Hóa thạch Đại Lệ

Người Đại Lệ
Hộp sọ Đại Lệ
Tên thường gọiNgười Đại Lệ
Hộp sọ Đại Lệ
LoàiCó thể là
Homo sapiens cổ xưa
Niên đại209 Ka ± 23 Ka
Nơi phát hiệnĐại Lệ, tỉnh Thiểm Tây,  Trung Quốc
Ngày phát hiện1978
Phát hiện bởiLưu Thuận Đường

Hóa thạch Đại Lệ hay hộp sọ Đại Lệ, người Đại Lệ (tiếng Hoa: 大荔人, Đại Lệ nhân; tiếng Anh: Dali Man), là một hộp sọ hóa thạch gần như hoàn chỉnh của một nam thanh niên.

Hóa thạch được Lưu Thuận Đường (刘顺堂) phát hiện vào năm 1978 tại huyện Đại Lệ, Vị Nam, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Hộp sọ Đại Lệ hiện đang được trưng bày tại Viện Cổ sinh Động vật có xương sống và Cổ nhân loại học Trung QuốcBắc Kinh, Trung Quốc [1]. Tuy nhiên việc tiếp cận di chỉ tại huyện Đại Lệ hiện đang bị hạn chế.

Người Đại Lệ có thể đại diện cho một dạng sơ khai của Homo sapiens cổ xưa, sống vào hậu kỳ thế Pleistocen giữa. Nó có thể ở vào khoảng thời gian giữa người Bắc Kinhngười Đinh Thôn (tiếng Hoa:丁村人, Đinh Thôn nhân, tiếng Anh: Dingcun Man), và do đó đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ thuyết cho rằng con người hiện đại đã phát triển từ Homo erectus không chỉ ở châu Phi mà còn ở một số vùng của thế giới, tức thuyết Nguồn gốc đa vùng của người hiện đại, là thuyết trong số những người chủ trương có nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc [2][3][4].

Định tuổi

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc định tuổi hộp sọ là một chủ đề còn tranh cãi. Các định tuổi theo chuỗi urani thực hiện cho các răng ở di chỉ cho ra tuổi 209 ± 23 Ka [5]. Tuy nhiên bản chất của mối liên hệ giữa xương sọ người và các răng bò này vẫn còn chưa chắc chắn [1]. Hóa thạch này được coi là hộp sọ hoàn thiện nhất của thời kỳ đó được tìm thấy ở Trung Quốc [6].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Peter Brown Dali archaic Homo sapiens Lưu trữ 2013-12-06 tại Wayback Machine Đại học New England, Australia.
  2. ^ Wu Xinzhi: A well-preserved cranium of an archaic type of early Homo sapiens from Dali, China. Trong: Scientia Sinica, Vol. 24, Nr. 4, 1981, p. 530–41.
  3. ^ Y. Wang et al.: (1979) Discovery of Dali fossil man and its preliminary study. Trong: Kexue Tongbao, Band 24, 1979, p. 303–306.
  4. ^ Xinzhi Wu: On the origin of modern humans in China. Trong: Quaternary International. Quyển 117, số 1, 2004, tr. 131–140. doi:10.1016/S1040-6182(03)00123-X.
  5. ^ Chen et al., 1994.
  6. ^ Xiao, J.L.; Jin, C.; Zhu, Y. (2002). “Age of the Fossil Dali Man in North-Central China deduced from Chronostratigraphy of the Loess-paleosol Sequence”. Quaternary Science Reviews. 21 (20): 2191–2198. doi:10.1016/s0277-3791(02)00011-2.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan