Nguyễn Khắc Nghiên

Nguyễn Khắc Nghiên
Chức vụ
Nhiệm kỳ29 tháng 8 năm 2006 – 13 tháng 11 năm 2010
4 năm, 76 ngày
Tiền nhiệmPhùng Quang Thanh
Kế nhiệmĐỗ Bá Tỵ
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ31 tháng 8 năm 2006 – 13 tháng 11 năm 2010
4 năm, 74 ngày
Tiền nhiệmPhùng Quang Thanh
Kế nhiệmĐỗ Bá Tỵ
Nhiệm kỳtháng 12 năm 2004 – tháng 8 năm 2006

Tư lệnh Quân khu 5
Nhiệm kỳtháng 10 năm 2002 – tháng 12 năm 2004
Tiền nhiệmNguyễn Văn Được
Kế nhiệmHuỳnh Ngọc Sơn
Tư lệnh Quân khu 1
Nhiệm kỳtháng 5 năm 2001 – tháng 10 năm 2002
Tiền nhiệmPhùng Quang Thanh
Kế nhiệmPhạm Xuân Thệ
Phó Tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Quân khu 2
Nhiệm kỳtháng 9 năm 1998 – tháng 5 năm 2001
Tiền nhiệmTrần Tất Thanh
Kế nhiệmĐỗ Bá Tỵ
Nhiệm kỳ25 tháng 4 năm 2006 – 13 tháng 11 năm 2010
4 năm, 202 ngày
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh(1951-01-23)23 tháng 1, 1951
Phú Thọ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Mất13 tháng 11, 2010(2010-11-13) (59 tuổi)
Bệnh viện Quân y 108, Hà Nội
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ19692010
Cấp bậc
Chỉ huyCác đơn vị:
Tặng thưởngHuân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhì
Huân chương Chiến sĩ giải phóng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhì
Huân chương Chiến sĩ giải phóng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Ba
Huy chương Quân kỳ quyết thắng Huy chương Quân kỳ quyết thắng

Huy chương Kháng chiến hạng nhất

Huân chương Hữu nghị Campuchia

Nguyễn Khắc Nghiên (23 tháng 1 năm 195113 tháng 11 năm 2010) là một cựu tướng lĩnh cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX, X, nguyên Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 23 tháng 1 năm 1951, quê quán ở xã Chương Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 1969, ông nhập ngũ, được tuyển vào binh chủng đặc công, phục vụ tại Tiểu đoàn 4, Sư đoàn 305.

Từ tháng 1 năm 1971 đến tháng 3 năm 1975, ông lần lượt được giữ các chức vụ Trung đội trưởng, Đại đội phó, Đại đội trưởng thuộc Trung đoàn 48, Sư đoàn 320, chiến đấu ở mặt trận Quảng Trị. Tháng 4 năm 1972, ông được kết nạp vào Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ông giữ chức vụ trợ lý tác chiến Trung đoàn 48 (do Đoàn Trưng làm Trung đoàn trưởng), Sư đoàn 320B (nay là Sư đoàn 390), Quân đoàn 1, là đơn vị thọc sâu tiến công đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu Quân đội Việt Nam Cộng hòa

Từ tháng 4 năm 1976 đến tháng 3 năm 1982, ông được cử đi học tại Trường Quân chính Quân đoàn 1, sau đó về được phân công giữ các chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 48; Tham mưu phó, Trung đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Trung đoàn 48, Sư đoàn 320B (đổi phiên hiệu thành Sư đoàn 390 từ ngày 4 tháng 5 năm 1979), Quân đoàn 1.

Từ tháng 4 năm 1982, giữ chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 48, Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

Từ tháng 1 năm 1983, ông được cử đi học tại Học viện Quân sự cấp cao.

Tháng 7 năm 1985, ông được cử làm Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

Đến tháng 8 năm 1988, kiêm chức Tham mưu trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

Tháng 8 năm 1991, được thăng làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390.

Tháng 8 năm 1993, chuyển làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, cũng thuộc Quân đoàn 1.

Tháng 2 năm 1996, ông được thăng làm Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 1, hàm Đại tá.

Tháng 12 năm 1997, được thăng làm Tư lệnh Quân đoàn 1, hàm Thiếu tướng.

Tháng 8 năm 1998, ông được cử làm Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 2.

Tháng 5 năm 2001, bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu 1, kế nhiệm tướng Phùng Quang Thanh nhậm nhậm chức Tổng Tham mưu trưởng.

Tháng 4 năm 2001, ông trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại khóa IX.

Tháng 10 năm 2002, được thăng Trung tướng và chuyển sang làm Tư lệnh Quân khu 5, thay cho tướng Nguyễn Văn Được lên nhậm chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Tháng 12 năm 2004, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 4 năm 2006, ông tái đắc cử Ủy viên Trung ương Đảng khóa X.

Ngày 29 tháng 8 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1131/QĐ-TTg bổ nhiệm ông làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương.

Ngày 31 tháng 8 năm 2006, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định bổ nhiệm ông làm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, kế nhiệm tướng Phùng Quang Thanh lên làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương.

Năm 2007, ông được thăng hàm Thượng tướng và trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII.

Ông mất đột ngột khi đang điều trị ngay tại Viện quân y 108Hà Nội vào ngày 13/11/2010, hưởng dương 59 tuổi.

Huân huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Thời gian thụ phong 1/1998 10/2002 6/2007
Quân hàm
Cấp bậc Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Childe có khả năng liên quan đến lời tiên tri của Fontaine như thế nào?
Childe có khả năng liên quan đến lời tiên tri của Fontaine như thế nào?
Tất cả mọi người ở Fontaine đều được sinh ra với tội lỗi, và không ai có thể thoát khỏi tội lỗi đó.
Review phim Nope (2022)
Review phim Nope (2022)
Nope là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại kinh dị xen lẫn với khoa học viễn tưởng của Mỹ công chiếu năm 2022 do Jordan Peele viết kịch bản, đạo diễn và đồng sản xuất dưới hãng phim của anh, Monkeypaw Productions
Shadow Of Death: Premium Games
Shadow Of Death: Premium Games
Trong tựa game này người chơi sẽ vào vai một người chiến binh quả cảm trên chuyến hành trình chiến đấu và cố gắng dẹp tan bè lũ hắc ám ra khỏi vương quốc
Nhật Bản xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển có an toàn?
Nhật Bản xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển có an toàn?
Phóng xạ hay phóng xạ hạt nhân là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân