Nhân vật của năm (tạp chí Time)

Nhân vật của năm (Person of the Year, trước năm 1999 là Man of the Year [1]) là danh hiệu được tạp chí Time của Hoa Kỳ bình chọn hàng năm. Đây được xem là cuộc bình chọn có uy tín và được chờ đợi nhất trên thế giới.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền thống bình chọn Nhân vật của năm được tạp chí Time bắt đầu từ năm 1927, khi các biên tập viên của tờ tạp chí này trăn trở về việc làm thế nào để có những câu chuyện hấp dẫn người đọc trong một tuần lễ "đói" tin tức. Ý tưởng tổ chức bình chọn "Nhân vật của năm" cũng là một nỗ lực nhằm "chữa cháy" cho sai lầm của tạp chí này, khi không đưa Charles Lindbergh lên trang bìa dù ông đã thực hiện được chuyến bay lịch sử xuyên Đại Tây Dương vào đầu năm 1927. Vì thế, Charles Lindbergh chính là Nhân vật của năm đầu tiên xuất hiện trên trang bìa của Time, việc làm được coi là "một mũi tên trúng hai đích".

Các biên tập viên của Time luôn chịu trách nhiệm là "ban giám khảo" trong cuộc bình chọn được đánh giá là có uy tín bậc nhất trên toàn cầu. Cứ mỗi năm, tạp chí Time lại đưa ra một danh sách các ứng viên có thể trở thành "Nhân vật của năm". Kết quả chính thức sẽ được công bố vào cuối năm.[2]

Nhân vật của năm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Chân dung Lựa chọn Năm sinh–năm mất Ghi chú
1927 Charles Lindbergh  Hoa Kỳ 1902–1974
1928 Walter Chrysler  Hoa Kỳ 1875–1940
1929 Owen D. Young  Hoa Kỳ 1874–1962
1930 Mohandas Karamchand Gandhi  Ấn Độ 1869–1948
1931 Pierre Laval  Pháp 1883–1945
1932 Franklin D. Roosevelt  Hoa Kỳ 1882–1945
1933 Hugh Samuel Johnson  Hoa Kỳ 1882–1942
1934 Franklin D. Roosevelt  Hoa Kỳ 1882–1945
1935 Hoàng đế Haile Selassie I  Ethiopia 1892–1975
1936 Tập tin:Wallis Simpson -1936.JPG Wallis Simpson  Hoa Kỳ 1896–1986
1937 Tưởng Giới Thạch  Trung Hoa Dân Quốc 1887–1975
Tống Mỹ Linh  Trung Hoa Dân Quốc 1898–2003
1938 Adolf Hitler  Đức Quốc xã 1889–1945
1939 Joseph Stalin  Liên Xô 1878–1953
1940 Winston Churchill  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 1874–1965
1941 Franklin D. Roosevelt  Hoa Kỳ 1882–1945
1942 Joseph Stalin  Liên Xô 1878–1953
1943 George Marshall  Hoa Kỳ 1880–1959
1944 Dwight D. Eisenhower  Hoa Kỳ 1890–1969
1945 Harry S. Truman  Hoa Kỳ 1884–1972
1946 James F. Byrnes  Hoa Kỳ 1879–1972
1947 George Marshall  Hoa Kỳ 1880–1959
1948 Harry S. Truman  Hoa Kỳ 1884–1972
1949 Winston Churchill  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 1874–1965 Man of the half-century
1950 Những người lính Quân đội Hoa Kỳ  Hoa Kỳ Trong Chiến tranh Triều Tiên
1951 Mohammad Mosaddegh  Iran 1882–1967
1952 Nữ hoàng Elizabeth II [<small>n</small> 1] 1926–2022
1953 Konrad Adenauer  Tây Đức 1876–1967
1954 John Foster Dulles  Hoa Kỳ 1888–1959
1955 Harlow Curtice  Hoa Kỳ 1893–1962
1956 Những người đấu tranh cho tự do ở Hungary  Hungary
