Quân khu 1 | |
---|---|
Quân đội Nhân dân Việt Nam | |
Chỉ huy | |
từ năm 2019 | |
Quốc gia | Việt Nam |
Thành lập | 16 tháng 10 năm 1945 |
Quân chủng | Lục quân |
Phân cấp | Quân khu (Nhóm 3) |
Nhiệm vụ | bảo vệ 6 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Thái Nguyên |
Quy mô | 39.000 quân đến 50.000 quân |
Bộ phận của | Bộ Quốc phòng |
Bộ chỉ huy | Hóa Thượng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên, Việt Nam |
Tên khác |
|
Khẩu hiệu | Trung hiếu, Tiên phong, Đoàn kết, Chiến thắng |
Thành tích | Huân chương Sao Vàng Huân chương Hồ Chí Minh ×2 Huân chương Độc lập hạng Nhì Huân chương Quân công hạng Nhất ×2 Huân chương Quân công hạng Ba |
Chỉ huy | |
Tư lệnh | |
Chính ủy | |
Phó Tư lệnh kiêm Tham Mưu Trưởng | |
Chỉ huy nổi bật | |
Quân khu 1 là đơn vị quân sự cấp quân khu, trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy quân đội chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vùng sáu tỉnh phía Bắc Việt Nam là Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh và Thái Nguyên. Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại tổ dân phố Đồng Thịnh, thị trấn Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 25 tháng 1 năm 1941, thành lập Chiến khu Bắc Sơn-Võ Nhai.
Ngày 4 tháng 6 năm 1945, Tổng Bộ Việt Minh Quyết định thành lập Khu Giải phóng Việt Bắc gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang và một phần các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên...
Ngày 16 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh tuyên bố tổ chức, kiện toàn, thành lập 12 Chiến khu trong cả nước. Chiến khu 1 bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Ninh, Quảng Yên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Lai Châu, Sơn La và Châu Mai Đà (thuộc Hòa Bình).Ông Lê Quảng Ba được bổ nhiệm làm Khu trưởng và ông Tạ Xuân Thu làm Chính ủy Khu.[1]
Ngày 17 tháng 3 năm 1946, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Trường Quân chính Bắc Sơn thuộc Chiến khu 1 với nhiệm vụ huấn luyện cán bộ trung đội, đại đội được bố trí tại xóm Cầu Tre, Đồng Quang, Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
Ngày 19 tháng 8 năm 1946, Báo Chiến khu (tờ báo của lực lượng vũ trang Chiến khu 1) ra đời.
Ngày 28 tháng 11 năm 1946, Chính phủ ra Sắc lệnh 518/CP phân chia Chiến khu 1 thành 4 Chiến khu (1, 10, 12, 14) theo vùng chỉ đạo kháng chiến. Khi đó Chiến khu 1 bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phúc Yên, do Chu Văn Tấn làm Khu trưởng.[2].
Ngày 16 tháng 2 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 19/SL về tổ chức Tòa án binh khu trên toàn cõi Việt Nam. Quy định mỗi chiến khu có một tòa án binh, với chức năng xét xử những vụ án liên quan đến lĩnh vực quân sự.
Ngày 1 tháng 5 năm 1947, Trường Du kích Lam Sơn thuộc Ban Dân quân Chiến khu 1 được thành lập, với nhiệm vụ đào tạo cán bộ trung đội, đại đội. Giữa tháng 5 năm 1947, thành lập Trường Bổ túc Quân chính Chiến khu 1.
Ngày 25 tháng 1 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 120/SL bãi bỏ cấp Khu, sáp nhập Khu thành Liên khu. Khi đó, Chiến khu 1 và Chiến khu 12 sáp nhập lại thành Liên khu 1 gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên, Quảng Yên và Hải Ninh, do Chu Văn Tấn làm Liên khu trưởng, Lê Hoà làm Liên khu phó, Nguyễn Trọng Vĩnh làm Chính trị uỷ viên. Cũng trong ngày đó, Ủy ban kháng chiến và Ủy ban hành chính Liên khu thống nhất thành Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu.
