Phật viện Đồng Dương

Tháp Đồng Dương
Di tích quốc gia đặc biệt
Tháp Đồng Dương đang trở thành phế tích
Thông tin tháp
Phong cáchĐồng Dương
Xây dựngThế kỷ 9
Địa chỉĐồng Dương, Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình
Vị tríQuảng Nam Việt Nam
Tọa độ15°40′31″B 108°17′40″Đ / 15,675327°B 108,294381°Đ / 15.675327; 108.294381
Tình trạngphế tích
Di tích quốc gia đặc biệt
Phật viện Đồng Dương
Phân loạiDi tích khảo cổ
Ngày công nhận22 tháng 12, 2016
Quyết định2499/QĐ-TTg[1]
icon Cổng thông tin Chăm Pa
Hoa văn trên tháp Đồng Dương
Đài thờ Phật, phát hiện tại Đồng Dương

Tháp Đồng Dương là một di tích quan trọng vào bậc nhất của Chăm Pa, gồm có hệ thống các tháp nằm gần nhau, nằm ở làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Tháp được xây dựng vào thời kỳ Chăm Pa còn bị ảnh hưởng của Phật giáo, nên có tính chất đặc biệt so với các tháp khác trong hệ thống tháp Chăm, nó được mệnh danh là tòa tu viện Phật giáo giữa đô thành. Hệ thống tháp Đồng Dương nằm ngay chính trung tâm đô thành Indrapura trong thời kỳ vương triều Indrapura.

Hiện trạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay cả khu đền tháp này đã bị hủy hoại bởi chiến tranh, thiên tai, và ngay cả con người nữa. Nó đã bị biến thành bình địa, một đống đổ nát, chỉ còn lại nền chính và một ít dấu tích của các bức tường, và các thềm cửa.

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa vào các khai quật khảo cổ của các nhà nghiên cứu Pháp vào đầu thế kỷ 20, đã cho thấy kiến trúc đặc biệt của khu tháp này:

Khu đền thờ Đồng Dương rộng 155 mét và dài 326 mét, có tất cả ba cụm kiến trúc được tách ra khỏi nhau bằng các tường ngăn và kế tiếp nhau theo trục từ tây sang đông. Trong ba cụm đó, chỉ cụm ở phía tây và cụm ở phía đông là còn lại nhiều dấu tích kiến trúc và điêu khắc.

Cụm phía Tây

[sửa | sửa mã nguồn]

Cụm phía Tây gồm tháp thờ trung tâm, các tháp phụ và điện thờ nhỏ nằm dọc các chân tường bao quanh, tháp thờ chính là loại tháp tầng truyền thống của Chăm Pa gồm nền, thân, và các tầng. Quanh tường của nền tháp chính được trang trí bằng các hình tháp và hình đầu voi xen kẻ nhau.

Nội thất của tháp hình vuông và có hai ô khám lớn ở mặt bắc và mặt nam, trong gian thờ có một đài thờ lớn bằng đá - một trong những tác phẩm điêu khắc lớn đẹp và có nhiều giá trị về Phật giáo.

Ngoài ngôi tháp thờ chính trong cụm phía tây này, còn có dấu tích của các kiến trúc khác như tháp Nam, tháp Bắc, tháp Tây Nam, tháp Tây Bắc, tháp Trung tâm, các miếu thờ nhỏ quanh các chân tường, các ngôi nhà dài, tháp cổng,...

Cụm Trung tâm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại cụm Trung tâm, kiến trúc đã đổ nát gần hết, chỉ để lại dấu tích các bức tường, thềm cửa,...Một trong những kiến trúc quan trọng nhất của cụm phía đông này là ngôi nhà dài, chạy theo hướng đông - tây, và mở hai cửa ra vào ở hai đầu hồi đông và tây. Gian nhà được chiếu sáng bằng hai dãy cửa sổ ở hai phía tường dài, mặc dầu không để lại nhiều dấu tích kiến trúc và điêu khắc như ở cụm phía Tây, nhưng một số tượng môn thần - Dvarapala bằng đá là những tượng môn thần đẹp nhất, gây ấn tượng nhất không chỉ của Đồng Dương mà còn cả lịch sử nghệ thuật Chăm Pa.

