Nhà Omeyyad

Nhà Omeyyad
Tên bản ngữ
  • الخلافة الأموية
    Al-Ḫilāfa al-ʾumawiyya (tiếng Ả Rập)
661–750
Quốc kỳ Umad
Nhà Omeyyad vào thời điểm rộng nhất.
Nhà Omeyyad vào thời điểm rộng nhất.
Tổng quan
Vị thếĐế quốc
Thủ đôDamascus
Capital-in-exileCórdoba
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Ả Rập (chính thức) – Ba Tư (chính thức trong khu vực nhất định cho đến triều đại của Abd al-Malik) – Armenia, Tiếng Berber, Gruzia, Hy Lạp, Hebrew, Thổ Nhĩ Kỳ, Tiếng Ba Tư, Kurd
Tôn giáo chính
Hồi giáo
Chính trị
Chính phủCaliphate
Khalip 
• 661–680
Muawiya I
• 744–750
Marwan II
Lịch sử 
• Muawiya xưng Khalip
661
• Nhà Abbas đánh bại và giết chết Marwan II
750
Địa lý
Diện tích 
• Tổng cộng
15.000.000 km2
5.791.532 mi2
• 750 SCN (132 Lịch Hồi giáo)
15,000,000 km2
(6 mi2)
Dân số 
• Thế kỷ thứ 7
62000000
Kinh tế
Đơn vị tiền tệDinar vàngdirham
Tiền thân
Kế tục
Nhà Rashidun
Đế quốc Byzantine
Visigoth
Nhà Abbas
Tiểu vương quốc Córdoba
Hiện nay là một phần của
 Syria
 Afghanistan
 Algérie
 Andorra
 Armenia
 Azerbaijan
 Bahrain
 Trung Quốc[1]
 Cyprus
 Egypt
 Eritrea[2]
 Pháp
 Georgia
 Gibraltar(UK)
 Hy Lạp[3]
 India
 Iran
 Iraq
 Israel
 Jordan
 Kazakhstan
 Kuwait
 Kyrgyzstan
 Lebanon
 Libya
 Mauritanie
 Morocco
 Oman
 Pakistan
Nhà nước Palestine Palestinian Authority
 Bồ Đào Nha
 Qatar
 Nga
 Saudi Arabia
 Somalia[4]
 Tây Ban Nha
 Tajikistan
 Tunisia
 Thổ Nhĩ Kỳ
 Turkmenistan
 United Arab Emirates
 Uzbekistan
 Yemen
 Western Sahara


Nhà Omeyyad (cũng được viết là Nhà Umayyad, hay Á vương triều Oa Mã) là một vương triều Hồi giáo Ả Rập (661 - 750) do các khalip (vua Hồi) cai trị. Năm 632, sau khi nhà tiên tri đạo Hồi Muhammad qua đời, Abu Bakar trở thành vị khalip chính thống đầu tiên, đóng đô ở Medinah. Chính quyền của các khalip chính thống sau đó đã được chuyển sang cho nhà Omeyyad năm 661. Nhà Omeyyad đóng đô ở Damascus. Triều đại mới này đã nhanh chóng bành trướng thế lực và lãnh thổ (trải dài từ Bắc Phi, Tây Ban Nha tới Trung Á và Tây Bắc Ấn). Đến năm 750, nhà Omeyyad ở châu Á bị nhà Abbas truất phế và thay thế. Vị khalip Omeyyad cuối cùng là Marwan II bị giết.

Năm 750, một hoàng tôn nhà Omeyyad là Abd-al-Rahman chạy trốn sang Tây Ban Nha. Tại đây, năm 756 ông thành lập một vương quốc và xưng là êmia, đóng đô ở Cordoba. Cho tới năm 929, Abd-al-Rahman III xưng làm khalip. Triều đại Omeyyad ở Cordoba tồn tại đến năm 1031.

Dưới thời nhà Omeyyad việc tuyển cử người nhận chức Khalip bị bãi bỏ, truyền ngôi theo phụ hệ, và dần dần biến quốc gia Hồi giáo thành đế quốc Ả Rập. Lãnh thổ tiếp tục bành trướng đến Trung Á, đồng bằng sông Ấn ở phía đông và Tây Ban Nha ở phía tây. Đó là triều đại khalip có lãnh thổ rộng lớn nhất.

