Nam Ossetia

Cộng hòa Nam Ossetia
Nhà nước Alania
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
  • Республикæ Хуссар Ирыстон
    Respublikæ Khussar Iryston
     (tiếng Ossetia)
    სამხრეთი ოსეთი
    Samkhret Oseti
     (tiếng Gruzia)
    Республика Южная Осетия
    Respublika Yuzhnaya Osetiya
     (tiếng Nga)
Quốc kỳ Quốc huy
Bản đồ
Vị trí của Nam Ossetia
Vị trí của Nam Ossetia
Bản đồ Nam Ossetia
Vị trí của Nam Ossetia
Vị trí của Nam Ossetia
Nam Ossetia (màu xanh lá cây) với Gruzia và Abkhazia (màu xám)
Quốc ca
Республикæ Хуссар Ирыстоны Паддзахадон Гимн
Respublikæ Hussar Irystony Paddzahadon Gimn
(tiếng Việt: "Quốc ca nước Cộng hòa Nam Ossetia")
Hành chính
Cộng hòa
Tổng thốngAlan Gagloyev
Thủ tướngKonstantin Dzhussoyev
Thủ đôTskhinvali
42°14′B 43°58′Đ / 42,233°B 43,967°Đ / 42.233; 43.967
Địa lý
Diện tích3.900 km²
1.506 mi²
Diện tích nướcKhông đáng kể %
Múi giờUTC+3
Lịch sử
Độc lập
28 tháng 11 năm 1991Tuyên bố
26 tháng 8 năm 2008Được công nhận (bởi một số nước)
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Ossetia, tiếng Gruzia, Nga1
Dân số ước lượng (2007)72.000 người
Dân số (2013)51,547 người
Đơn vị tiền tệRúp Nga (RUB)
Lái xe bênBên phải
Ghi chú
  • Tiếng Nga là "ngôn ngữ chính thức của các cơ quan chính phủ, hành chính và địa phương tự trị".
Kusdzhytae, Nam Ossetia

Nam Ossetia (tiếng Ossetia: Хуссар Ирыстон, chuyển tự Khussar Iryston; tiếng Gruzia: სამხრეთ ოსეთი, Samkhret Oseti; tiếng Nga: Южная Осетия, chuyển tự Yuzhnaya Osetiya), quốc hiệu là Cộng hòa Nam Ossetia - Nhà nước Alania (tiếng Ossetia: Республикӕ Хуссар Ирыстон – Паддзахад Алани, chuyển tự Respublikæ Xussar Iryston – Paddzaxad Alani; tiếng Nga: Республика Южная Осетия – Государство Алания, chuyển tự Respublika Yuzhnaya Osetiya – Gosudarstvo Alaniya), là một vùng lãnh thổ ở Nam Kavkaz, nguyên là tỉnh tự trị Ossetia bên trong Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia, một phần lãnh thổ này đã độc lập trên thực tế khỏi Gruzia kể từ khi lãnh thổ này tuyên bố độc lập thành Cộng hòa Nam Ossetia trong cuộc xung đột Gruzia-Ossetia đầu thập niên 1990. Chính phủ Gruzia phản ứng lại bằng cách bãi bỏ quyền tự trị của Nam Ossetia và cố gắng chiếm lại khu vực bằng vũ lực, điều này đã dẫn đến chiến tranh Nam Ossetia 1991-1992. Có thêm hai cuộc xung đột để cố gắng chiếm lại Nam Ossetia năm 2004 và 2008. Cuộc xung đột cuối cùng đã dẫn đến chiến tranh Nam Ossetia 2008, kết quả là Nga công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhazia.

Về mặt ngoại giao, cùng với NgaVenezuela, Nicaragua, và Nauru công nhận, còn 189 trong tổng số 193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc không chính thức công nhận. Gruzia vẫn giữ quyền kiểm soát với các khu vực phía đông và phía nam của vùng này, nơi mà vào tháng 4 năm 2007, họ đã lập ra một Cơ quan hành chính lâm thời thực thể Nam Ossetia[1][2][3][4] đứng đầu bởi người Ossetia (các thành viên cũ của chính phủ ly khai) có thể đàm phán với các chính quyền trung ương Gruzia về tình trạng cuối cùng của vùng cũng như giải pháp cho cuộc xung đột.[5]

Gruzia không công nhận sự tồn tại của Nam Ossetia như một thực thể chính trị, mà xem như là lãnh thổ của mình, một phần của khu vực Shida Kartli.