Ngày 3 tháng 11 năm 1948, Tổng Chính ủy ra chỉ thị về việc thi hành chế độ Chính ủy trong quân đội. Thực hiện Nghị quyết Trung ương, Bộ Tư lệnh Liên khu đã phổ biến quán triệt, hướng dẫn, chỉ đạo hình thành cơ quan chuyên môn giúp việc cho Chính ủy. Ở Liên khu bộ, Phòng Chính trị làm tham mưu giúp Bộ Tư lệnh Liên khu chỉ đạo thành lập 3 ban đó là Tổ chức, Tuyên huấn và Kiểm tra.
Ngày 4 tháng 11 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 127/SL hợp nhất Liên khu 1 và Liên khu 10 thành Liên khu Việt Bắc do Chu Văn Tấn làm Chủ tịch, Bùi Quang Tạo làm Phó Chủ tịch, Lê Quảng Ba làm đặc phái viên của Bộ ở Liên khu. Tính đến thời điểm này, Liên khu Việt Bắc gồm 17 tỉnh là Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lai Châu, Sơn La. Lê Quảng Ba bổ nhiệm làm Tư lệnh, Chu Văn Tấn làm Chính ủy.[3].
Ngày 3 tháng 6 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 017/SL thành lập các Quân khu trong đó có Quân khu Việt Bắc gồm 10 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh phúc. Lê Quảng Ba làm Tư lệnh Quân khu, Chu Văn Tấn làm Chính ủy Quân khu.[4]
Ngày 24 tháng 5 năm 1976, sáp nhập Quân khu Tây Bắc và Quân khu Việt Bắc thành Quân khu 1 gồm các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu. Năm 1978, nhập thêm 2 tỉnh Hà Bắc và Quảng Ninh (tách ra từ Quân khu 3) và tách ra các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu để thành lập Quân khu 2.
Năm 1979, tách Quảng Ninh để thành lập Đặc khu Quảng Ninh.
Trong chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn là chiến trường trọng điểm kiềm chân gần 20 sư đoàn quân Trung Quốc xâm lược. Sau năm 1979 đến năm 1989, địa bàn quân khu I luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, đánh bại các âm mưu lấn chiếm của quân đội Trung Quốc. Đây là thời kỳ lực lượng vũ trang quân khu phát triển mạnh mẽ nhất, quy mô quân chủ lực có các quân đoàn 14, 26, quân đoàn bổ trợ với 11 sư đoàn bộ binh và hàng chục trung, lữ đoàn bộ binh, binh chủng độc lập, tổng quân số có lúc lên đến 200.000 người.
Địa bàn hiện tại bao gồm 6 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang (Đông Bắc Bộ) và Bắc Ninh (Đồng Bằng Sông Hồng).[5]
Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội.[6] Tổ chức Đảng bộ trong Quân khu 1 theo phân cấp như sau:
Tham mưu trưởngː Thiếu tướng Lê Xuân Thuân
Phó Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Hoàng Văn Năm (4.2020-) Sư đoàn trưởng Sư Đoàn 3 (9.2018-4.2020)
Phó Tham mưu trưởng: Đại tá Nguyễn Khắc Huy (03.2023 -), Sư đoàn trưởng Sư đoàn 346 (2018-3.2023)
Phó Tham mưu trưởng: Đại tá Đàm Minh Diện (11.2023-), CHT BCHQS tỉnh Cao Bằng
Chủ nhiệm: Thiếu tướng Lê Văn Thơ (11.2022-nay) Chính ủy Sư đoàn 3 (2017-2020) Phó chủ nhiệm (2020-2022)
Phó chủ nhiệm: Thiếu tướng Ngô Hồng Thái
Phó Chủ nhiệm: Đại tá Dương Văn Quang (7.2023-nay) nguyên Chính ủy Sư đoàn 3
Chỉ huy trưởng: Đại tá Đàm Minh Tuân
Chính ủy: Đại tá Nông Tiến Dũng (4.2022-nay)
Chỉ huy trưởng: Đại tá Nguyễn Đình Huỳnh (4.2020-)
Chính ủy: Đại tá Lã Văn Hào (4.2022-)
Chỉ huy trưởng: Đại tá Trần Xuân Mạnh (12.2022-nay)
Chính ủy: Đại tá Lê Văn Bền (2019-)
Chỉ huy trưởng: Đại tá Phạm Văn Tạo ( 5.2023-nay)
