Trường Đại học Trần Quốc Tuấn

Trường Sĩ quan Lục quân 1
Bộ Quốc phòng

Chỉ huy
Đại tá Nguyễn Trung Hiếu
từ năm 2024

Quốc gia Việt Nam
Thành lập15 tháng 4 năm 1945; 79 năm trước (1945-04-15)
Quân chủng Lục quân
Binh chủng Bộ binh
Phân cấpĐại học Công lập (Nhóm 3)
Nhiệm vụĐào tạo sĩ quan Chỉ huy tham mưu Lục quân cấp phân đội trình độ Đại học
Quy mô10.000 người
Bộ phận củaBộ Quốc phòng
Bộ chỉ huyCổ Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
Địa chỉ3G26+J5W, Xã Cổ Đông, Thị Xã Sơn Tây, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Tên khácTrường Đại học Trần Quốc Tuấn
Khẩu hiệuTrung với nước, hiếu với dân
Hành khúcBài hát truyền thống Nhà trường
Thành tích
Websitedaihoctranquoctuan.vn
Chỉ huy
Hiệu trưởngĐại tá Nguyễn Trung Hiếu
Chính ủyThiếu tướng Lê Văn Duy
Chỉ huy nổi bậtĐại tướng Hoàng Văn Thái
Đại tướng Lê Trọng Tấn
Thiếu tướng Trần Tử Bình

Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (tiếng Anh: Tran Quoc Tuan University - First Army Academy) hay Trường Sĩ quan Lục quân 1 là trường đào tạo sĩ quan chỉ huy lục quân sơ cấp phía bắc Việt Nam, trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là nhà trường đầu tiên trong hệ thống nhà trường quân đội đào tạo sĩ quan lục quân chiến thuật cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) trình độ cử nhân khoa học quân sự (đại học và cao đẳng) các chuyên ngành: bộ binh, bộ binh cơ giới, trinh sát lục quân. Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận đại học và cho phép đào tạo cử nhân quân sự bậc đại học năm 1998. Trường được coi như là "anh cả" trong hệ thống các trường quân đội đào tạo cấp phân đội, được Bác Hồ 9 lần về thăm, trao sáu chữ vàng: "Trung với nước, hiếu với dân" sau này trở thành khẩu hiệu của toàn quân. Rất nhiều các thế hệ tướng lĩnh, lãnh đạo xuất sắc của quân đội là học viên, cán bộ Nhà trường.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Trần Quốc Tuấn ban đầu có tên là Trường Quân chính kháng Nhật được thành lập ngày 15 tháng 4 năm 1945.[1]

Ngày 7 tháng 9 năm 1945, trường được đổi tên thành Trường Quân chính Việt Nam.

Ngày 15 tháng 10 năm 1945, trường được đổi tên thành Trường Huấn luyện cán bộ Việt Nam.

Ngày 15 tháng 4 năm 1946, trường được đổi tên thành Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, và bắt đầu khai giảng khóa 1 tại thị xã Sơn Tây với mục tiêu đào tạo cán bộ chỉ huy cấp trung, đại đội có kiến thức cơ bản về quân sự để chuẩn bị cho ngày toàn quốc kháng chiến.

Tháng 2 năm 1948, trường được đổi tên thành Trường Trung học Lục quân Trần Quốc Tuấn.

Tháng 12 năm 1950, trường được đổi tên thành Trường Lục quân Việt Nam.

Tháng 1 năm 1956, trường được đổi tên thành Trường Đại học Sĩ quan Lục quân.

Năm 1976, trường được đổi tên thành Trường Đại học Sĩ quan Lục quân 1.

Ngày 28 tháng 10 năm 2010, trường được đổi tên thành Trường Đại học Trần Quốc Tuấn.[2]

Tên gọi qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trường Quân chính kháng Nhật (15/4/1945 - 6/9/1945)
  • Trường Quân chính Việt Nam (7/9/1945 - 14/10/1945)
  • Trường Huấn luyện cán bộ Việt Nam (15/10/1945 - 16/4/1946)
  • Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (17/4/1946 - cuối 1/1948)
  • Trường Lục quân trung học Trần Quốc Tuấn (Đầu 2/1948 - đầu 12/1950)
  • Trường Lục quân Việt Nam (Cuối 12/1950 - đầu 1/1956)
  • Trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam (Đầu 1/1956 - 1976)
  • Trường Sĩ quan Lục quân I (Từ năm 1976 - 28/10/2010)
  • Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (từ ngày 28/10/2010 đến nay)