Vị thế chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên hiệp quốc, Liên minh châu Âu, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Hội đồng Liên minh châu Âu, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và tất cả các quốc gia khác trên thế giới công nhận Nam Ossetia là một phần lãnh thổ Gruzia. Tuy nhiên, trên thực tế nước cộng hòa độc lập này, được cai quản bởi một chính phủ ly khai, đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập[6] vào ngày 12 tháng 11 năm 2006, sau cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên vào năm 1992 không được cộng đồng quốc tế coi là hợp pháp.[7] Theo cơ quan bầu cử của Tskhinvali, cuộc trưng cầu dân ý kết thúc với đa số người đồng ý giành độc lập từ Gruzia với 99% người dân Nam Ossetian ủng hộ trong số 95%[8] người đi bầu và cuộc trưng cầu này đã được giám sát bởi một đội 34 quan sát viên từ Đức, Áo, Ba Lan, Thụy Điển và các quốc gia khác tại 78 điểm bầu cử[9]. Tuy nhiên, cuộc trưng cầu này không được Liên hiệp quốc, Liên minh châu Âu, OSCE, NATO và Liên bang Nga công nhận, vì thiếu sự tham gia của cộng đồng người Gruzia và cũng không được chính phủ tại Tbilisi công nhận.[10] Liên minh châu Âu, OSCE và NATO lên án cuộc trưng cầu dân ý. Song song với cuộc trưng cầu này, những người ly khai cũng tổ chức một cuộc bầu cử, phong trào đối lập Ossetia (Liên minh Bảo vệ Nam Ossetia) tại Kokoity, tự tổ chức cuộc bầu cử của riêng mình, trong đó cả người Gruzia và một số người Ossetia trong vùng ủng hộ Dmitri Sanakoev lên làm tổng thống Nam Ossetia.[11] Cuộc bầu cử ủng hộ Sanakoev được tuyên bố là có sự ủng hộ hoàn toàn của sắc tộc Gruzia. Năm 2007, Dmitri Sanakoev trở thành lãnh đạo của Cơ quan quản lý lâm thời Nam Ossetia.

Ngày 13 tháng 7 năm 2007, Gruzia lập ra một ủy ban nhà nước, đứng đầu là Thủ tướng Zurab Noghaideli, để phát triển vị thế tự trị của Nam Ossetia bên trong nhà nước Gruzia. Theo các quan chức Gruzia, vị thế chính trị sẽ được đặt ra bên trong khuôn khổ "một cuộc đối thoại tất cả các bên" với tất cả các lực lượng và cộng đồng bên trong xã hội Ossetia.[12]

Ngày 7 tháng 8 năm 2008, Quân đội Gruzia và lực lượng ly khai Nam Ossetia đạt được thỏa thuận ngừng bắn và đồng ý đàm phán với sự trung gian của Nga, nhằm chấm dứt xung đột kéo dài lâu nay. Nhưng chỉ vài giờ sau, quân đội Gruzia bất ngờ tấn công Nam Ossetia bằng bộ binh, pháo hạng nặng và cả không quân nhằm tái chiếm vùng đất này.[13]

Ngày 8 tháng 8 năm 2008, cùng thời điểm Thế vận hội mùa hè 2008 chính thức bắt đầu, chiến tranh diễn ra giữa các lực lượng Gruzia và các lực lượng ly khai Nam Ossetia. Bộ trưởng Ngoại giao Nga đã nói rằng hơn 1500 thường dân và 15 lính gìn giữ hòa bình Nga đã bị giết hại kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu.[14]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung cổ và tiền hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Ossetia ban đầu là hậu duệ của Alans, một nhóm bộ tộc Sarmatia. Họ đã trở thành tín đồ Thiên chúa giáo thời đầu Trung Cổ dưới những ảnh hưởng của Gruzia và Đế quốc Đông La Mã. Trong thời kỳ cai trị của Mông Cổ, họ bị đẩy khỏi quê hương và phải di cư về phía nam sông Đông tại vùng ngày nay thuộc nước Nga và một phần phải di cư về phía vùng đồi núi Kavkaz, tới Gruzia[15] nơi họ lập lên ba thực thể lãnh thổ riêng biệt. Digor ở phía tây rơi vào vùng ảnh hưởng của người Kabard láng giềng, và theo Đạo Hồi. Tualläg ở phía nam ngày nay trở thành Nam Ossetia, một phần của công quốc lịch sử Samachablo thuộc Gruzia[16] nơi người Ossetia lánh lạn trước quân xâm lược Mông Cổ. Iron ở phía bắc ngày nay trở thành Bắc Ossetia, dưới quyền cai quản của Nga từ năm 1767. Đa số người dân Ossetia hiện là tín đồ Thiên chúa giáo (xấp xỉ 61%); cũng có một thiểu số khá đông người Hồi giáo.

Nam Ossetia thời Đế quốc Nga và Liên bang Xô viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Nam Ossetia ngày nay đã bị Nga sáp nhập năm 1801, cùng với Gruzia, và trở thành một phần của Đế quốc Nga. Sau cuộc Cách mạng tháng 10, Nam Ossetia trở thành một phần của nước Cộng hòa Dân chủ Gruzia Menshevik, trong khi miền bắc thành một phần của nước Cộng hòa Xô viết Terek. Vùng này đã trải qua một loạt các cuộc nổi dậy Ossetia với nhiều lần tuyên bố độc lập. Chính phủ Gruzia đã buộc tội người dân Ossetia hợp tác với những người Bolshevik. Theo các nguồn tin của Ossetia khoảng 5.000 người Ossetia đã bị giết hại và hơn 13.000 người sau đó đã chết vì đói khát và bệnh dịch.[17]

Chính phủ Xô viết Gruzia đã được thành lập bởi Tập đoàn quân số 11 của hồng quân năm 1921 lập ra Vùng tự trị Nam Ossetia (cấp độ tương đương như quận) vào tháng 4 năm 1922. Dù người Ossetia có ngôn ngữ riêng của mình (tiếng Ossetia), tiếng Ngatiếng Gruzia là các ngôn ngữ hành chính/nhà nước.[18] Dưới sự cai trị của chính phủ Gruzia thời Xô viết, vùng này có được khá nhiều quyền tự trị gồm cả việc sử dụng và giảng dạy bằng tiếng Ossetia tại các trường học.[18]

Xung đột Gruzia-Ossetia

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ chi tiết Nam Ossetia

Những căng thẳng trong vùng đã bắt đầu nảy sinh trong bối cảnh sự trỗi dậy của chủ nghĩa quốc gia ở cả người Gruzia và người Ossetia năm 1989. Trước đó, hai cộng đồng của Vùng tự trị Nam Ossetia của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Gruzia đã chung sống hòa bình với nhau ngoại trừ trong các sự kiện 1918-1920. Cả hai sắc tộc đều đã có sự tương tác cũng như hôn nhân với nhau ở mực độ cao.

Mặt trận Nhân dân Nam Ossetia (Ademon Nykhas) có nhiều ảnh hưởng được thành lập năm 1988. Ngày 10 tháng 11 năm 1989, hội đồng vùng Ossetia yêu cầu Xô viết Tối cao Gruzia cho vùng này được nâng cập thành "nước cộng hòa tự trị". Năm 1989 Xô viết Tối cao Gruzia đã xóa bỏ tiếng Gruzia với tư cách ngôn ngữ chủ yếu trên khắp quốc gia.[17]

Xô viết Tối cao Gruzia đã thông qua một luật ngăn cấm các đảng khu vực vào mùa hè năm 1990. Hành động này bị người Ossetia coi là một động thái chống lại Ademon Nykhas và khiến người dân Ossetia tuyên bố thành lập Cộng hòa Dân chủ Xô viết[19], với đầy đủ chủ quyền bên trong Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Người dân Ossetia đã tẩy chay cuộc bầu cử nghị viện Gruzia sau đó và tổ chức cuộc bầu cử của riêng mình vào tháng 12. Chính phủ Gruzia dưới sự lãnh đạo của Zviad Gamsakhurdia đã tuyên bố cuộc bầu cử này là bất hợp pháp và xóa bỏ vị thế tự trị của nó vào ngày 11 tháng 12 năm 1990.[17]

Xung đột vũ trang bùng phát hồi cuối năm 1991 trong đó nhiều làng mạc Nam Ossetia đã bị tấn công và đốt phá tương tự như nhiều ngôi nhà và trường học của người Gruzia tại Tskhinvali, thủ đô của Nam Ossetia. Hậu quả, xấp xỉ 1.000 người chết và khoảng 100.000 người Ossetia đã phải bỏ chạy khỏi lãnh thổ Gruzia, đa số qua biên giới vào Bắc Ossetia. Khoảng 23.000 người Gruzia khác cũng đã phải rời bỏ Nam Ossetia và định cư tại những khu vực khác ở Gruzia.[20] Nhiều người dân Nam Ossetia đã tái định cư tại những vùng không có người sinh sống ở Bắc Ossetia nơi người Ingush đã bị Stalin trục xuất năm 1944, dẫn tới những cuộc xung đột giữa người Ossetia và người Ingush về quyền sinh sống tại lãnh thổ cũ của người Ingush.

Tượng đài cho những nạn nhân của cuộc xung đột Gruzia-Ossetia tại Tskhinvali

Phần phía tây Nam Ossetia đã bị ảnh hưởng bởi trận động đất Racha-Java năm 1991, làm thiệt mạng 200 người và khiến 300 gia đình mất nhà ở.