Hệ phái Shia, của những người tuyệt đối trung thành với khalip Ali, tuy sống dưới sự cai trị của nhà Omeyyad, nhưng không coi nhà này là chính thống. Hệ phái Sunni, tuy rất quý mến khalip Ali, nhưng vẫn tạm công nhận nhà Omeyyad. Do sự công nhận của hệ phái Sunni, với khoảng 90% tín đồ, nhà Omeyyad được coi là có độ chính thống cao, và được xếp nối tiếp theo bốn vị khalip kể trên.

  • Mu'Awiya I (661-680), vị khalip thứ nhất của nhà Omeyyad, đã bỏ tuyển cử và chọn con trai là Yazid I làm người thừa kế.
  • Abd al-Malik ibn Marwan (685 - 705), vị khalip thứ năm của nhà Omeyyad, đã cho dịch sang tiếng Ả Rập nhiều tác phẩm giá trị, lập một hệ thống tiền tệ mới, chiến tranh với Đông La Mã, và cho xây thánh đường 'Masjid Qubbat As-Sakhrah' ở Jerusalem.
  • Omar bin Abd al-Aziz (717 - 720), cũng gọi là Umar II, là một vị khalip rất ngoan đạo, và được một số người của hệ phái Sunni coi là vị khalip chính thống thứ năm.

Nhà Omeyyad đóng đô ở Damascus, nay là thủ đô Syria. Từ thời nhà Omeyyad trở đi, do sự truyền ngôi theo phụ hệ, nhiều khalip chỉ là những ông vua thừa hưởng ngôi báu của cha ông, mà không có tác phong của một nhà lãnh đạo tinh thần. Chức khalip tuy có người xưng, và thường có tranh chấp, nhưng nhiệm vụ lãnh đạo giáo dân thì thực sự ít khi có ai làm.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền thống, gia đình Omeyyad (còn được gọi là Abd Banu-Shams) và nhà tiên tri Mohammed có nguồn gốc từ một tổ tiên chung, ban đầu Abd Manaf ibn Qusai và Mohammed đều đến từ thành phố Mecca. Muhammad truyền qua Abd Manāf tới Hashim-con trai của ông ta, trong khi Omeyyad lại được Abd Manaf truyền qua một người con trai khác, Abd-Shams, có con trai là Omeyya. Do đó hai gia đình được coi là hai thị tộc khác nhau (tương ứng là nhà Hashim và nhà Omeyya) trong cùng một bộ tộc. Tuy nhiên các sử gia người Shia đã chỉ ra rằng Omeyya là một con trai nuôi của Abd Shams vì vậy ông không phải là dòng máu của Abd Manaf ibn Qusai. Sau đó Omeyya bị loại bỏ ra khỏi các gia đình quý tộc.

Trong khi đó thì giữa người Omeyyad và người Hashimit có thể có hận thù giữa hai gia tộc trước khi Mohammed thành danh. Sự cạnh tranh trở thành một sự thù địch giữa các bộ tộc nghiêm trọng sau trận chiến tại Badr. Trong cuộc chiến ba nhà lãnh đạo hàng đầu của gia tộc Omeyyad (Utba ibn Rabi’ah, Walid ibn Utba và Shaybah) bị giết bởi người nhà Hashmit (Ali, Hamza ibn ‘Abd al-MuttalibUbaydah ibn al-Harith) trong một trận cận chiến ba đấu ba. Sự kiện này đã kích thích sự chống đối của Abu Sufyan ibn Harb-cháu trai của Omeyya với Mohammed và đạo Hồi. Abu Sufyan tìm cách tiêu diệt các tín đồ của các tôn giáo mới bằng cách tiến hành một cuộc chiến với người Hồi giáo lúc này có trụ sở tại Medina chỉ một năm sau trận Badr. Ông ta tiến hành chiến dịch này để trả thù cho thất bại tại Badr. Theo các học giả thì trận Uhud là thất bại đầu tiên của người Hồi giáo, và họ đã phải chịu thiệt hại lớn hơn so với người Mecca. Tuy nhiên trong vòng năm năm sau thất bại của ông trong Trận Uhud, Mohammed đã nắm quyền kiểm soát Mecca và công bố một lệnh ân xá chung cho tất cả. Lo sợ cho cuộc sống của họ và lòng thù hận từ người Hồi giáo, Abu Sufyan và vợ của ông ta đã gia nhập Hồi giáo vào đêm trước khi Mecca bị chinh phục và con trai của họ (Muawiyah I, vị Khalip trong tương lai) cũng làm vậy. Những người chinh phục Mecca đã trấn áp nhà Omeyyad vào thời gian sau đó và càng làm dấy lên lòng căm thù của họ đối với nhà Hashmit và rồi đây lại là kết quả của trận đánh giữa Muawiyah I và Ali dẫn đến việc Husayn ibn Ali cùng với gia đình và vài người bạn đã bị sát hại theo mệnh lệnh của Yazid ibn Muawiyah sau trận Karbala.

