Họ Ô tác | |
---|---|
Thời điểm hóa thạch: Miocen – gần đây | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Aves |
Nhánh | Neognathae |
Nhánh | Neoaves |
Nhánh | Otidimorphae |
Bộ (ordo) | Otidiformes Wagler, 1830 |
Họ (familia) | Otididae Rafinesque, 1815[1][2] |
Các chi | |
11 chi, 26 loài. Xem văn bản. | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Gryzajidae Brodkorb, 1967 |
Họ Ô tác (danh pháp khoa học: Otididae) là một số loài chim lớn sinh sống trên đất liền, chủ yếu gắn liền với các vùng đồng cỏ thảo nguyên khô và rộng tại Cựu Thế giới, theo truyền thống xếp trong bộ Sếu (Gruiformes), nhưng nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây cho thấy việc xếp như vậy làm cho bộ Sếu trở thành đa ngành và người ta tách các loài ô tác ra xếp trong bộ của chính chúng là Otidiformes[3][4][5]
Các loài ô tác là chim ăn tạp và chim cơ hội, ăn các loại lá, chồi, hạt, quả, động vật không xương sống và động vật có xương sống nhỏ.[6] và làm tổ trên mặt đất, làm cho trứng và con non trở nên rất dễ bị tổn thương trước những kẻ săn mồi. Chúng đi lại vững vàng trên đôi chân to khỏe có các ngón lớn trong khi tìm kiếm thức ăn. Chúng có các cánh dài và rộng với các đầu cánh giống như các ngón tay với kiểu bay nổi bật, nhưng phần lớn các loài ưa thích đi hoặc chạy hơn là bay. Nhiều loài có cách thức thể hiện mời gọi quan hệ tình dục lạ mắt, như phình to túi cổ họng hay dựng đứng các mào lông trau chuốt tỉ mỉ. Chim mái đẻ 3-5 trứng lốm đốm sẫm màu trong những chỗ chúng cào bới vào lòng đất và ấp trứng một mình.[7] Ngoài mùa sinh sản, ô tác thích sống thành đàn, nhưng chúng rất thận trọng và rất khó tiếp cận trong khu vực sinh sống thoáng đãng mà chúng ưa thích.
Phần lớn các loài đang bị suy giảm hoặc đang nguy cấp do bị mất môi trường sống và bị săn bắn, thậm chí ngay cả tại các khu vực về mặt danh nghĩa thì chúng được bảo vệ. Một quần thể đáng kể chim ô tác sinh sống tại Hungary, nơi mà khu vực thảo nguyên Đông Âu kết thúc, gần thị trấn Dévaványa. Một quần thể lớn khác khoảng 6.000-7.000 con sống gần Saratov thuộc Nga. Tại Việt Nam, loài duy nhất được tìm thấy là Houbaropsis bengalensis (đồng nghĩa: Eupodotis bengalensis) với tên gọi là chim ô tác. Tại Trung Quốc, chim ô tác có tên gọi chung là bảo (鴇). Người Trung Quốc xưa coi chúng là các loài chim dâm dật.
Ô tác Macqueen gần đây đã được tách ra từ ô tác Houbara như là một loài riêng rẽ.
Cây phát sinh chủng loài vẽ theo Cohen (2011)[8].
Otididae |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||