Ban Giám hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức Đảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2006, thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội. Theo đó Đảng bộ trong Trường Sĩ quan Lục quân 1 bao gồm:

  • Đảng bộ Trường Sĩ quan Lục quân 1 là cao nhất.
  • Đảng bộ các Khoa, Hệ quản lý, Tiểu đoàn thuộc Trường Sĩ quan Lục quân 1.
  • Chi bộ các Tổ Bộ môn, các Phòng, ban chức năng, các Đại đội.

Tổ chức chính quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phòng Tham mưu - Hành chính

Trưởng phòng: Đại tá Trần Quang Tuyên

  • Phòng Đào tạo

Trưởng phòng: Đại tá, TS Trần Văn Cao

  • Phòng Chính trị

Chủ nhiệm Chính trị: Đại tá, ThS Nguyễn Văn Tăng

  • Phòng Khoa học quân sự

Trưởng phòng: Đại tá, TS Lê Văn Thanh

  • Phòng Hậu cần - Kĩ thuật

Chủ nhiệm Hậu cần: Đại tá, Nguyễn Văn Chiến - Phó trưởng phòng- Đại tá Mai Anh Ngọc, thượng tá Đỗ Đường Thanh, thượng tá Dương Minh Dũng

  • Ban Tài Chính

Trưởng ban: Trung tá A Long

  • Ban Khảo thí & Bảo đảm chất lượng GD - ĐT

Trưởng ban: Đại tá, ThS Phạm Hồng Quân

  • Ban Sau đại học

Trưởng ban: Đại tá, TS Trần Đại Nghĩa

Các khoa đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khoa Chiến thuật

Phó Chủ nhiệm khoa (Phụ trách khoa): Đại tá, ThS Lương Văn Nhạn

  • Khoa Binh chủng

Phó Chủ nhiệm khoa (Phụ trách khoa): Đại tá, TS Mai Trung Dong

  • Khoa Bắn Súng

Chủ nhiệm khoa: Đại tá, ThS Nguyễn Văn Mai

  • Khoa Quân sự chung

Chủ nhiệm khoa: Đại tá, TS Nguyễn Hồng Trường

  • Khoa Trinh sát

Chủ nhiệm khoa: Đại tá, TS Hoang Thanh Khương

  • Khoa Sư phạm Quân sự

Chủ nhiệm khoa: Đại tá, TS Đoàn Chí Kiên

  • Khoa Quân sự Địa phương

Chủ nhiệm khoa: Đại tá, ThS Đặng Đình Chiến

  • Khoa Công tác đảng, Công tác chính trị

Chủ nhiệm khoa: Đại tá, TS Nguyễn Quang Chung

  • Khoa Lý luận Mác – Lênin

Chủ nhiệm khoa: Đại tá, TS Đỗ Văn Lừng

  • Khoa Thể thao

Chủ nhiệm khoa: Đại tá, ThS Trần Đình Khương

  • Khoa Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm khoa: Đại tá, TS Đặng Hồng Lưu

  • Khoa Ngoại ngữ - Tiếng Việt

Chủ nhiệm khoa: Đại tá, TS Lê Văn Tách

  • Khoa Giáo dục Quốc phòng – ĐHQGHN

Chủ nhiệm khoa: Đại tá, ThS Dương Văn Chiến

  • Khoa Giáo dục Quốc phòng – ĐHSPHN

Chủ nhiệm khoa: Đại tá, ThS Đỗ Quốc Tam

Đơn vị trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tiểu đoàn 1

Tiểu đoàn trưởng: Thượng tá, TS Đặng Đức Giang

Tiểu đoàn 2

Tiểu đoàn trưởng: Trung tá, Ths Vũ Phúc Trang

  • Tiểu đoàn 3

Tiểu đoàn trưởng: Thượng tá, Ths Cao Đăng Nam

  • Hệ 4

Hệ trưởng: Thượng tá, ThS Nguyễn Hữu Phước

  • Tiểu đoàn 5

Tiểu đoàn trưởng: Thượng tá Nguyễn Văn Hải

  • Tiểu đoàn 6

Tiểu đoàn trưởng: Thượng tá, Ths Nguyễn Đức Sơn

  • Hệ 7

Hệ trưởng: Thượng tá Nguyễn Hiệp Vỵ

  • Tiểu đoàn 8

Tiểu đoàn trưởng: Thượng tá, ThS Phạm Hồng Quân

  • Tiểu đoàn 9

Tiểu đoàn trưởng: Đại tá Phan Thế Cường

  • Tiểu đoàn 10

Tiểu đoàn trưởng: Thượng tá, ThS Nguyễn Xuân Hải

  • Tiểu đoàn 11

Tiểu đoàn trưởng: Thượng tá Nguyễn Xuân Chiến

  • Tiểu đoàn 12

Tiểu đoàn trưởng: Thượng tá Bùi Việt Bắc

  • Tiểu đoàn 13

Tiểu đoàn trưởng: Trung tá

  • Hệ 14

Hệ trưởng: Đại tá, ThS Phạm Ngọc Giang

  • Tiểu đoàn 15

Tiểu đoàn trưởng: Thượng tá Văn Trung Núi

  • Tiểu đoàn 16

Tiểu đoàn trưởng: Thượng tá Nguyễn Xuân Thành

  • Tiểu đoàn 17

Tiểu đoàn trưởng: Thượng tá, Phạm Hùng Cường

  • Tiểu đoàn 18

Tiểu đoàn trưởng: Thượng tá, Lê Duy Thứ

  • Tiểu đoàn 19

Tiểu đoàn trưởng: Thượng tá Lê Mạnh Quân

  • Tiểu đoàn 20

Tiểu đoàn trưởng : Trung tá Vũ Ngọc Vĩnh

  • Hệ Quản lý học viên Quốc tế

Hệ trưởng: Thượng tá, ThS Nguyễn Hữu Sơn

Thành tích và Tặng thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã và đang đào tạo 90 khóa học, trong đó có 86 khóa đã ra trường cung cấp gần 10 vạn cán bộ cho toàn quân; đồng thời còn đào tạo hàng nghìn cán bộ quân sự cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh.
  • Có gần 200 cựu học viên và giáo viên của trường được phong quân hàm cấp tướng; 27 đồng chí được tuyên dương Anh hùng LLVTND, Anh hùng Lao động.
  • Danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 29 tháng 8 năm 1985
  • Bốn Huân chương Quân công (hai hạng nhất, một hạng nhì, một hạng ba)
  • Bảy Huân chương Chiến công (một hạng nhất, bốn hạng nhì, hai hạng ba)
  • Ba Huân chương Lao động (một hạng nhất, hai hạng nhì)
  • Huân chương Tự do của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào)
  • Huân chương Ít-xa-la của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (10-1999)

Hiệu trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ tên
Năm sinh-mất
Thời gian đảm nhiệm Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Hoàng Văn Thái
(1915-1986)
6.1945-7.1945 Thiếu tướng (1948)
Trung tướng (1958)
Thượng tướng (1974), Đại tướng (1980)
Tổng Tham mưu trưởng Đầu tiên (1945-1953)
Huân chương Sao vàng

(truy tặng 2007)