1957 Nikita Khrushchev  Liên Xô 1894–1971
1958 Charles de Gaulle  Pháp 1890–1970
1959 Dwight D. Eisenhower  Hoa Kỳ 1890–1969
1960 Các nhà khoa học Hoa Kỳ  Hoa Kỳ Đại diện bởi George Beadle, Charles Draper, John Enders, Donald A. Glaser, Joshua Lederberg, Willard Libby, Linus Pauling, Edward Purcell, Isidor Rabi, Emilio Segrè, William Shockley, Edward Teller, Charles Townes, James Van Allen, và Robert Woodward
1961 John F. Kennedy  Hoa Kỳ 1917–1963
1962 Giáo hoàng Gioan XXIII   Thành Vatican/ Ý 1881–1963 Là người đứng đầu Giáo hội Công giáo từ 1958–1963. Ông cũng tình nguyện đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
1963 Martin Luther King, Jr.  Hoa Kỳ 1929–1968
1964 Lyndon B. Johnson  Hoa Kỳ 1908–1973
1965 William Westmoreland  Hoa Kỳ 1914–2005
1966 Những đứa trẻ trong thời bùng nổ dân số (Baby boomers) Những đứa trẻ sinh ra vào thời kỳ bùng nổ dân số sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lớn lên giữa những năm 1946–1964
1967 Lyndon B. Johnson  Hoa Kỳ 1908–1973
1968 Các nhà du hành chuyến bay Apollo 8  Hoa Kỳ William Anders, Frank Borman, và Jim Lovell
1969 Tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ  Hoa Kỳ
1970 Willy Brandt  Tây Đức 1913–1992
1971 Richard Nixon  Hoa Kỳ 1913–1994
1972 Richard Nixon  Hoa Kỳ 1913–1994
Henry Kissinger  Hoa Kỳ 1923–
1973 John Sirica  Hoa Kỳ 1904–1992
1974 Quốc vương Faisal  Ả Rập Saudi 1906–1975
1975 Phụ nữ Hoa Kỳ  Hoa Kỳ Đại diện bởi Susan Brownmiller, Kathleen Byerly, Alison Cheek, Jill Conway, Betty Ford, Ella Grasso, Carla Hills, Barbara Jordan, Billie Jean King, Carol Sutton, Susie SharpAddie Wyatt
1976 Jimmy Carter  Hoa Kỳ 1924–
1977 Anwar Sadat  Ai Cập 1918–1981
1978 Đặng Tiểu Bình  Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1904–1997
1979 Ruhollah Khomeini  Iran 1902–1989
1980 Ronald Reagan  Hoa Kỳ 1911–2004
1981 Lech Wałęsa  Ba Lan 1943–
1982 Máy tính cá nhân Máy móc của năm
1983 Ronald Reagan  Hoa Kỳ 1911–2004
Tập tin:Yuri Andropov - Soviet Life, August 1983.jpg Yuri Andropov  Liên Xô 1914–1984
1984 Peter Ueberroth  Hoa Kỳ 1937–
1985 Đặng Tiểu Bình  Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1904–1997
1986 Corazon C. Aquino  Philippines 1933–2009
1987 Mikhail Gorbachev  Liên Xô 1931–2022
1988 Trái Đất bị thương tổn Hành tinh của năm
1989 Mikhail Gorbachev  Liên Xô 1931–2022 Người của thập kỷ
1990 George H. W. Bush  Hoa Kỳ 1924–
1991 Ted Turner  Hoa Kỳ 1938–
1992 Bill Clinton  Hoa Kỳ 1946–
1993 Những người kiến tạo hòa bình (The Peacemakers)  Palestine
 Cộng hòa Nam Phi
 Israel
Đại diện bởi Yasser Arafat, F.W. de Klerk, Nelson MandelaYitzhak Rabin
1994 Giáo hoàng Gioan Phaolô II   Thành Vatican/ Ba Lan 1920–2005
1995 Newt Gingrich  Hoa Kỳ 1943–
1996 David Ho  Trung Hoa Dân Quốc/ Hoa Kỳ 1952–
1997 Andrew Grove  Hungary/ Hoa Kỳ 1936–
1998 Bill Clinton  Hoa Kỳ 1946–