Khi Liên bang Xô viết giải tán, chính phủ Hoa Kỳ công nhận các biên giới thời trước Hiệp ước Molotov-Ribbentrop năm 1933 của nước này (chính phủ Franklin D. Roosevelt đã thiết lập các quan hệ ngoại giao với Kremlin ở thời điểm cuối năm đó[21]). Vì điều này, chính quyền George H. W. Bush công khai ủng hộ sự ly khai của các nước vùng Baltic, nhưng coi các vấn đề liên quan tới các cuộc xung đột giành độc lập và lãnh thổ của Gruzia, Armenia, Azerbaijan và phần còn lại của Transcaucasus — là phần không thể tách rời của Liên bang Xô viết với các biên giới quốc tế không hề thay đổi từ thập niên 1920 — là vấn đề nội bộ của Liên Xô.[22]

Năm 1992, Gruzia bị buộc phải chấp nhận ngừng bắn để tránh sự leo thang xung đột với Nga. Chính phủ Gruzia và những người ly khai Nam Ossetia đã đạt được một thỏa thuận ngừng sử dụng vũ lực chống lẫn nhau, và Gruzia cam kết không sử dụng các biện pháp trừng phạt chống Nam Ossetia. Tuy nhiên, chính phủ Gruzia vẫn giữ quyền kiểm soát với những phần nhỏ bên trong Nam Ossetia, gồm cả thị trấn Akhalgori.[23] Một lực lượng gìn giữ hòa bình gồm người Ossetia, người Nga và người Gruzia được thành lập. Ngày 6 tháng 11 năm 1992, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) thành lập một phái bộ ở Gruzia để giám sát chiến dịch gìn giữ hòa bình. Từ đó, cho tới giữa năm 2004 Nam Ossetia nói chung ở trong cảnh hòa bình. Vào tháng 6 năm 2004, căng thẳng bắt đầu tăng lên khi chính quyền Gruzia tăng cường các nỗ lực chống lại nạn buôn lậu trong vùng.[24] Những vụ bắt cóc con tin, bắn giết và thỉnh thoảng cả đánh bom đã khiến hàng chục người thiệt mạng và bị thương. Một thỏa thuận ngừng bắn được ký ngày 13 tháng 8 dù nó liên tục bị vi phạm. Tình hình trở nên rất căng thẳng với mối đe dọa chiến tranh. Moskva và Tskhinvali tỏ ra thận trọng trước những hành động tăng cường binh lực của Gruzia.

Lính bắn tỉa Gruzia ở Nam Ossetia

Chính phủ Gruzia phản đối sự liên tục tăng cường hiện diện về kinh tế và chính trị của Nga trong vùng và phản đối quân đội không bị kiểm soát của phía Nam Ossetia. Nước này cũng coi lực lượng gìn giữ hòa bình là không trung lập và yêu cầu thay thế.[25] Lời chỉ trích này đã được một số người ủng hộ, như Richard Lugar[26], tuy nhiên vào ngày 5 tháng 10 năm 2006, Javier Solana, Cao ủy về Đối ngoại và Chính sách An ninh của Liên minh châu Âu, đã bác bỏ khả năng thay thế binh lính gìn giữ hòa bình Nga bằng lực lượng của Liên minh châu Âu.[27] Phái viên của Liên minh châu Âu về Nam Kavkaz Peter Semneby sau đó đã nói rằng "các hành động của Nga trong cuộc tranh cãi gián điệp Gruzia đã gây phương hại tới lòng tin cũng như tính trung lập của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở các nước láng giềng vùng Biển Đen."[28]

Chiến tranh 2008

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những giờ đầu tiên ngày 8 tháng 8 năm 2008, quân đội Gruzia với xe bọc thép đã tổng tấn công vào vùng lãnh thổ Nam Ossetia và pháo kích vào Tskhinvali.[29] AFP, dẫn lời một người phát ngôn Bộ Nội vụ Gruzia, nói rằng ba chiếc Sukhoi Su-24 của Nga đã xâm phạm không phận Gruzia, tấn công một số mục tiêu trong vùng Tskhinvali. Cùng ngày hôm đó, mười hai lính gìn giữ hòa bình Nga bị thiệt mạng và gần 150 người bị thương.[30]

Thủ tướng Nga Vladimir Vladimirovich Putin nói rằng Chính phủ Nga "lên án những hành động tấn công của quân đội Gruzia ở Nam Ossetia" và rằng Nga sẽ đáp trả.[31][32] Đã có thông báo về những trận đánh lớn tại Tskhinvali trong hầu hết ngày 8 tháng 8, các lực lượng Gruzia tìm cách đẩy lùi người Ossetia khỏi thành phố.[33]

Trong lúc ấy, xe tăng Nga vượt qua biên giới để "giúp người Nam Ossetia", và đã được thông báo là đang tuần tra trên khắp Tskhinvali.

Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng hòa Nam Ossetia là sự pha trộn của những thị trấn và làng mạc nơi sinh sống của người Gruzia và người Ossetia. Thành phố thủ đô Tskhinvali với đa số dân là người Ossetia cùng các cộng đồng người Ossetia khác do chính phủ ly khai quản lý, trong khi các làng và thị trấn của người Gruzia do chính phủ Gruzia quản lý. Sự gần gũi và tương tác giữa hai cộng đồng đã khiến cuộc xung đột ở Nam Ossetia trở nên đặc biệt nguy hiểm, bởi bất kỳ nỗ lực nào nhằm thanh lọc sắc tộc đều có thể dẫn tới một cuộc di dân ở quy mô lớn.

Tranh cãi chính trị vẫn chưa được giải quyết và chính quyền ly khai Nam Ossetia vẫn cai quản vùng này với sự độc lập thực sự khỏi Tbilisi. Dù những cuộc đàm phán đã được tổ chức định kỳ giữa hai phía, ít có tiến bộ đạt được dưới thời chính phủ Eduard Shevardnadze (1993–2003). Người kế nhiệm ông ta Mikheil Saakashvili (được bầu năm 2004) đã coi việc đòi lại Nam Osseatia là nhiệm vụ chính trị ưu tiên. Sau thành công chấm dứt nền độc lập trên thực tế của tỉnh phía tây Ajaria vào tháng 5 năm 2004, ông đã hứa thực hiện điều tương tự với Nam Ossetia. Sau những cuộc xung đột năm 2004, chính phủ Gruzia đã tăng cường nỗ lực nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế với vấn đề. Ngày 25 tháng 1 năm 2005, Tổng thống Saakashvili đã đệ trình một đề xuất của Gruzia nhằm giải quyết vấn đề Nam Ossetian ra trước kỳ họp của Ủy ban Nghị viện châu Âu (PACE) ở Strasbourg. Cuối tháng 10, Chính phủ Mỹ và OSCE bày tỏ sự ủng hộ với kế hoạch hành động của Gruzia được Thủ tướng Zurab Noghaideli đệ trình tại Ủy ban Thường trực OSCE ở Viên ngày 27 tháng 10 năm 2005. Ngày 6 tháng 10, Ủy ban Bộ trưởng OSCE tại Ljubljana thông qua một nghị quyết ủng hộ kế hoạch hòa bình của Gruzia [34] nghị quyết này đã bị chính quyền Nam Ossetia bác bỏ.

Cộng hòa Nam Ossetia

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 11 tháng 9 năm 2006, Ủy ban Thông tin và Báo chí Nam Ossetia thông báo rằng nước cộng hòa này sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập[6] (cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên vào năm 1992 đã không được cộng đồng quốc tế coi là hợp pháp[35]) vào ngày 12 tháng 11 năm 2006. Các cử tri sẽ quyết định việc Nam Ossetia "sẽ duy trì tình trạng hiện tại hay trở thành một nhà nước độc lập". Gruzia lên án hành động này như một "điều ngớ ngẩn chính trị". Tuy nhiên, ngày 13 tháng 9 năm 2006, Tổng thư ký Hội đồng châu Âu (CoE) Terry Davis đã bình luận về vấn đề, nói rằng có lẽ không ai sẽ chấp nhận các kết của cuộc trưng cầu dân ý này và hối thúc chính phủ Nam Ossetia tham gia các cuộc đàm phán với Gruzia.[36] Ngày 13 tháng 9 năm 2006 Đại diện Đặc biệt của Liên minh châu Âu tại Nam Caucasus, Peter Semneby, khi viếng thăm Moskva, đã nói: "Các kết quả của cuộc trưng cầu dân ý về độc lập tại Nam Ossetia sẽ không có ý nghĩa với Cộng đồng châu Âu".[37] Peter Semneby cũng thêm rằng cuộc trưng cầu dân ý này sẽ không góp phần giải quyết cuộc xung đột ở Nam Ossetia.

Người dân Nam Ossetia nhất trí trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 12 tháng 11 năm 2006 lựa chọn độc lập khỏi Gruzia. Cuộc trưng cầu dân ý có tỷ lệ cử tri tham gia rất đông, với 98 và 99 phần trăm phiếu thuận, những buổi lễ với cờ hoa được tổ chức trên khắp Nam Ossetia, nhưng các quan sát viên thì không phấn khích như vậy. Những lời chỉ trích từ cộng đồng quốc tế cho rằng hành động này sẽ làm tồi tệ hơn những căng thẳng, và chính phủ Tblisi hoàn toàn bác bỏ các kết quả.

