Giáo hoàng Sergiô I

Giáo hoàng Sergiô I
Tựu nhiệm15 tháng 12 687
Bãi nhiệm8 tháng 9 701
Tiền nhiệmConon
Kế nhiệmJohn VI
Thông tin cá nhân
Tên khai sinh???
Sinh???
Palermo, Sicilia, Đế quốc Byzantine
Mất(701-09-08)8 tháng 9, 701
???
Các giáo hoàng khác lấy tông hiệu Sergius

Sergiô I (Tiếng Latinh: Sergius I) là vị giáo hoàng thứ 84 của Giáo hội Công giáo. Ông đã được giáo hội suy tôn là thánh sau khi qua đời. Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng vào năm 687 và ở ngôi Giáo hoàng trong 13 năm 8 tháng và 24 ngày[1]. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định triều đại của ông bắt đầu từ ngày 15 tháng 12 năm 687 và kết thúc vào ngày 8 tháng 9 năm 701.

Sergius sinh tại Antioch, Syria. Ông xuất thân từ một gia đình Syria gốc Antiôkia, sau đó đến định cư tại Palermô trong xứ Sicilia. Ông được tuyển chọn sau hai Giáo hoàng giả là Theodoreus,...687, và Pascal, 687. Yếu tố gia đình đã giúp ông chiến thắng hai đối thủ. Ông đã cương quyết loại trừ phái lạc giáo nổi dậy ở Rôma và chặn đứng được cuộc ly giáo của Aquileia. Ông đưa vào phụng vụ Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa.

Sergius gặp phải xung đột căng thẳng với Hoàng Đế Justinian II mới, hoàng đế này cho triệu tập một công đồng nhưng không mời Giáo hoàng và ông đệ trình lên Giáo hoàng để xin phê chuẩn các kết luận. Dĩ nhiên, Đức Sergius I từ chối ký và vì thế Justinian đã ra lệnh bắt ông. Sự kiện này dẫn đến cuộc nổi dậy của dân chúng và hoàng đế Justinian bị lưu đày.

Năm 691, công đồng "Vòm" (Coupole) còn gọi là công đồng Năm-Sáu (Quinisexite), vì phụ trách bổ sung thêm các khoản về kỷ luật vào các nghị quyết của hai công đồng V và VI, càng làm Constantinôpôli tách xa Rôma thêm. Công đồng này khẳng định: toà Constantinôpôli "cũng có các quyền" như Rôma, điều này lại mở lại cuộc bàn cãi về Khoản 28 Công Đồng Chalcêđôni. Bằng cách liệt kê các tập tục của Giáo hội Byzancia, công đồng đã đụng chạm tới các tập tục Rôma, như: Công đồng cho phép các giáo sĩ có gia đình trước khi chịu chức, được sống đời đôi bạn, trừ trường hợp Giám mục, trong khi Tây Phương buộc các giáo sĩ ấy phải xa người phối ngẫu của mình. Cấm ăn chay ngày thứ bảy, trong khi theo phụng vụ Latinh ngày này không có đặc ân nào cả.

Tóm lại, đây là lần đầu tiên, công đồng nới rộng việc bàn cãi với Rôma, về mặt kỷ luật. Đức Giáo hoàng Sergius I từ chối chuẩn y các nghị quyết của công đồng. Ngày 10 tháng 4 năm 689, ông rửa tội cho vua anglosaxon Caedwalla de Wessex. Ông này đã chết mười ngày sau đó.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009.
  • Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng Giám mục Việt Nam [1] Lưu trữ 2009-12-14 tại Wayback Machine
  • Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ Tiếng Anh.
  • Ekonomou, Andrew J. 2007. Byzantine Rome and the Greek Popes: Eastern influences on Rome and the papacy from Gregory the Great to Zacharias, A.D. 590-752. Lexington Books.
  • Cuộc lữ hành đức tin, lịch sử Giáo hội Công giáo, Lm Phanxicô X. Đào Trung Hiệu OP Hiệu đính tháng 9/2006, Đa Minh Việt Nam, Tỉnh dòng Nữ vương các thánh tử đạo.


Người tiền nhiệm
Conon
Danh sách các giáo hoàng
Người kế nhiệm
John VI


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Guide Hướng dẫn build Eula - Genshin Impact
Guide Hướng dẫn build Eula - Genshin Impact
Eula là nhân vật Hypercarry sát thương vật lí mạnh mẽ và có thể gây ra lượng dmg nuke hàng đầu game hiện tại
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Gợi ý một số nickname, từ ngữ hay để đặt tên ingame hoặc username ở đâu đó
Đôi nét về cuốn sách Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota
Đôi nét về cuốn sách Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota
Kaizen được hiểu đơn giản là những thay đổi nhỏ được thực hiện liên tục với mục tiêu cải tiến một sự vật, sự việc theo chiều hướng tốt lên
Nhân vật Lộng Ngọc - Thiên Hành Cửu Ca
Nhân vật Lộng Ngọc - Thiên Hành Cửu Ca
Nàng, tên gọi Lộng Ngọc, là đệ nhất cầm cơ của Hàn quốc, thanh lệ thoát tục, hoa dung thướt tha, thu thủy gợi tình