Phan Tứ

Phan Tứ
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VIII
Nhiệm kỳ17 tháng 6 năm 1987 – 18 tháng 9 năm 1992
5 năm, 93 ngày
Đại diệnQuảng Nam – Đà Nẵng
Ủy banVăn hóa và Giáo dục của Quốc hội
Chức vụỦy viên
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Lê Khâm
Ngày sinh
(1930-12-20)20 tháng 12, 1930
Nơi sinh
Quy Nhơn, Bình Định
Mất
Ngày mất
17 tháng 4, 1995(1995-04-17) (64 tuổi)
Nơi mất
Đà Nẵng
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệpNhà văn
Gia đình
Cha mẹ
Lê Ấm
Phan Thị Châu Liên
Khen thưởngHuân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Ba
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba
Huân chương Chiến thắng Huân chương Chiến thắng hạng Nhất
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Sự nghiệp văn học
Bút danh
  • Phan Tứ
  • Phan Bốn
Thể loại
Thành viên củaHội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng
Hội Nhà văn Việt Nam
Tác phẩm
  • Mẫn và tôi
  • Trước giờ nổ súng
  • Bên kia biên giới
  • Người cùng quê
Giải thưởng
Giải thưởng Hồ Chí Minh 2000
Văn học Nghệ thuật

Phan Tứ (20 tháng 12 năm 1930 – 17 tháng 04 năm 1995) là một nhà văn người Việt Nam, đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt II (2000).

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tên thật là Lê Khâm, sinh ngày 20 tháng 12 năm 1930 tại thị xã Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Quê gốc tại xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.[1] Ông là người con thứ tư và cũng là người con trai duy nhất trong gia đình có bảy người con. Thân sinh ông là ông Lê Ấm (1897–1976), từng làm Đốc học ở trường Quốc học Huế từ 1924, Trường Quốc học Quy Nhơn (1928–1945), hiệu trưởng trường Trung học Bồ Đề Hội An (1966–1975). Mẹ của ông là bà Phan Thị Châu Liên (1901–1996), tục gọi là cô Đậu, vốn là con gái đầu của nhà Chí sĩ Phan Châu Trinh. Em gái họ của ông là bà Nguyễn Thị Châu Sa (sau này là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Ông cũng là cháu ngoại của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.

Suốt thời niên thiếu, Phan Tứ sống ở quê là Quế Phong, Quế Sơn, Quảng Nam. Vốn sinh trong gia đình có truyền thống học giỏi, ông từ nhỏ đã khá giỏi về môn văn và tiếng Pháp. Năm 15 tuổi, ông đã tham gia hoạt động trong đội tuyên truyền xung phong của tỉnh Quảng Nam và tham gia cướp chính quyền ở địa phương trong Cách mạng tháng Tám.[1]

Sự nghiệp văn chương

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1950, ông nhập ngũ, theo học Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, phân hiệu Trung Bộ (Cồn Kênh, Thọ Xuân, Nông Cống, Như Xuân, Thanh Hóa). Cuối năm 1951, sau khi tốt nghiệp, ông được phân công theo đội quân tình nguyện Việt Nam sang chiến đấu ở chiến trường Hạ Lào. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Năm 1958, ông theo học khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cũng năm này, ông đã viết cuốn "Bên kia biên giới" với bút danh Lê Khâm, viết về cuộc chiến đấu của quân tình nguyện Việt Nam tại Hạ Lào. Năm 1960, ông lại giới thiệu cuốn "Trước giờ nổ súng" với cùng đề tài trên. Cả hai quyển sách được đánh giá cao, và ông trở thành một nhà văn tên tuổi thời bấy giờ khi mới vừa tròn 30 tuổi.

Sau khi tốt nghiệp năm 1961, ông được phân công trở lại công tác tại chiến trường Miền Nam, làm phái viên tuyên truyền khu ủy Liên khu V, ủy viên đảng đoàn Văn nghệ khu 5, và viết văn dưới bút danh Phan Tứ.[a] Bút danh này trở nên nổi tiếng gắn liền với các tác phẩm của ông về sau này. Do sức khỏe yếu và chịu ảnh hưởng bởi tác động của chất độc hóa học, năm 1966 ông được rút ra Bắc để chữa bệnh, công tác tại Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, sau đó giữ chức quyền Tổng biên tập Nhà xuất bản Giải phóng. Năm 1970, ông được kết nạp làm hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Sau năm 1975, ông về sinh sống và làm việc tại quê hương Quảng Nam. Ông từng là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn, Ủy viên Ban Thư ký (Ban thường vụ) Ban chấp hành Hội Nhà văn khóa III.[1] Ông từng là Đại biểu Quốc hội khóa VIII.[2]

Phan Tứ qua đời vào ngày 17 tháng 4 năm 1995 tại Đà Nẵng, khi còn đang viết dang dở bộ tiểu thuyết "Người cùng quê".[3]

Các tác phẩm tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bên kia biên giới (tiểu thuyết, 1958, tái bản 1978).
  • Trước giờ nổ súng (tiểu thuyết, 1960).
  • Trở về Hà Nội (truyện ngắn, 1960).
  • Trên đất Lào (bút ký, 1961).
  • Nhật ký chiến trường (di cảo, viết bằng 4 thứ tiếng Việt, Lào, Pháp, Nga).
  • Về làng (1964).
  • Trong đám nứa (truyện ngắn, 1968).
  • Gia đình má Bảy (tiểu thuyết, 1968, tái bản 1971, 1972, 1975).
  • Măng mọc trong lửa (bút ký, 1972, 1977).
  • Mẫn và tôi (tiểu thuyết, 1972, 1975, 1978, 1987, 1995).
  • Trại ST 18 (tiểu thuyết, 1974).
  • Trong mưa núi (hồi ký, 1984, 1985).
  • Sông Hằng mẹ tôi (dịch từ tiếng Pháp, tiểu thuyết Ấn Độ, 1984, 1985).
  • Người cùng quê (tiểu thuyết 3 tập, 1985, 1995, 1997, chưa hoàn thành).

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trong một số di cảo, ông còn ký tên là Phan Bốn. Phan là họ mẹ, còn Tứ hay Bốn là để chỉ ông là người con thứ 4 trong gia đình.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Nhà văn PHAN TỨ (1930 – 1995)”. Bảo tàng Văn học Việt Nam. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ “Thông tin Đại biểu Quốc hội khóa VIII: Phan Tứ”. Văn phòng Quốc hội. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ “Phan Tứ, chàng thư sinh trở thành người chiến sĩ, văn sĩ tài năng”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2011.
  4. ^ “Nhà văn Phan Tứ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lần đầu tiên nhìn thấy “bé ciu
Lần đầu tiên nhìn thấy “bé ciu" là thứ trải nghiệm sâu sắc thế nào?
Lần đầu tiên nhìn thấy “bé ciu" là thứ trải nghiệm sâu sắc thế nào?
Đặc điểm Sức mạnh Titan - Shingeki no Kyojin
Đặc điểm Sức mạnh Titan - Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan (巨人の力 Kyojin no Chikara) là khả năng cho phép một người Eldia biến đổi thành một trong Chín Titan
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
Nói phim này là phim chuyển thể ngôn tình hay nhất, thực sự không ngoa tí nào.
Phantom Valorant – Vũ khí quốc dân
Phantom Valorant – Vũ khí quốc dân
Không quá khó hiểu để chọn ra một khẩu súng tốt nhất trong Valorant , ngay lập tức trong đầu tôi sẽ nghĩ ngay tới – Phantom