Chính ủy: Đại tá Vũ Đức Hiền (02.2020-)
Chỉ huy trưởng: Đại tá Nguyễn Văn Đồng (6.2019-)
Chính ủy: Đại tá Ma Công Học (12.2022-nay)
Chỉ huy trưởng: Đại tá Nghiêm Đình Trung (02.2020-)
Chính ủy: Đại tá Vũ Bá Bộ (10.2021-)
Hiệu trưởng: Đại tá Văn Khắc Thành
Chính ủy: Đại tá Trần Thanh
Chính ủy: Đại tá Đặng Xuân Hùng
TT | Họ tên Năm sinh-năm mất |
Thời gian đảm nhiệm | Cấp bậc tại nhiệm | Chức vụ cuối cùng | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
1 | Chu Văn Tấn (1909–1984) |
1941–1976 | Thượng tướng (1959) | Phó Chủ tịch Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất (1960–1981) | Khu trưởng kiêm Chính ủy, Bí thư Quân khu |
2 | Lê Quảng Ba (1914–1988) |
1945–1946 | Thiếu tướng (1958) | Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp Trung ương (1976–) | Tư lệnh |
3 | Thanh Phong | 1959–1961 | Đại tá | ||
4 | Đàm Quang Trung (1921–1995) |
1976–1986 | Thiếu tướng (1974) Trung tướng (1980) Thượng tướng (1984) |
Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc (1987–1992) | Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu |
5 | Bằng Giang (1915–1990) |
1966–1976 | Trung tướng (1974) | Phó Tổng Thanh tra Quân đội (1976 - 1978) | |
6 | Đàm Văn Ngụy (1927–2015) |
4.1987–12.1996 | Thiếu tướng (1980) Trung tướng (1984) |
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1956) | |
7 | Phùng Quang Thanh (1949–2021) |
1.1997–5.2001 | Thiếu tướng (1994) Trung tướng (1999) Thượng tướng (2003), Đại tướng (2007) |
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2006–2016) |
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1971) |
8 | Nguyễn Khắc Nghiên (1951–2010) |
5.2001–10.2002 | Thiếu tướng (1997) Trung tướng (2002) Thượng tướng (2007) |
Tổng Tham mưu trưởng (2006–2010) | |
9 | Phạm Xuân Thệ (1947–) |
10.2002–1.2008 | Trung tướng (2002) | Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2011) | |
10 | Nguyễn Văn Đạo (1950–) |
1.2008–2010 | Trung tướng (2008) | ||
11 | Bế Xuân Trường (1957–) |
2010–4.2014 | Thiếu tướng (2008) Trung tướng (2011) Thượng tướng (2015) |
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2015–2021) | |
12 | Phan Văn Giang (1960–) |
4.2014–5.2016 | Trung tướng (2013) Thượng tướng (2017) Đại tướng (2021) |
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2021–nay) | |
13 | Ngô Minh Tiến (1962–) |
5.2016–2.2018 | Thiếu tướng (2015) Trung tướng (2019) Thượng tướng (2022) |
Phó Tổng Tham mưu trưởng (2018–11.2022) | |
14 | Trần Hồng Minh (1967–) |
2.2018–9.2019 | Thiếu tướng (2014) Trung tướng (2018) |
Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng (2021–nay) | |
15 | Nguyễn Hồng Thái (1969–) |
9.2019–nay | Trung tướng (2020) | Nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội |
TT | Họ tên Năm sinh-năm mất |
Thời gian đảm nhiệm | Cấp bậc tại nhiệm | Chức vụ cuối cùng | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
1 | Chu Văn Tấn (1909–1984) |
1946–1976 | Thượng tướng (1959) | Bộ trưởng Bộ Quốc phòng | Chính ủy Chiến khu, Liên khu, Quân khu |
2 | Tạ Xuân Thu (1916–1971) |
1945–1946 | Thiếu tướng (1961) | Chính ủy Quân chủng Hải quân | Chính trị ủy viên khu 1 |
3 | Hoàng Phương (1924–2001) |
1976–1981 | Trung tướng (1982) | Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự | Chính ủy Quân khu |
4 | Nguyễn Hùng Phong (1927–2018) |
1981–1991 | Thiếu tướng (1979)
Trung tướng (1986) |
Phó tư lệnh Chính trị | |
5 | Đặng Ngọc Truy (1930–2019) |
1991–1996 | Thiếu tướng (1988) | Phó tư lệnh Chính trị | |
6 | Phùng Khắc Đăng (1945–) |
1996–1998 | Thiếu tướng (1997) Trung tướng (2003) |
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1998–2008) | Phó tư lệnh Chính trị |
7 | Đàm Đình Trại (1947–) |
1998-2004 | Thiếu tướng (1999) Trung tướng (2004) |
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2004–2008) | Phó tư lệnh Chính trị |
8 | Vi Văn Mạn (1949–) |
2004–2011 | Thiếu tướng (2004) Trung tướng (2008) |
Chính ủy Quân khu | |
9 | Nguyễn Sỹ Thăng (1958–) |
2011–6.2018 | Thiếu tướng (2007) Trung tướng (2011) |
Chính ủy Quân khu | |
10 | Dương Đình Thông (1964–) |
6.2018–6.2024 | Thiếu tướng (2014) Trung tướng (2018) |
Chính ủy Quân khu |
TT | Họ tên Năm sinh-năm mất |
Thời gian đảm nhiệm | Cấp bậc tại nhiệm | Chức vụ cuối cùng | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
1 | Hoàng Quang Vinh | 1965–1976 | Thiếu tướng | ||
2 | Lê Thanh | 1976–1978 | Thiếu tướng | ||
3 | Nguyễn Anh Đệ | 1978–1979 | Thiếu tướng (1979) | Trung tướng (1983), Tư lệnh Binh chủng Đặc công | |
4 | Hà Vi Tùng | 1979–1980 | Thiếu tướng | ||
5 | Lê Thanh | 1980–1981 | Thiếu tướng | ||
6 | Hoàng Đan | 1981–1985 | Thiếu tướng (1977) | Cục trưởng Cục khoa học quân sự (1990–1995) | |
7 | Phạm Minh Tâm | 1985–1990 | Thiếu tướng | ||
8 | Phạm Quang Bào (1939–) |
1990–1993 | Thiếu tướng(1992) | Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 1 | Nguyên CHT Bộ CHQS tỉnh Cao Bằng |
9 | Ma Thanh Toàn (1944–) |
1993–1998 | Thiếu tướng (1995) Trung tướng (2000) |
Tư lệnh Quân khu 2 (1998–2007) | |
10 | Nguyễn Như Hoạt (1950–) |
1998–2002 | Thiếu tướng (1998) Trung tướng (2002) |
Tư lệnh Quân khu Thủ đô(2002–2008) Giám đốc Học viện Quốc phòng (Việt Nam) (2008–2010) |
|
11 | Nguyễn Văn Đạo (1950–) |
2002–2004 | Thiếu tướng (2003) Trung tướng (2008) |
Tư lệnh Quân khu 1 (2008–2010) | |
12 | Lê Xuân Chuyển (1952–2016) |
2004–2006 | Thiếu tướng (2006) | Cục phó Cục Tác chiến (2006–2013) | |
13 | Nguyễn Văn Đạo (1950–) |
2007–2008 | Thiếu tướng (2003) Trung tướng (2008) |
Tư lệnh Quân khu 1 (2008–2010) | Phó chủ tịch Hội cựu chiến binh (2017–2022) |
14 | Bế Xuân Trường (1957–) |
2008–2010 | Thiếu tướng (2008) Trung tướng (2011) Thượng tướng (2015) |
Tư lệnh Quân khu 1 (2010–2014) Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2015–2021) |
|
15 | Phạm Thanh Sơn (1957–) |
2010–10.2017 | Thiếu tướng (2011) | Nguyên Phó Tham mưu trưởng QK1 | |
16 | Trần Hồng Minh (1966–) |
10.2017–2.2018 | Thiếu tướng (2014) Trung tướng (2018) |
Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (2019–nay) | |
17 | Trần Văn Kình (1963–) |
2.2018–6.2020 | Thiếu tướng (2017) | Nguyên Phó Tham mưu trưởng QK1 | |
18 | Nguyễn Huy Cảnh | 6.2020- nay | Thiếu tướng (2017) | Nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2 |
|=
(trợ giúp)
|=
(trợ giúp)
|=
(trợ giúp)
|=
(trợ giúp)
|=
(trợ giúp)
|=
(trợ giúp)