Bản mẫu:Bầu cử Nam Ossetia

Cơ quan hành chính lâm thời thực thể Nam Ossetia

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc kỳ
Bản đồ
Hành chính
Cơ quan hành chính lâm thời
Lãnh đạoDmitry Sanakoyev [38]
Bộ trưởng nội vụJemal Karkusov
Thủ đôKurta
Lịch sử
Thực thể hành chính lập thời của Gruzia 1
tháng 4 năm 2007Được thành lập
Công nhậnKhông
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Ossetia, tiếng Gruzia
Đơn vị tiền tệLari Gruzia (GEL)
Ghi chú
  • Cơ quan hành chính được Chính phủ Gruzia thiết lập như một biện pháp tạm thời trước giải pháp cuối cùng về vị thế Nam Ossetia. Ở thời điểm ngày 26 tháng 6 năm 2007 Gruzia đang nghiên cứu vị thế nước cộng hòa tự trị cho Nam Ossetia bên trong nhà nước Gruzia.

Tổ chức Nhân dân Nam Ossetia vì hòa bình được thành lập tháng 10 năm 2006 bởi những người Ossetia lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ và đặt ra nguy cơ đối lập nghiêm trọng cho chính quyền ly khai của Eduard Kokoity.

Nhóm này được lãnh đạo bởi cựu bộ trưởng quốc phòng và khi ấy đang giữ chức thủ tướng chính phủ ly khai Dmitri Sanakoev đã tổ chức cái gọi là cuộc bầu cử thay thế, ngày 12 tháng 11 năm 2006 song song với cuộc bầu cử do chính quyền ly khai tại Tskhinvali tổ chức.[11] Hội đồng bầu cử cũng đã đưa ra một kết quả rất cao, với ước tính hơn 42.000 cử tri cả người Ossetia (quận Java và Tskhinvali) và người Gruzia (Eredvi, Tamarasheni, vân vân) trong các cộng đồng Nam Ossetia và Sanakoev được thông báo đã nhận được 96% phiếu bầu. Một cuộc trưng cầu dân ý khác cũng đã được tổ chức ngay sau khi một yêu cầu khởi động các cuộc đàm phán với Gruzia về một thỏa thuận liên bang cho Nam Ossetia nhận được 94% phiếu ủng hộ. Tuy nhiên Liên minh Bảo vệ Nam Ossetia đã bác bỏ một yêu cầu từ một tổ chức phi chính phủ của Gruzia, "Gruzia Đa quốc gia", để giám sát cuộc trưng cầu này và những kết quả được đưa ra dường như đã bị thổi phồng.[24]

Theo Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, "Những hành động của chính phủ Gruzia là phi bạo lực và có chiều hướng phát triển nhưng việc áp dụng chúng chỉ là đơn phương và võ đoán tới mức chúng chỉ làm tăng thêm căng thẳng và nguy hiểm trong vùng".[24]

Ban đầu thực thể của Sanakoev được gọi là "Chính phủ thay thế Nam Ossetia", nhưng trong năm 2007 chính quyền trung ương Gruzia đã quyết định trao quy chế chính thức cho nó và vào ngày 13 tháng 4 việc thành lập "Cơ quan hành chính lâm thời Nam Ossetia" được thông báo.[39] Ngày 10 tháng 5 năm 2007 Dmitry Sanakoev được chỉ định đứng đầu thực thể hành chính lâm thời ở Nam Ossetia.[38]

Một đội tìm kiếm sự thực của Liên minh châu Âu đã tới thăm vùng này vào tháng 1 năm 2007. Per Eklund, Lãnh đạo Phái đoàn Cao ủy châu Âu tại Gruzia đã nói rằng "Không một chính phủ nào [ở Nam Ossetia] được chúng tôi coi là hợp pháp" [40]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Nam Ossetia bao phủ khoảng 3.900 km² ở phần phía nam Kavkaz, bị chia cắt bởi những dãy núi với vùng Bắc Ossetia (một phần của Nga) đông đúc dân cư và trải dài về phía nam đến tận cong sông Mtkvari bên trong Gruzia. Vùng này đặc biệt nhiều núi non, đa số diện tích nằm ở độ cao 1.000 m (3.300 ft) trên mực nước biển. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, dù chưa tới 10% đất đai Nam Ossetia có thể canh tác. Ngũ cốc, hoa quả, rượu là các sản phẩm chủ yếu. Công nghiệp rừng và gia súc cũng tồn tại, đặc biệt xung quanh thủ đô Tskhinvali.

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước cuộc xung đột Gruzia-Ossetia khoảng hai phần ba dân số Nam Ossetia là người Ossetia và 25-30% là người Gruzia. Thành phần dân số hiện tại không được biết, dù theo một số ước tính có 45.000 người Ossetia và 17.500 Gruzia ở Nam Ossetia năm 2007.[41] Ở thời điểm tháng 8 năm 2008 hơn 70% công dân Nam Ossetia có quốc tịch Nga.

