Trần Đức Thảo, sinh ngày 26/9/1917, tại làng Thái Bình, quê quán tại làng Song Tháp, phường Châu Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là con một viên chức bưu điện,
Ông đậu thủ khoa đồng hạng bằng Thạc sĩ triết học (ngang điểm với Jules Vuillemin) tại Pháp lúc mới 26 tuổi (1942). Với luận án "Phương pháp hiện tượng luận của Husserl", ông là người Việt Nam đầu tiên được nhận bằng thạc sĩ Triết học.Trong những năm thập niên 1940, ông bắt đầu nghiên cứu viết cuốn sách đầu tiên "Phénoménologie et matérialisme dialectique" ("Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng") mà sau này đã được dịch sang nhiều thứ tiếng trên thế giới. Sách này lần đầu tiên xuất bản năm 1951.
Thay mặt sinh viên và trí thức Việt Nam du học ở Pháp, Trần Đức Thảo đã viết thư gửi về Tổ quốc, bày tỏ tình yêu nước khi Việt Nam vừa giành được độc lập tháng 8 năm 1945. Thư này được in trên tờ Cờ giải phóng, cơ quan của Đảng Cộng sản Đông Dương.[2]
Khoảng tháng 10 đến tháng 12 năm 1945, do sự ủng hộ tích cực đối với Việt Minh và chính phủ Hồ Chí Minh, ông bị chính quyền Pháp bắt giam với lý do ông là mối đe dọa an ninh với Pháp.
Trong năm 1946, tháng 5 và tháng 6, Trần Đức Thảo gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp nhiều lần, ngỏ ý muốn về Việt Nam nhưng Hồ Chí Minh đã khuyên Trần Đức Thảo ở lại Pháp tiếp tục nghiên cứu khoa học và tham gia hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước.[3]
Những năm tháng ở Pháp ông tham gia tích cực vào phong trào chống đế quốc Pháp ủng hộ Việt Minh. Ông là chủ tịch Hội Việt kiều yêu nước tại Pháp.[cần dẫn nguồn]
Vào những năm 1948, 1949, ông tham gia vào những cuộc "bút chiến" khoa học, trong đó có các tranh luận với các nhà triết học bậc thầy thời bấy giờ là Alexandre Kojève và Jean-Paul Sartre.[cần dẫn nguồn]
Ngày 4/1/1949, Trần Đức Thảo được Chủ Tịch Hồ Chí Minh cử làm thành viên Hội Đồng Giáo Dục Quốc Gia.
Năm 1952, đầu 1953 ông là thư ký tại văn phòng Tổng Bí thư Trường Chinh.
Năm 1953-1954, đi nghiên cứu thực tế trong quân đội, trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp ở Việt Bắc, đi tham gia cải cách ruộng đất ở Phú Thọ.
Sau 1954, từ Việt Bắc về Hà Nội, Giáo sư Trần Đức Thảo kết hôn với Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhứt, đến ngày 5 tháng 1 năm 1967, theo yêu cầu của bà Nguyễn Thị Nhứt hai ông bà đã thuận tình ly hôn.[4]
Năm 1954 tham gia Ban nghiên cứu Văn-Sử-Địa, tiền thân của Ủy ban Khoa học Xã hội và Ban Tuyên huấn Trung ương sau này. Trong thời gian này Trần Đức Thảo đã công bố nhiều tác phẩm trên tạp chí Văn-Sử-Địa.
Năm 1957-1958, Ông bị kết án dính líu đến phong trào Nhân văn - Giai phẩm khi công bố hai bài báo có bàn đến một số vấn đề về tự do, dân chủ.
Sau vụ Nhân văn-Giai phẩm, theo gợi ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Phạm Văn Đồng và ông Trường Chinh đã bàn với Ban tổ chức Trung ương và Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Văn Huyên bố trí Trần Đức Thảo về công tác tại NXB Sự Thật, để ông tiếp tục nghiên cứu triết học, có điều kiện liên hệ trao đổi khoa học với các nhà triết học các nước, đặc biệt là các nhà triết học Pháp. Từ đây công việc chủ yếu của Trần Đức Thảo là nghiên cứu dịch thuật các tác phẩm kinh điển chủ nghĩa Marx-Lenin, viết các tác phẩm khoa học, để xuất bản tại Pháp và một số nước khác.[3]
Ông bị cho thôi chức Phó Giám đốc trường ĐHSP Hà Nội, chức Trưởng khoa Lịch sử chung cho cả ĐHSP và ĐHTH Hà Nội và không được tiếp tục giảng dạy ở đây. Ông hạn chế liên hệ với người khác, bị cô lập trong cuộc sống[5].
