Phòng Tổng Quản trị Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa | |
---|---|
Hoạt động | 1960 - 1975 |
Quốc gia | ![]() |
Phục vụ | ![]() |
Bộ phận của | ![]() |
Các tư lệnh | |
Chỉ huy nổi tiếng | - Trần Văn Trung - Bùi Đình Đạm - Đồng Văn Khuyên - Trần Ngọc Thống |
Phòng Tổng Quản trị là một cơ quan tham mưu chuyên ngành đồng thời cũng là một trong 7 phòng nằm trong bộ phận đầu não (gồm các phòng: 1, 2, 3, 5, 6, 7 và Tổng Quản trị) của Bộ Tổng tham mưu. Phòng Tổng Quản trị được tách ra từ Phòng 1 để đảm trách việc điều hành, nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các thủ tục liên quan đến lĩnh vực "Quản trị Nhân viên" từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu (cùng các đơn vị trực thuộc) trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1950, Quốc trưởng Bảo Đại thành lập Quân đội Quốc gia trong Quân đội Liên hiệp Pháp. Nhưng đến 2 năm sau (1952), Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia mới hình thành. Tại Bộ Tổng Tham mưu, Phòng 1 phụ trách việc Quản trị Nhân viên và tại Bộ Quốc phòng, việc Quản trị Nhân viên do Nha Nhân viên phụ trách.
Năm 1960 ở thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa, do Huấn thị số 0402 /TTM/P3 ngày 16 tháng 3, một phần quân số của Phòng 1 được tách ra để thành lập Phòng Tổng Quản trị và vị trí được đặt theo hệ thống hàng ngang với các Phòng khác và dưới quyền điều hành trực tiếp của Tham mưu phó Nhân viên trong Bộ Tổng Tham mưu.
Sau ngày đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm 1 tháng 11 năm 1963. Nha Nhân viên của Bộ Quốc phòng có quyết định giải tán, quân số của Nha này được sáp nhập vào Phòng Tổng Quản trị của Bộ Tổng tham mưu.
-Cố vấn cho Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu về các vấn đề có liên quan đến thủ tục nhân viên và hành chính tổng quát trong Quân lực.
-Nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các thủ tục về lĩnh vực trên, tổng quát trong Quân lực.
-Điều hành các thủ tục về Quản trị Nhân viên.
-Hướng dẫn việc định nghiệp và sử dụng nhân viên các cấp thuộc ngành Tổng Quản trị.
-Giám sát việc điều hành và phối hợp công tác của các Trung tâm trực thuộc:
1/ Trung tâm Điện toán Nhân viên.
2/ Trung tâm Trác nghiệm Tâm lý.
2/ Trung tâm Ấn loát Ấn phẩm.
4/ Trung tâm Hồ sơ Cá nhân.
5/ Trung tâm Bưu chính Quân đội (Quân bưu).
6/ Trung tâm Văn khố.
7/ Trung tâm Hoãn và Miễn dịch (hoãn và miễn thi hành quân dịch).
8/ Trung tâm Quản trị Trung ương (Đơn vị 3) và các Đơn vị Quản trị Địa phương 1, 2 và 4.
9/ Giám sát Kỹ thuật trường Tổng Quản trị trong việc huấn luyện chuyên môn cho nhân viên các cấp trong ngành Tổng Quản trị.
10/ Thi hành các trách vụ khác mà Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu giao phó.
Từ ngày hình thành, Phòng Tổng Quản trị luôn được cải tiến để điều hành được nhanh chóng và kịp thời theo mức nhu cầu gia tăng quân số của Quân đội.
Phòng Tổng Quản trị đã thực hiện tốt phần hành trách nhiệm của mình cho đến cuối tháng 4 năm 1975 thì chấm dứt nhiệm vụ.
Stt | Họ và Tên | Cấp bậc | Tại chức | Chú thích |
---|---|---|---|---|
Võ bị Đà Lạt K3[2] |
Chức vụ sau cùng: Biệt phái qua Bộ tư lệnh Cảnh sát Quốc gia, Đại tá Phụ tá Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia | |||
Võ bị Địa phương Nam Việt Vũng Tàu |
Chức vụ sau cùng: Đại tá Tuỳ viên Quân sự cạnh Tòa Đại sứ VNCH tại Đại Hàn Dân quốc (Nam Hàn) | |||
Võ khoa Thủ Đức K1[6] |
Chức vụ sau cùng: Đại tá phục vụ Bộ Quốc phòng | |||
Võ bị Huế K1 |
||||
Võ bị Huế K1 |
||||
Võ khoa Thủ Đức K1 |
||||
Võ khoa Thủ Đức K3 |
Chức vụ sau cùng: Đại tá Phụ tá Thanh tra thuộc Bộ Quốc phòng | |||
Võ khoa Nam Định[9] |
Chức vụ sau cùng: Giám đốc Nha Trừ bị kiêm Phụ tá Thanh tra trong Tổng nha Nhân lực thuộc Bộ Quốc phòng (đồng tác giả biên soạn sách "Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa", xuất bản năm 2011 tại Hoa Kỳ) | |||
Võ khoa Thủ Đức |
Trưởng phòng sau cùng |