Kenneth Starr  Hoa Kỳ 1946–
1999 Jeffrey P. Bezos  Hoa Kỳ 1964–
2000 George W. Bush  Hoa Kỳ 1946–
2001 Rudolph Giuliani  Hoa Kỳ 1944–
2002 The Whistleblowers  Hoa Kỳ Đại diện bởi Cynthia Cooper (WorldCom), Coleen Rowley (FBI) và Sherron Watkins (Enron)
2003 Những người lính Quân đội Hoa Kỳ  Hoa Kỳ
2004 George W. Bush  Hoa Kỳ 1946–
2005 Những người Samaria nhân lành  Ireland
 Hoa Kỳ
Đại diện bởi Bono, Bill Gates, and Melinda Gates
2006 Các bạn Hàm ý tôn vinh hàng triệu người có những đóng góp cho các mạng xã hội, những trang bách khoa toàn thư điện tử hữu ích và những phần mềm mã nguồn mở.[2] Đại diện bởi cá nhân người phát minh World Wide Web
2007 Vladimir Putin[3]  Nga 1952–
2008 Barack Obama[4]  Hoa Kỳ 1961–
2009 Ben Bernanke[5]  Hoa Kỳ 1953–
2010 Mark Zuckerberg[6]  Hoa Kỳ 1984–
2011 Người Biểu tình [7][8] Đại diện cho phong trào phản kháng toàn cầu – ví dụ Mùa xuân Ả Rập, Phong trào nổi giận, Phong trào Tiệc TràPhong trào chiếm đóng – cũng như những cuộc biểu tình tại Hy Lạp, Ấn ĐộNga, và những nơi khác
2012 Barack Obama[9][10][11]  Hoa Kỳ 1961– Năm 2012, Obama tái đắc cử Tổng thống
2013 Giáo hoàng Phanxicô[12]   Thành Vatican/ Argentina 1936– Được bầu làm người đứng đầu Giáo hội Công giáo sau khi Giáo hoàng Biển Đức XVI từ chức.
2014 Những Dũng sĩ Ebola[13] Vinh danh những người chiến đấu chống căn bệnh Ebola
2015 Angela Merkel[14]  Đức 1954– Với vai trò lãnh đạo của bà trong cuộc khủng hoảng nợ công, khủng hoảng người nhập cư châu Âu cũng như cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
2016 Donald Trump  Hoa Kỳ 1946– Ông đã thắng cử ngoạn mục, một chiến thắng viết lại luật chơi chính trị và đưa ông lên làm người chèo lái một nước Mỹ chia rẽ.[15]
2017 "The Silence Breakers" - "Những người phá vỡ im lặng" - phong trào đại diện cho những người đứng lên tố cáo hành vi quấy rối tình dục  Bắt đầu từ vụ bê bối của Harvey Weinstein, phong trào lên tiếng tố cáo quấy rối tình dục đã lan tỏa, trở thành một trong những xu hướng xã hội nổi bất nhất trong năm. Họ đã dám lên tiếng khai mở những bí mật, vì đã dám biến những lời thì thầm trở thành phong trào trên mạng xã hội, vì đã thúc đẩy tất cả chúng ta chấm dứt những điều không thể chấp nhận được.[16]
2018 "The Guardians" - "Những người hộ vệ" - các nhà báo dũng cảm trên hành trình tìm kiếm chân lý, vạch trần hành vi thao túng và bóp méo sự thật "Những người hộ vệ" bao gồm: Các nhà báo của Hãng thông tấn Reuters là Wa Lone và Kyaw Soe Oo; nhà báo Jamal Khashoggi, cây bút bình luận của Washington Post vừa bị sát hại tại Lãnh sự quán Saudi Arabia ở TP Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng 10; nhà báo Maria Ressa, người sáng lập và điều hành trang tin Rappler của Philippines; nhân viên Tòa soạn báo Capital Gazette của Mỹ, nơi xảy ra vụ xả súng khiến 5 người thiệt mạng hồi tháng 6.