Hầu hết các sử gia đều xem Khalip Muawiyah (661-80) là vị vua thứ hai của triều đại Omeyyad, mặc dù ông này là người đầu tiên khẳng định quyền cai trị của Omeyyad trên một nguyên tắc triều đại. Thực sự thì vị vua Hồi giáo thứ nhất là Uthman Ibn Affan (644-656), một thành viên của gia tộc Omeyyad, người đã chứng kiến sự hồi sinh và sau đó là uy thế của gia tộc Omeyyad trước những hành lang quyền lực. Uthman, trong suốt triều đại của mình, đặt một số thành viên đáng tin cậy của các gia tộc của mình tại các vị trí nổi bật và mạnh mẽ trên toàn thành bang. Đáng chú ý nhất là việc bổ nhiệm Marwan ibn al-Hakam, người anh em họ đầu tiên của Uthman, là cố vấn hàng đầu của ông, việc này đã tạo ra một khuấy động trong gia tộc Hashmit của Mohammed, như việc Marwan cùng với cha ông ta là Al-Hakam ibn Abi al-’As đã vĩnh viễn bị trục xuất khỏi Medina. Uthman cũng đã bổ nhiệm Walid ibn Uqba, người anh em cùng cha với Uthman là thống đốc Kufah, người bị buộc tội bởi gia tộc Hashmites là dẫn đầu cuộc cầu nguyện trong khi bị ảnh hưởng bởi rượu. Uthman cũng tăng quyền của Thống đốc Muawiyah của Syria bằng cách cấp cho ông này quyền kiểm soát một khu vực lớn hơn và bổ nhiệm anh trai nuôi của mình Abdullah ibn Saad là Thống đốc của Ai Cập. Tuy nhiên, vì Uthman không bao giờ có người thừa kế nên ông không được coi là người sáng lập ra triều đại Omeyyad.

Sau vụ ám sát Uthman vào năm 656, Ali, một thành viên của gia tộc Hashimit và một người em họ của Mohammed được bầu làm khalip. Ông đã sớm gặp sự kháng cự từ một số phe phái, do thiếu kinh nghiệm chính trị của ông. Lo ngại nguy hiểm cho cuộc sống của mình, Ali dời đô từ Medina tới Kufa. Kết quả là một cuộc xung đột, kéo dài từ năm 656 đến 661, được gọi là Nội chiến đầu tiên.

Đầu tiên Ali bị phản đối bởi một liên minh do Aisha, vợ của Mohammed và Talhah cùng với Al-Zubayr, hai trong số những người đi cùng Mohammed. Hai bên đụng độ tại Trận Camel năm 656, nơi mà Ali giành được một chiến thắng quyết định.

Nhà Omeyyad năm 750

Ali bị ám sát năm 661, dường như bởi một thành viên của băng đảng Kharijit. Muawiyah hành quân đến Kufah, nơi ông đã thuyết phục một số người ủng hộ Ali công nhận ông ta là khalip thay vì Hasan, con trai của Ali. Sau khi nắm quyền lực, Muawiyah chuyển thủ đô của vương quốc Hồi giáo ở Damascus. Syria sẽ vẫn là căn cứ của sức mạnh của nhà Umayyad cho đến khi triều đại này kết thúc vào năm 750 AD. Tuy nhiên, nhà Ummayyad lại hồi sinnh ở Cordoba (Al Andalus, ngày hôm nay của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) dưới hình dạng một Tiểu vương Hồi giáo và sau đó là một vương quốc Hồi giáo, vương quốc này kéo dài cho đến năm 1031 AD. Nhưng chưa hết nhà Ummayyad tiếp tục sự cai trị của người Hồi giáo ở Iberia trong vòng một 500 năm sau đó trong hình thái của một số các tiểu quốc Hồi giáo như: vương quốc Taifa, Berber và Vương quốc Granada cho tới thế kỷ 16.