Thái Vũ kể: "việc gặp thầy Trần Đức Thảo từ nước Pháp tư bản trở về là rất dễ bị quy tội như bên Trung Quốc trong Đại Cách mạng Văn hoá. Gặp thầy lủi thủi đạp chiếc xe đạp mini cộc cạch cũng đành làm ngơ, nhiều khi không dám nhìn."[6]
GS Nguyễn Đình Chú giảng viên cao cấp của khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) viết: "Điều không thể không nói là sau đợt đấu tranh này, quan hệ giữa các thầy bị đấu tranh với mọi người, với các học trò, trong đó có quan hệ giữa thầy Thảo với tôi, coi như phải chấm dứt dù còn ở chung nhà tập thể. Cách đây vài năm, anh Cù Huy Chử cho tôi biết ngày Thầy sống ở Sài Gòn trước khi đi Pháp, có lần Thầy nói với anh: Nguyễn Đình Chú là người ghi bài giảng của Thầy để làm tài liệu học tập cho sinh viên nhiều nhất và tốt nhất nhưng sau cuộc đấu tố, gặp mình mà không chào. Quả có sự thật khốn nạn đó. Hàng ngày vẫn gặp Thầy lên xuống ở cầu thang mà tôi cứ phải cúi mặt xuống không dám chào Thầy vì sợ liên lụy, vì xấu hổ về tội phản Thầy. Chỉ một Đoàn Mai Thi là người duy nhất không sợ gì cả vẫn thường xuyên lui tới săn sóc Thầy trong hoạn nạn, để lại một điểm son về đạo tôn sư trong lòng chúng bạn."[7]
Trong quyển sách hồi ký nguyên văn bằng tiếng Pháp là Mémoire d'un Vietcong (Hồi ký của một Việt Cộng), Trương Như Tảng có nhắc tới thạc sĩ Trần Đức Thảo (tr.300): "Ông không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ông không cho ai tiếp xúc… Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai, chẳng hạn một người bạn trên đường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra. Bề ngoài xem ra triết gia sống cuộc đời bình thường. Nhưng thực tế ông sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô độc, mặc dầu có nhiều người ở xung quanh. Ngay họ hàng thân thích cũng không được phép nói chuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man."
Françoise Corrèze, người bạn thân của Trần Đức Thảo có hay tới thăm ông ở căn phòng khu tập thể Kim Liên, nhưng chỉ bút đàm, vì phòng bị thu âm.[8]
Kể từ năm 1960, ông Cù Huy Chử, thành viên Tổ thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó, đã lưu trữ và nhờ đánh máy lại các trang bản thảo viết tay của Trần Đức Thảo.[9]
Năm 1991, ông sang Pháp chữa bệnh kết hợp với "nghiên cứu khoa học, do Ban bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử đi" (theo TS. Cù Huy Chử) và mất tại Paris vào năm sau. Theo những anh chị em có dịp tiếp cận, Trần Đức Thảo cho biết ông được tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Ban bí thư cử sang Pháp để "giải độc trí thức Việt Kiều" khỏi những ảnh hưởng xấu từ những thông tin trên truyền thông phương Tây.[8] Di hài ông được nhà nước đưa về an táng tại Khu A Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.
Năm 2020, tên ông được đặt cho con đường thuộc khu ký túc xá Đại học Văn hóa (đoạn từ Đỗ Xuân Hợp đến cuối, chiều dài 356 m) ở thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.[10]
Nguyễn Lân khi tham gia phê phán trong phong trào Nhân văn - Giai phẩm có viết: [cần dẫn nguồn]
“
Sở dĩ có những lệch lạc ở một số sinh viên khoa Văn và khoa Sử là vì họ đã chịu cái ảnh hưởng tàn khốc của Trương Tửu và Trần Đức Thảo... Nhà trường đòi hỏi các cán bộ giảng dạy trước khi lên lớp phải soạn giáo trình và giáo án; nhưng Tửu và Thảo thì không chịu viết giáo trình, lấy cớ là môn mình phụ trách khó quá chưa thể cho in thành tài liệu được. Sự thực là họ sợ mực đen giấy trắng dễ biểu lộ những tư tưởng phản động của họ. Họ thường tay không lên lớp rồi nói lung tung, không theo một phương pháp sư phạm nào. Vì không có giáo án nên đã có lần Trương Tửu không chuẩn bị, phải nhai lại một bài đã giảng kỳ trước, làm cho sinh viên hết sức công phẫn...