Điều tra dân số năm 1926 Điều tra dân số năm 1939 Điều tra dân số năm 1959 Điều tra dân số năm 1970 Điều tra dân số năm 1979 Điều tra dân số năm 1989
Người Ossetia 60.351 (69.1%) 72.266 (68.1%) 63.698 (65.8%) 66.073 (66.5%) 65.077 (66.4%) 65.200 (66.2%)
Người Gruzia 23.538 (26.9%) 27.525 (25.9%) 26.584 (27.5%) 28.125 (28.3%) 28.187 (28.8%) 28.700 (29.0%)
Người Nga 157 (0.2%) 2.111 (2.0%) 2.380 (2.5%) 1.574 (1.6%) 2.046 (2.1%)
Người Armenia 1.374 (1.6%) 1.537 (1.4%) 1.555 (1.6%) 1.254 (1.3%) 953 (1.0%)
Người Do Thái 1.739 (2.0%) 1.979 (1.9%) 1.723 (1.8%) 1.485 (1.5%) 654 (0.7%)
Khác 216 (0.2%) 700 (0.7%) 867 (0.9%) 910 (0.9%) 1.071 (1.1%) 5.100 (4.8%)
Total 87.375 106.118 96.807 99.421 97.988 99.000

Tôn giáo ở Nam Ossetia gồm Chính thống giáo Đông phương, Hồi giáo Sunni

Sau một cuộc chiến với Gruzia hồi thập kỷ 1990, Nam Ossetia gặp phải nhiều vấn đề kinh tế. Việc làm và những nguồn cung cấp rất hạn chế. Ngoài ra, Gruzia đã cắt nguồn cung cấp điện cho vùng, việc này buộc chính phủ Nam Ossetia phải lập một đường cáp điện qua Bắc Ossetia. Đa số dân cư sống bằng nông nghiệp tự túc. Nguồn thu kinh tế quan trọng nhất Nam Ossetia có được là việc kiểm soát Đường hầm Roki nối Nga với Gruzia, chính phủ Nam Ossetia được cho là kiếm tới hai phần ba ngân sách từ các khoản thuế hàng hóa đi qua đây. Các quan chức ly khai công nhận rằng Tskhinvali có hơn 60% ngân sách năm 2006 trực tiếp từ chính phủ Nga.[42]

Cuối năm 2006, một chiến dịch chống buôn lậu lớn ở Nam Ossetia được lực lượng U.S. Secret Service và cảnh sát Gruzia tiến hành.[43][44]