Trong năm 712, Muhammad bin Qasim, Một vị tướng nhà Umayyad khởi hành bằng đường thủy từ vịnh Ba Tư tiến tới Sindh và chinh phục cả vùng Sindh và vùng Punjab dọc theo sông Ấn. Cuộc chinh phục các vùng Sindh và Punjab là tiền đề cho nhà nước Pakistan ngày nay. Mặc dù cuộc viễn chinh là rất tốn kém, nhưng nó đã thu được thành công lớn cho Quốc vương Hồi giáo Omeyyad về mặt lãnh thổ. Tuy nhiên, một lợi ích lớn hơn nữa là nó đã chặn lại bước tiến của Vương quốc Hindu Rajput ở phía bắc Ấn Độ.

Trong giai đoạn sau của sự tồn tại của nó và đặc biệt là từ năm 1031 trong hệ thống của tiểu vương Hồi giáo Ta’ifa ở nửa phía nam của bán đảo Iberia, Tiểu vương hay còn gọi là Vương quốc Hồi giáo Granada đã duy trì được nền độc lập của nó phần lớn là do chấp nhận triều cống cho vương quốc Kitô giáo ở phía Bắc và vương quốc Kitô giáo này bắt đầu mở rộng dần về phía nam từ năm 1031.

Sự cai trị của người Hồi giáo cai trị ở Iberia chỉ kết thúc vào ngày 02 tháng 1 năm 1492 với vương quốc Nasrid của Granada bị chinh phục. Vua Hồi giáo cuối cùng của Granada, Mohammed XII hay thường được gọi là Boabdil, đã chấp nhận đầu hàng trước nhà vua Fernando II của Aragon và nữ hoàng Isabel I của Castilla, những vị vua Ki tô giáo – los Reyes Católicos.

Bài này nằm trong loạt bài về
Lịch sử Ả Rập Xê Út
ARABIA

Các Khalipe nhà Umayyad

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Muawiyah I Ibn Sufyan: 661 – 680, con trai của Abu Sufyan ibn Harb (cha vợ Muhammad)
  2. Yazid I: 680 - 683, con cả của Muawiyah I
  3. Muawiyah II: 683 – 684, con cả của Yazid I (cai trị 1 tháng); bị Marwan I lật đổ
  4. Marwan I Ibn Umayya: 684 – 685
  5. Abd al-Malik: 685 – 705, con cả của Marwan I
  6. Al-Walid I: 705 – 715, con cả của Abd al-Malik
  7. Sulayman: 715 – 717, em trai kế của Walid I
  8. Umar II: 717 – 720, em họ của Sulayman, cháu của al-Malik.
  9. Yazid II: 720 — 724, em trai kế của Sulayman
  10. Hisham: 724 – 743, em trai của Yazid II
  11. Al-Walid II: 743 – 744, cháu trai của Hisham, bị ám sát
  12. Yazid III: 744 (6 tháng), con trai của Walid I
  13. Ibrahim: 744 (2 tháng), con trai của Walid I; cuối cùng bị quân Abassid sát hại
  14. Marwan II: 744 – 750, cháu trai của Marwan I, bị quân Abassid sát hại

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “A History of Muslim Civilization: From late antiquity to the fall of the Umayyads”. Google Books. Truy cập 2 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ “Red Sea Citizens”. Google Books. Truy cập 2 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ “The End of the Jihad State”. Google Books. Truy cập 2 tháng 10 năm 2015.
  4. ^ “The Invention of Somalia”. Google Books. Truy cập 2 tháng 10 năm 2015.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Geto Suguru - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Geto Suguru - Jujutsu Kaisen
Geto Suguru (夏げ油とう傑すぐる Getō Suguru?, Hạ Du Kiệt) là một phản diện trong bộ truyện Chú thuật hồi chiến và tiền truyện Chú thuật hồi chiến - Trường chuyên chú thuật Tokyo
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
Đi tìm lẽ sống” một trong những quyển sách duy trì được phong độ nổi tiếng qua hàng thập kỷ, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới
Bố cục chụp ảnh là gì?
Bố cục chụp ảnh là gì?
Bố cục chụp ảnh là cách chụp bố trí hợp lí các yếu tố/ đối tượng khác nhau trong một bức ảnh sao cho phù hợp với ý tưởng người chụp.
Baemin từ
Baemin từ "tân binh" đầy nổi bật thành "tàn binh" bên bờ vực dừng hoạt động ở Việt Nam
Thương hiệu "viral" khắp cõi mạng nhưng "không bao giờ có lãi", liệu có lặp lại câu chuyện của những chú gà vàng đen Beeline?