Ẩm thực Sài Gòn |
---|
Bánh canh • Bánh mì thịt (phong cách ẩm thực Sài Gòn) • Bánh da lợn (Bánh da heo) • Bò bảy món • Bún bò Huế (phong cách ẩm thực Sài Gòn) • Bò né • Bún mắm • Bún nước lèo • Cà phê Sài Gòn • Chè bà ba • Cá viên • Cơm tấm (phong cách ẩm thực Sài Gòn) • Hủ tiếu/Hủ tíu (hủ tiếu gõ, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho) • Phá lấu • Phở Sài Gòn |
Nguyên liệu, sản vật |
Liên quan Ngành công nghiệp thực phẩm của Sài Gòn • Ẩm thực của người Hoa tại Sài Gòn • Sản vật Sài Gòn • Ẩm thực Việt-Khmer • Ẩm thực Bà Rịa-Vũng Tàu • Ẩm thực Đồng Nai • Ẩm thực Bình Dương • Ẩm thực Bình Phước • Ẩm thực Bến Tre • Ẩm thực Cần Thơ • Ẩm thực Kiên Giang • Ẩm thực An Giang • Ẩm thực Long An • Ẩm thực Sóc Trăng • Ẩm thực Tiền Giang • Ẩm thực Tây Ninh • Ẩm thực miền Nam Việt Nam • Ẩm thực Huế • Ẩm thực Quảng Nam • Ẩm thực Khánh Hòa • Ẩm thực Bình Định • Ẩm thực Hà Nội • Ẩm thực Hải Phòng • Ẩm thực Việt Nam |
Hủ tiếu gõ là một loại hình bán hủ tiếu phổ biến ở Việt Nam. Theo đó, người nấu có một xe đẩy (hoặc quầy) được đậu ở nơi cố định, thường là trên hè phố; và có thêm một hay một vài người sẽ đi bộ hoặc dùng các phương tiện di chuyển như xe đạp, xe máy... để len lỏi vào các ngỏ hẻm, từng căn hộ chung cư để tìm thực khách và nhận gọi món. Thường thì những người này có một bộ dụng cụ gồm hai thanh gỗ hoặc kim loại gõ vào nhau để phát ra âm thanh đặc trưng, dễ nhận biết thay cho tiếng rao.
Những người đi gõ thường là các trẻ em, con cái hoặc người thân trong gia đình của người nấu, họ kiêm luôn cả việc chạy bàn, bưng bê, nhận tiền. Mỗi xe hủ tiếu sẽ có từng tiếng gõ, nhịp điệu gõ đặc trưng.[1] Thực khách khi có nhu cầu thì gọi người gõ vào, sau đó người này sẽ quay về vị trí đặt xe đẩy hủ tiếu để báo chế biến rồi lại đem đến tận nhà thực khách. Thực tế, đây chính là một loại hình đơn giản của kiểu kinh doanh giao hàng tận nơi.
Hủ tiếu gõ là món ăn bình dân đã tồn tại, gắn liền với người dân đô thị, dần trở thành một phần của ẩm thực của những thành phố và nó cũng là loại ẩm thực bình dân và đại trà nhất đại diện cho ẩm thực vỉa hè trong đêm, đặc biệt là tại Sài Gòn.[2]
Quán hủ tiếu thường nằm ở một vỉa hè trống, mọi thứ cũng chỉ gói gọn trong một chiếc xe nhỏ, phía bên dưới chứa được thùng nước lèo, người chế biến tận dụng tối đa chiếc xe kéo chất những bàn ghế, tô, đũa, thau, xô, nước...và những gia vị dùng trong việc làm ra tô hủ tiếu. Thực tế, họ còn bán thêm các món khác như hoành thánh, mì gói, mì sợi....
Hủ tiếu gõ ít khi bán buổi sáng mà thường từ khoảng 14-15 giờ chiều cho đến tận khuya. Nghề bán hủ tiếu gõ tuy không quá nặng nhọc nhưng cũng không nhẹ nhàng, người bán phải đi chợ từ sớm, chuẩn bị mọi thứ cho việc bán buổi chiều, rồi thức đêm bởi đây là món ăn khuya. Để có một gánh hủ tiếu bán đêm thì ngay sáng sớm họ phải len lỏi qua các chợ đầu mối để mua nguyên vật liệu từ thịt, giá, hẹ, tương, ớt, chanh... tất bật từ sáng đến trưa để chuẩn bị đầy đủ mọi thứ.[1][2] Bán hủ tiếu gõ không cần khéo tay, cũng không cần nhiều vốn.[3]
Đa số những người bán hủ tiếu gõ là người từ miền Trung, nhất là ở các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.[2]
Hủ tiếu gõ thường có thành phần ít hơn một tô hủ tiếu trong quán, mỗi thứ một chút, một nắm hủ tiếu (sợi trắng mịn, nhỏ như sợi mì vằn thắn nhưng mềm hơn nhiều), ít giá trụng, vài lát thịt thăn thái mỏng, vài lát chả lợn thái mỏng, trứng cút, bò viên, rau, hẹ, hành khô và vài viên tóp mỡ béo, bùi, thơm bé bằng hạt đậu.[4]
Đa số những người ăn hủ tiếu là giải quyết cơn đói bụng tạm thời trong lúc gấp gáp hoặc những người đi chơi, đi làm về khuya tìm chút gì lót dạ cho dễ ngủ khi những hàng quán khác đã dọn hết. Ít ai lại chọn hủ tiếu gõ làm bữa ăn chính. Nó trở thành một thói quen ăn đêm của nhiều người vì vừa đơn giản, vừa vừa bình dân lại phù hợp với mọi túi tiền.[2]