Đền thờ Lê Hoàn | |
---|---|
Di tích quốc gia đặc biệt | |
Thờ phụng | |
Đại Hành Hoàng đế | |
Lê Hoàn | |
941 – 1005 | |
Công tích | Khai quốc hoàng đế nhà Tiền Lê |
Thông tin đền | |
Địa chỉ | Làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam |
Tọa độ | 19°58′26″B 105°32′02″Đ / 19,973852°B 105,534017°Đ |
Lễ hội | 7 - 9 tháng 3 âm lịch |
Di tích quốc gia đặc biệt | |
Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Lê Hoàn | |
Phân loại | Di tích kiến trúc nghệ thuật |
Ngày công nhận | 2018 |
Quyết định | Quyết định số 1820/QĐ-TTg |
Đền thờ Lê Hoàn nằm ở làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Năm 2018, đền thờ Lê Hoàn được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Trong đền còn lưu giữ nhiều đồ vật quý, đặc biệt có một đĩa bằng đá trắng, đường kính 36 cm trong lòng đĩa ghi chữ: "Giang Nam nhất phiến tuyết; Trác khí vạn niên trân".
Khác với đền vua Lê Đại Hành ở cố đô Hoa Lư, đền ở đây quy mô nhỏ hơn, ít tiểu tiết tinh xảo và không thờ những người liên quan như Lê Long Đĩnh, thái hậu Dương Vân Nga.v.v.
Lễ hội truyền thống Lê Hoàn nhân kỷ niệm ngày mất của ông diễn ra từ ngày 7-3 đến 9 - 3 âm lịch (giỗ chính ngày 8-3 âm lịch) hàng năm tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Cùng dịp với lễ hội cố đô Hoa Lư - nơi gắn bó với sự nghiệp của ông, nhưng lễ hội làng Trung Lập ở quy mô nhỏ hơn.
Với vai trò là chủ tọa Hội thảo "Lê Hoàn - Quê hương và sự nghiệp" ngày 06/8/2016, Giáo sư, Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã phát biểu tổng kết: Sử sách chép Lê Hoàn người Trường Châu (Ninh Bình) hay Ái Châu (Thanh Hóa) hay Bảo Thái (Hà Nam), mỗi ý kiến đều có những căn cứ nhất định, nhưng chỉ qui về một địa phương là không rõ ràng và xác đáng.[1]