... Nhưng Trương Tửu và Trần Đức Thảo thì ngược lại, chỉ âm mưu dùng cái diễn đàn của trường đại học để đả kích chế độ, đả kích Đảng và xuyên tạc chân lý. Thí dụ: Tửu đã say sưa giảng về Vũ Trọng Phụng để chứng minh rằng Vũ Trọng Phụng sáng suốt hơn Đảng. Còn Thảo thì trong hai năm dạy lịch sử tư tưởng chỉ cố ý dừng lại ở Hê-ghen, không hề giảng đến Mác, Thảo luôn luôn dùng cái "hạt nhân duy lý" để xóa nhòa ranh giới giữa duy vật và duy tâm, xóa nhòa ranh giới giữa ta và địch. Quả là Tửu và Thảo đã dụng tâm làm tan rã lòng tin tưởng của sinh viên vào Đảng, vào chế độ.
Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng, ở Việt Nam bản thân mình và các đồng nghiệp khác cũng chỉ là những người nghiên cứu và giảng dạy triết học, người duy nhất được coi là nhà triết học, chỉ có Trần Đức Thảo mà thôi.[11]
Bùi Văn Nam Sơn nhận xét: "Đó là một trong những người Việt hiếm hoi được học hành đến nơi đến chốn về triết học và cho thấy người Việt mình cũng có thể tiếp cận rất gần với triết học thế giới. Đi cụ thể vào tư tưởng, thành tựu của Trần Đức Thảo thì khác. Có lẽ do bối cảnh đặc thù, không có điều kiện tiếp thu với bên ngoài cộng hưởng nhiều yếu tố dị biệt của thời cuộc đã khiến cho Trần Đức Thảo không còn thấy những chân trời của cụ. Cụ không còn mở cửa đối thoại mà tự giao cho mình trách nhiệm phòng vệ: bảo vệ cái có sẵn, cái gì xa lạ là bác bỏ thay vì tiếp thu cái mới để có thể phê phán hay không đồng ý nhưng sẽ phát triển. Mà điều này không đúng với tinh thần của một triết gia. Triết gia là phải tranh luận để tiếp tục, để mở thêm những chân trời chứ không phải để khép lại các chân trời. Không ai dám phủ nhận chất lượng triết học của bản thân Trần Đức Thảo, nhưng đáng tiếc, có thể nói Trần Đức Thảo là tù nhân của bản thân."[12]
Giáo sư Trần Đức Thảo để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ bao gồm gần 200 tác phẩm hầu hết bằng tiếng Pháp, tiếng Đức (được xuất bản ở Pháp, Đức, Mỹ) và một số bằng tiếng Việt với khoảng 2 vạn 6 ngàn trang sách.
Phương pháp hiện tượng học của Husserl (1942), tiếng Pháp (luận văn).
Phénoménologie et matérialisme dialectique, tiếng Pháp. Minh-Tân, Paris (1951). Bản Tiếng Việt: Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (2004).
Trần Đức Thảo và nửa thế kỷ trầm tư triết học, Nguyễn Trung Kiên dịch từ bản tiếng Anh "Dialectical logic as the General logic of Temporalization". In: A–T. Tymieniecka (ed.) (2015). Analecta Husserliana, Vol. XLVI, p. 147 – 154. Dordrecht: Kluwer Academic Publishers, 1995.
D'Alonzo, Jacopo. "Tran-Duc-Thao and the Language of the Real Life." Language Sciences 70:45-57 [Special Issue: Karl Marx and the Language Sciences: critical encounters ed. by Peter E Jones]. Amsterdam: Elsevier 2018.
Theo nghiên cứu từ Đại học Leicester, người Ý thường khoẻ mạnh và sống lâu hơn so với nhiều quốc gia Châu Âu khác. Bí mật của họ là biến mọi khoảnh khắc cuộc sống trở nên ngọt ngào và đáng nhớ. Với họ, từng phút giây ở thời điểm hiện tại đều đáng thưởng thức bằng mọi giác quan.