2019

Greta Thunberg  Thụy Điển 2003-
2020 Joe BidenKamala Harris Hoa Kỳ Hoa Kỳ
2021 Elon Musk Canada Canada/Hoa Kỳ Hoa Kỳ/Cộng hòa Nam Phi Nam Phi 1971-
2022 Volodymyr Zelensky[17]  Ukraine 1978- Tổng thống Ukraine từ năm 2019 và là tổng tư lệnh tối cao trong cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga.
Tinh thần của Ukraine[18] Đại diện cho sự kiên cường của người dân Ukraine và cuộc kháng chiến của Ukraine, cũng như viện trợ nước ngoài cho Ukraine.
  1. ^ Ở đây không thể hiện quốc kì vì lúc đó Nữ hoàng Elizabeth II cai trị nhiều quốc gia: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Australia, New Zealand, Ceylon, PakistanCộng hòa Nam Phi

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Người đầu tiên được chọn là "Person" of the Year Lưu trữ 2013-08-26 tại Wayback Machine (thay vì "Man" of the Year) là Jeff Bezos của amazon.com.
  2. ^ a b “Time và cuộc bình chọn Nhân vật của năm”. VnExpress. 21 tháng 11 năm 2011.
  3. ^ “Person of the Year 2007”. Time. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2012.
  4. ^ “Person of the Year 2008”. Time. 17 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2012.
  5. ^ Grunwald, Michael (ngày 16 tháng 12 năm 2009). “Person of the Year 2009”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2012.
  6. ^ Grossman, Lev (ngày 15 tháng 12 năm 2010). “Person of the Year 2010”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2012.
  7. ^ Anh Ngọc (ngày 16 tháng 12 năm 2011). “Chân dung 'Người biểu tình' - Nhân vật năm của Time”. VnExpress. Truy cập 16 tháng 12 năm 2014.
  8. ^ Grunwald, Michael (ngày 14 tháng 12 năm 2011). “Person of the Year 2011”. Time. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2012.
  9. ^ Scherer, Michael. “2012 Person of the Year: Barack Obama, the President”. Time Magazine. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  10. ^ Tổng thống Obama: Nhân vật trong năm của báo Time VOA 19/12/2012
  11. ^ Obama lần thứ hai là 'Nhân vật của năm' Anh Ngọc VnExpress 19/12/2012, 21:35 GMT+7
  12. ^ “Pope Francis, The People's Pope”. Time. 11 tháng 12 năm 2013. Truy cập 11 tháng 12 năm 2013.
  13. ^ “Nhân vật của năm 2014: Vinh danh những người chiến đấu chống Ebola”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2014.
  14. ^ “Angela Merkel”. Time. 9 tháng 12 năm 2015. Truy cập 9 tháng 12 năm 2015.
  15. ^ “Tranh cãi về việc Time chọn ông D.Trump là nhân vật của năm”.
  16. ^ “Nhân vật của năm 2017: Những người phá vỡ sự im lặng”.
  17. ^ “Volodymyr Zelensky Is TIME's 2022 Person of the Year”. Time (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2022.
  18. ^ “The Spirit of Ukraine and TIME's 2022 Person of the Year”. Time (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
Hãy tưởng tượng hôm nay là tối thứ 6 và bạn có 1 deadline cần hoàn thành ngay trong tối nay.
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp là một thuật thức di truyền của gia tộc Zen’in. Có hai người trong gia tộc được xác nhận sở hữu thuật thức này
Ryomen Sukuna đến từ gia tộc của Abe No Seimei lừng danh và là học trò của Kenjaku?
Ryomen Sukuna đến từ gia tộc của Abe No Seimei lừng danh và là học trò của Kenjaku?
Quá khứ của nhân vật Ryomen Sukuna thời Heian đã luôn là một bí ẩn xuyên suốt Jujutsu Kaisen được các bạn đọc mòn mỏi mong chờ
Tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong tiếng Anh
Tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong tiếng Anh
Tìm hiểu cách phân biệt tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp chi tiết nhất