Cụm phía Đông

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại cụm phía Đông, là khu kiến trúc có chức năng như một tu viện Phật giáo thực thụ, tại cụm này ngoài ngôi nhà dài không có một dấu tích ngôi tháp nào, gian nhà dài được dựng trên hai dãy tám cột, có hai cột chính lớn, các cột đều bằng gạch và đều vuông.

Đài thờ Vihara nằm ở cụm này có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, mặt trước của bệ tượng phật được trang trí một nhân vật có bốn đầu và tám tay, ngự bên trên là tượng Phật ngồi hai chân thõng xuống và hai bàn tay để lên hai đầu gối, xung quanh tượng Phật có các tượng đá nhỏ thể hiện các tu sĩ đứng và quỳ cùng các vị La Hán.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Bồ tát Phật, phát hiện tại Đồng Dương, cuối thế kỷ 9 đến đầu thế kỷ 10

Tháp Đồng Dương được xây dựng vào thế kỷ 9, trong thời kỳ Phong cách Đồng Dương của Chăm Pa, đây cũng là thời kỳ Phật giáo ảnh hưởng mạnh đến Chăm Pa. Tháp được vua Indravarman II một người đã theo Phật giáo xây dựng, khi lên ngôi vị vua sáng lập ra triều đại Indrapura này đã thúc đẩy cho Phật giáo phát triển mạnh gần như khắp vùng bắc Chăm Pa, vì thế cả một giai đoạn nghệ thuật Phật giáo đã bừng nở ở Chăm Pa trong suốt gần nửa thế kỷ, từ năm 875 đến năm 915 và đã để lại đến hôm nay nhiều công trình kiến trúc Phật giáo đặc sắc mà được các nhà khoa học đặt tên là giai đoạn Đồng Dương hay phong cách Đồng Dương. Ngày nay hậu duệ của triều đại Indrapura là dòng tộc họ Trà sống quanh tháp và các khu vực lân cận.

Một phái đoàn thám hiểm của Viện Viễn Đông Bác cổ với Henri Parmentier được thực hiện vào năm 1902. Parmantier đã xuất bản một số biên khảo mô tả về Đồng Dương vào năm 1903, 1909 và 1918, các văn bản chính khắc trên đá được dịch trong ấn phẩm của Louis Finot vào năm 1904 [2]; Đồng Dương và các di tích Tháp Chăm khác cũng được mô tả bởi nhà nghiên cứu Khmer Jean Boisselier trong thập niên 1950[3].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quyết định số 2499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
  2. ^ Louis Finot, Notes d'épigraphie: VI. Inscriptions du Quang Nam (фр.) // Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. — 1904. — Vol. 4, no 1. — P. 83—115
  3. ^ Trian Nguyen, Laksmindralokesvara: Main Deity of the Đồng Dương Monastery: a Masterpiece of Cham Art and a New Interpretation // Artibus Asiae. — 2005. — Vol. 65, no. 1. — P. 5—38.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tháp cổ Chăm Pa, huyền thoại và sự thật - Nhà xuất bản Trẻ 1996, Ngô Văn Doanh
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Visual Novel Nekopara vol.1 Việt Hoá
Visual Novel Nekopara vol.1 Việt Hoá
Câu chuyện kể về Minazuki Kashou, con trai của một gia đình sản xuất bánh kẹo truyền thống bỏ nhà ra đi để tự mở một tiệm bánh của riêng mình tên là “La Soleil”
Vì sao cảm xúc quan trọng đối với quảng cáo?
Vì sao cảm xúc quan trọng đối với quảng cáo?
Cảm xúc có lẽ không phải là một khái niệm xa lạ gì đối với thế giới Marketing
Tổng quan nguồn gốc và thế giới Goblin Slayer
Tổng quan nguồn gốc và thế giới Goblin Slayer
Khi Truth và Illusion tạo ra Goblin Slayer, số skill points của GS bình thường, không trội cũng không kém, chỉ số Vitality (sức khỏe) tốt, không bệnh tật, không di chứng, hay có vấn đề về sức khỏe
Giới thiệu nhân vật Yuri Alpha Overlord
Giới thiệu nhân vật Yuri Alpha Overlord
Yuri Alpha (ユ リ ・ ア ル フ ァ, Yuri ・ α) là đội phó của "Pleiades Six Stars", đội chiến hầu của Lăng mộ vĩ đại Nazarick. Cô được tạo ra bởi Yamaiko, một trong ba thành viên nữ của Ainz Ooal Gown