Sao Chủy

Bản đồ sao Chủy.

Sao Chủy[1] hay Sao Tuy[2] (tiếng Trung: 觜宿, bính âm: Zī Xiù, Hán-Việt: Tuy Tú, Hán-Nôm: Chủy Tú), còn gọi là Chủy Hỏa Hầu hay Tuy Hỏa Hầu (觜火猴), là một trong nhị thập bát tú của chòm sao Trung Quốc cổ đại. Nó là một trong bảy chòm sao phương tây của Bạch Hổ.

Mảng sao

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Hán-Việt/Hán-Nôm Tên Trung Chòm sao Số sao Tượng trưng
Tuy/Chủy Lạp Hộ 3 Lông đầu chim cú vọ hoặc mỏ chim.
Tư Quái 司怪 Lạp Hộ/Kim Ngưu/Song Tử 4 Thần chủ quản việc dự đoán điềm tốt xấu và sự kiện kì dị, khác thường.
Tọa Kỳ 座旗 Ngự Phu/Thiên Miêu 9 Cờ cắm cạnh chỗ ngồi, chỉ vị trí theo tôn ti trật tự.

Trong Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị, Jean-Louis Taberd nhầm lẫn khi viết 參 (Sâm) là λ Orionis và 觜 (Chủy) là δ ejusdem = δ Orionis.[1]

Trên thực tế thì λ Orionis (sao Meissa) là một phần của nhóm gồm 3 sao mà trong bảng trên đây gọi là Chủy. Tên gọi tương ứng trong tiếng Trung của nó là 觜宿一 (Chủy Tú Nhất).[3] Hai sao còn lại của Chủy là φ1 Orionisφ2 Orionis.[4]

Ngược lại, δ Orionis (sao Mintaka) là 參宿三 (Sâm Tú Tam)[5] trong nhóm gồm 7 sao (theo thứ tự tương ứng là ζ Orionis, ε Orionis, δ Orionis, α Orionis, γ Orionis, κ Orionisβ Orionis) hợp thành Sâm (hay Tam Khỏa Tinh) trong Sao Sâm. Tên gọi Tam Khỏa Tinh (三颗星) ban đầu là chỉ ba ngôi sao hợp thành đai lưng Lạp Hộ (ζ Orionis, ε Orionis, δ Orionis), dù sau này được mở rộng để thêm 4 sao nữa nhưng vẫn được giữ nguyên.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Jean-Louis Taberd, 1838. Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị: Quyển 1, trang 566 - Chủy Túc
  2. ^ Các từ điển như Hán Việt từ điển trích dẫn, Hán-Việt tự điển Thiều Chửu, Từ điển Trần Văn Chánh, Từ điển phổ thông đều phiên 觜 thành sao Tuy.
  3. ^ AEEA 天文教育資訊網: 觜宿一 l Ori Lưu trữ 2011-07-16 tại Wayback Machine (AEEA Hoạt động triển lãm và giáo dục thiên văn học: Chủy Tú Nhất l Ori).
  4. ^ Trần Cửu Kim (陳久金), 2005. Trung Quốc tinh tòa thần thoại (中國星座神話'). Đài Loan thư phòng xuất bản hữu hạn công ty (台灣書房出版有限公司), ISBN 9789867332257.
  5. ^ AEEA 天文教育資訊網: 參宿三 dA Ori Lưu trữ 2011-07-16 tại Wayback Machine (AEEA Hoạt động triển lãm và giáo dục thiên văn học: Sâm Tú Tam dA Ori).
  6. ^ Ridpath, Ian. “Orion: Chinese associations”. Star Tales. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan