Phạm Huy Thông

Phạm Huy Thông
Chức vụ
Viện trưởng Viện Khảo cổ học
Nhiệm kỳ1967 – 1988
Tiền nhiệmĐầu tiên
Nhiệm kỳtháng 12 năm 1961 – 21 tháng 9 năm 1976
Tiền nhiệmPhạm Ngọc Thạch
Kế nhiệmLê Quang Vịnh
Nhiệm kỳ1956 – 1967
Tiền nhiệmĐặng Thai Mai
Kế nhiệmNguyễn Lương Ngọc
Thông tin cá nhân
Sinh22 tháng 11 năm 1916
Hà Nội
Mất21 tháng 6, 1988(1988-06-21) (71 tuổi)
Hà Nội
Dân tộcKinh
ChaPhạm Chân Hưng
Học vấnGiáo sư, Tiến sĩ Sử học
Alma materViện Đại học Đông Dương, học vị: Tiến sĩ

Phạm Huy Thông (19161988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1]. Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng (Đào xá), Đào Quạt, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

Cha ông là nhà tư sản Phạm Chân Hưng, chủ hiệu vàng Chân Hưng (quê gốc Hưng Yên), là người giàu có tiếng ở phố Hàng Bạc trước Cách mạng Tháng Tám, cũng chủ tờ báo Nông - Công - Thương, chủ tịch khu Đông Kinh Nghĩa Thục (bao gồm phố Hàng Bạc và nhiều khu phố lân cận), chủ tịch Tuần lễ vàng đầu tháng 9-1945 do Hồ Chí Minh phát động[2].

Ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là một người có trí thông minh. Mới 16 tuổi ông đã nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô. Song thơ ca không phải là niềm đam mê duy nhất.

Năm 21 tuổi, ông đỗ cử nhân Luật tại Viện Đại học Đông Dương.

Học tập tại Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1937, ông sang Pháp tiếp tục theo học chương trình đào tạo trên đại học các ngành Sử, Địa, Luật, Kinh tế, Chính trị.

Năm 26 tuổi, ông lần lượt thi đỗ Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ sử địa tại Pháp. Năm 31 tuổi, ông được phong Giáo sư giữ chức Uỷ viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp

Năm 1946 tại Paris, ông được chọn giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở hội nghị Fontainebleau. Chính những ngày được gần gũi Hồ Chí Minh ông đã chọn cho mình con đường mà Hồ Chí Minh đang đi.[3]

Năm 1949, ông gia nhập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1953, ông gia nhập Đảng Lao động Việt Nam.

Năm 1952, ông phụ trách tổ chức Việt kiều hải ngoại. Cũng trong năm đó ông bị trục xuất khỏi Pháp về Sài gòn.

Đầu năm 1955, ông bị chính quyền Pháp đưa về quản thúc tại Hải Phòng.

Hoạt động tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi thoát khỏi nhà tù ông đảm nhiệm cương vị hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1966), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (1967-1988), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại biểu Quốc hội khóa II, III.

Trong phong trào chống Nhân văn - Giai phẩm, Phạm Huy Thông cũng có bài viết phê phán nhà triết học Trần Đức Thảo trong chiến dịch đấu tố ông. [4]. Trần Đức Thảo sau này bày tỏ: " Cách thức tố cáo, buộc tội tôi như thế đã làm cho y sau này bị xấu mặt cả đám văn nghệ sĩ cán bộ. Bởi lúc ấy, những gì mà mỗi trí thức đã viết ra, thì đều phơi bầy cái mặt trái, mặt thật xấu xa, hèn kém của họ". [5]

Năm 1987, ông được bầu Viện sĩ nước ngoài Viện hàn lâm Khoa học Cộng hoà Dân chủ Đức.

Ông mất trong vụ án mạng bí ẩn tại nhà riêng vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[3] Cái chết của ông khá đột ngột, gây bất ngờ với bè bạn.[6]

Phạm Huy Thông đã thể hiện là một người đặc biệt có tài về tổ chức và kinh nghiệm lãnh đạo. Điều đó được thể hiện khi ông lãnh đạo Viện Nghiên cứu khảo cổ học nghiên cứu thành công đề tài "Thời đại các Vua Hùng dựng nước", "Khảo cổ học 10 thế kỷ sau công nguyên", "Khảo cổ học với văn minh thời Trần"... góp phần làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia có nền khảo cổ học mạnh tại Đông Nam Á. Ngoài ra ông còn là một nhà thơ, được nhắc đến trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" của Hoài ThanhHoài Chân.

Theo GS Phan Huy Lê, Phạm Huy Thông là một nhà trí thức uyên bác và tài hoa trên nhiều lĩnh vực, từ thi ca đến luật học, sử học, khảo cổ học, nhưng hình như niềm đam mê suốt đời của ông là lịch sử và chất sử thấm vào ông trên tất cả các sáng tác, nghiên cứu và hoạt động xã hội[6].

Năm 2000, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu khảo cổ (Con Moong, trống đồng Đông Sơn và 4 bài dẫn luận thời đại Hùng Vương). Tên ông được đặt cho một con đường vòng quanh hồ Ngọc Khánh tại Hà Nội[3] và con đường mới đẹp nhất (có cả quảng trường) tại quận Gò Vấp TP. Hồ Chí Minh.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Thơ:

Sử học, Khảo cổ học:

  • Thời đại các Vua Hùng dựng nước
  • Khảo cổ học 10 thế kỷ sau công nguyên
  • Khảo cổ học với văn minh thời Trần

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ghi theo Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr. 665.
  2. ^ “Dưới bóng người cha”. Người Lao động. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ a b c Giáo sư viện sĩ Phạm Huy Thông (1916-1988) Lưu trữ 2015-12-22 tại Wayback Machine. Website họ Phạm Việt Nam.
  4. ^ “Một người nước Nam kỳ lạ - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ Phan, Ngọc Khuê (2014). Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối. Tổ hợp xuất bản miền Đông Hoa Kỳ. tr. 346.
  6. ^ a b http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/49211/mot-nguoi-nuoc-nam-ky-la.html

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu phim Hồi ức kẻ sát nhân (Memories of Murder)
Giới thiệu phim Hồi ức kẻ sát nhân (Memories of Murder)
Tên sát nhân đã phải ngồi tù từ năm 1994, với bản án chung thân vì tội danh c.ưỡng h.iếp và s.át h.ại em vợ
Ngoại trừ sự sống và cái chết, mọi thứ đều là phù du
Ngoại trừ sự sống và cái chết, mọi thứ đều là phù du
Bạn có biết điều bất trắc là gì không ? điều bất trắc là một cuộc chia tay đã quá muộn để nói lời tạm biệt
Những con quỷ không thể bị đánh bại trong Kimetsu no Yaiba
Những con quỷ không thể bị đánh bại trong Kimetsu no Yaiba
Nếu Akaza không nhớ lại được quá khứ nhờ Tanjiro, anh sẽ không muốn tự sát và sẽ tiếp tục chiến đấu
Wandering Witch: The Journey of Elaina Vietsub
Wandering Witch: The Journey of Elaina Vietsub
Ngày xửa ngày xưa, có một phù thủy tên Elaina, cô là một lữ khách du hành khắp nơi trên thế giới