GDP của Nam Ossetian được ước tính khoảng 15 triệu dollar Mỹ (US$ 250 trên đầu người) trong một cuộc nghiên cứu được công bố năm 2002.[45]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Online Magazine - Civil Georgia
  2. ^ “Institute for War and Peace Reporting”. Institute for War and Peace Reporting. Truy cập 9 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ “Georgia Quits Mixed Control Commission”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2016. Truy cập 5 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008.
  5. ^ Online Magazine - Civil Georgia
  6. ^ a b Niko Mchedlishvili (September 11, 2006). 11 tháng 9 năm 2006T131034Z_01_L11486859_RTRUKOC_0_UK-GEORGIA-RUSSIA.xml&archived=False “Georgian rebel region to vote on independence” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Reuters. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  7. ^ “Online Magazine - Civil Georgia”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2008.
  8. ^ 99% of South Ossetian voters approve independence Lưu trữ 2007-09-30 tại Wayback Machine Regnum
  9. ^ S.Ossetia Says ‘International Observers’ Arrive to Monitor Polls Lưu trữ 2008-08-13 tại Wayback Machine, Civil.ge, November 11, 2006
  10. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2008.
  11. ^ a b Two Referendums and Two "Presidents" in South Ossetia - CAUCAZ.COM
  12. ^ Commission to Work on S.Ossetia Status. Civil Georgia July 13, 2007.
  13. ^ [1]
  14. ^ [2]
  15. ^ David Marshall Lang, The Georgians, New York, p. 239
  16. ^ Roger Rosen, History of Caucasus Nations, London, 2006
  17. ^ a b c Georgia: Avoiding War in South Ossetia (PDF), International Crisis Group, ngày 26 tháng 11 năm 2004, ICG Europe Report 159, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2007, truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2008 Đã bỏ qua tham số không rõ |url2= (trợ giúp)
  18. ^ a b D.M. Lang, History of Modern Georgia, 1963
  19. ^ Hastening The End of the Empire Lưu trữ 2013-08-23 tại Wayback Machine, Time Magazine, ngày 28 tháng 1 năm 1991
  20. ^ Human Rights Watch/Helsinki, RUSSIA. THE INGUSH-OSSETIAN CONFLICT IN THE PRIGORODNYI REGION, May 1996.
  21. ^ "Pretty Fat Turkey" Lưu trữ 2013-07-21 tại Wayback Machine, TIME Magazine, ngày 27 tháng 11 năm 1933
  22. ^ America Abroad Lưu trữ 2013-08-13 tại Wayback Machine, Time Magazine, ngày 10 tháng 6 năm 1991
  23. ^ The independence precedent: If Kosovo goes free The Economist, Nov 29th 2007
  24. ^ a b c Georgia’s South Ossetia Conflict: Make Haste Slowly, Europe Report N°183, ngày 7 tháng 6 năm 2007 (free registration needed to view full report)
  25. ^ Resolution on Peacekeepers Leaves Room for More Diplomacy. Civil Georgia. ngày 16 tháng 2 năm 2006.
  26. ^ U.S. Senator Urges Russian Peacekeepers’ Withdrawal From Georgian Breakaway Republics. (MosNews) Lưu trữ 2006-11-30 tại Archive.today.
  27. ^ Solana fears Kosovo 'precedent' for Abkhazia, South Ossetia. (International Relations and Security Network).
  28. ^ Russia 'not neutral' in Black Sea conflict, EU says, EUobserver, October 10, 2006.
  29. ^ [3] Chronicle of the Second South-Ossetian War, in Russian
  30. ^ [4] In Tskhinvali killed 15 peacemakers, in Russian
  31. ^ Russian aircraft attack Georgian territory: Georgian ministry[liên kết hỏng], AFP, August 8, 2008.
  32. ^ Putin vows retaliation for Georgian action in South Ossetia[liên kết hỏng], AFP, August 8, 2008.
  33. ^ [5] A Single Point of Resistance Remains in Tskhinvali, in Russian
  34. ^ OSCE, 13th Meeting of the Ministerial Council (5 and ngày 6 tháng 12 năm 2005). Statement on Georgia (MC.DOC/4/05)
  35. ^ Civil Georgia, [S.Ossetia Sets Repeat Independence Referendum http://www.civil.ge/eng/article.php?id=13522 Lưu trữ 2008-08-13 tại Wayback Machine], ngày 11 tháng 9 năm 2006
  36. ^ Council of Europe Secretary General calls for talks instead of "referendum" in the Georgian region of South Ossetia. Lưu trữ 2007-09-28 tại Wayback Machine Council of Europe Information Office in Georgia. Truy cập 13-09-2006.
  37. ^ “Online Magazine - Civil Georgia”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2008.
  38. ^ a b Online Magazine - Civil Georgia
  39. ^ Online Magazine - Civil Georgia
  40. ^ Online Magazine - Civil Georgia
  41. ^ The Permanent Committee on Geographical Names for British Official Use. Georgia: a toponymic note concerning South Ossetia Lưu trữ 2007-06-14 tại Wayback Machine
  42. ^ Money the Big Attraction in S. Ossetia. The Moscow Times. July 26, 2007.
  43. ^ Probe Traces Global Reach of Counterfeiting Ring. Washington Post. November 26, 2006.
  44. ^ Detention near Tskhinvali. Ministry of Defense of Georgia. December 5. 2006.
  45. ^ Mamuka Areshidze, "Current Economic Causes of Conflict in Georgia", unpublished report for UK Department for International Development (DFID), 2002. Cited from Georgia: Avoiding War in South Ossetia by International Crisis Group, 26.11.2006

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Innate personality - bài test tính cách bẩm sinh nhất định phải thử
Innate personality - bài test tính cách bẩm sinh nhất định phải thử
Bài test Innate personality được tạo ra bởi viện triển lãm và thiết kế Đài Loan đang trở thành tâm điểm thu hút giới trẻ Châu Á, Hoa Kỳ và cả Châu Âu
Review Smile - Kinh dị tốt, ý tưởng hay nhưng chưa thoát khỏi lối mòn
Review Smile - Kinh dị tốt, ý tưởng hay nhưng chưa thoát khỏi lối mòn
Smile là một bộ phim kinh dị tâm lý Mỹ năm 2022 do Parker Finn viết kịch bản và đạo diễn, dựa trên bộ phim ngắn năm 2020 Laura Has’t Slept của anh ấy
Đánh giá sức mạnh, lối chơi Ayaka - Genshin Impact
Đánh giá sức mạnh, lối chơi Ayaka - Genshin Impact
Ayaka theo quan điểm của họ sẽ ở thang điểm 3/5 , tức là ngang với xiao , hutao và đa số các nhân vật khá
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Kimetsu no Yaiba (hay còn được biết tới với tên Việt hóa Thanh gươm diệt quỷ) là một bộ manga Nhật Bản do tác giả Gotoge Koyoharu sáng tác và minh hoạ