cuối tháng 11 của 51 năm trước là thời điểm mà việc cuộc đàm phán cho hoà bình của Việt Nam đang diễn ra căng thẳng ở Paris, Pháp
[Review sách] Tàn ngày để lại: Còn lại gì sau một quá khứ huy hoàng đã mất
[Review sách] Tàn ngày để lại: Còn lại gì sau một quá khứ huy hoàng đã mất
Trong cuộc phỏng vấn với bà Sara Danius - thư ký thường trực Viện Hàn lâm Thụy điển, bà nói về giải thưởng Nobel Văn học dành cho Kazuo