2 Nguyễn Thanh Phong 7.1945-8.1945 Đại tá Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Huân chương Hồ Chí Minh (truy tặng)[3]
3 Trương Văn Lĩnh 8.1945-11.1945 Đại tá
4 Trần Tử Bình
(1907-1967)
12.1945-4.1946 Thiếu tướng (1948) Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trung Quốc (1959-1967)
5 Hoàng Đạo Thúy
(1900-1994)
5.1946-11.1946 Đại tá (1958) Cục trưởng Cục Thông tin Liên lạc (1954-1961)
Giám đốc Trường Dân tộc Trung ương (1962-1966)
6 Nguyễn Sơn
(1908-1956)
12.1946-9.1947 Thiếu tướng (1948) Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu 4 (1948-1949) Lưỡng Quốc tướng quân
7 Hoàng Đạo Thúy
(1900-1994)
10.1947-12.1947 Đại tá (1958) Cục trưởng Cục Thông tin Liên lạc (1954-1961)
Giám đốc Trường Dân tộc Trung ương (1962-1966)
8 Lê Thiết Hùng
(1908-1986)
1948-1954 Thiếu tướng (1948) Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Pháo binh đầu tiên (1956-1963); Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Triều Tiên (1963-1970); Phó Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1970-1975)
9 Lê Trọng Tấn
(1914-1986)
1955-1961 Thiếu tướng (1961)
Trung tướng (1974)
Thượng tướng (1980), Đại tướng (1984)
Tổng Tham mưu trưởng (1978-1986)
10 Cao Văn Khánh
(1917-1980)
1961-1964 Đại tá (1960) Thiếu tướng (1974), Trung tướng (1980)
Phó Tổng Tham mưu trưởng (1974-1980)
11 Nguyễn Bằng Giang 1964-1968 Đại tá
12 Nguyễn Thái Dũng 1969-1978 Thiếu tướng (1974)
13 Vũ Yên
(1919-1979)
1978-1979 Thiếu tướng (1974)
14 Lưu Bá Xảo 8/1980 - 2/1989 Thiếu tướng
15 Nguyễn Ân 2/1989 - 7/1994 Trung tướng
16 Khuất Duy Tiến
(1931-)
7/1994 - 8/1997 Thiếu tướng (1984)
Trung tướng (1990)
Nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3 (1982-1989)
Nguyên Cục trưởng Cục Quân lực (1989-1994)
17 Nguyễn Khắc Viện 8/1997 -  2/2002 Thiếu tướng
18 Nguyễn Hữu Hạ 2/2002 - 2/2007 Trung tướng
19 Nguyễn Quốc Khánh

(1956-)

2/2007 - 2/2009 Trung tướng (2008) Phó Tổng Tham mưu trưởng (2009-nay)
20 Trần Quốc Phú

(1953-)

2/2009 - 3/2013 Trung tướng (2010)
21 Đỗ Viết Toản
(1964-)
3/2013 đến nay Trung tướng (2017) Nguyên Sư trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1

Chính ủy qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ tên
Năm sinh-mất
Thời gian đảm nhiệm Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Trần Tử Bình
(1907-1967)
9/1945 - 12/1946 Thiếu tướng (1948) Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trung Quốc kiêm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Mông Cổ (1959-1967)
2 Trịnh Đình Cửu
(1906-1990)
6/1947 - 10/1947 Phó Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (1949-1950)
3 Trần Tử Bình
(1907-1967)
1950 - 1956 Thiếu tướng (1948) Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trung Quốc (1959-1967)
4 Lê Quang Hòa
(1914-1993)
1957 - 10/1960 Đại tá
Thiếu tướng (1973)
Trung tướng (1974), Thượng tướng (1986)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1980-1986)
5 Đoàn Quang Thìn 10/1960 - 3/1961 Thiếu tướng
Lê Quang Hòa
(1914-1993)
3/1961 - 12/1962 Đại tá
Thiếu tướng (1973)
Trung tướng (1974), Thượng tướng (1986)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1980-1986)
6 Lê Tự Đồng
(1920-2011)
12/1962 - 8/1968 Trung tướng (1982) Phó Giám đốc về Chính trị Học viện Quốc phòng (1977-1990)
7 Hoàng Minh Thi
(1922-1981)
8/1968 - 8/1971 Thiếu tướng Tư lệnh Quân khu 4 (1978-1981)
8 Lê Chiêu 8/1971-3/1979 Thiếu tướng
9 Lã Ngọc Châu 3/1979 - 10/1987 Thiếu tướng (1984) Nguyên Phó Chính ủy Quân đoàn 3 (1978-1978)
10 Nguyễn Ngọc Tiến 10/1987 - 6/1990 Thiếu tướng
11 Lương Văn Cửu 6/1990 - 8/1996 Đại tá
12 Bạch Quang Triệu 8/1996 - 11/2000 Đại tá
13 Nguyễn Mạnh Đẩu
(1948-)
10/2000 - 12/2004 Trung tướng Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật (2005-2007)
14 Nguyễn Văn Việt

(1951-)

5/2004 - 10/2011 Trung tướng
15 Trương Đình Quý

(1956-)

10/2011 - 11/2016 Trung tướng (2014) Nguyên Phó Chính ủy Quân khu 4
16 Lương Đình Hồng 12/2016 - 2/2018 Thiếu tướng (2014) Nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT Quân ủy TW
17 Đỗ Văn Thiện

(1966-)

2/2018-12.2019 Thiếu tướng (2017) Nguyên Chính ủy Quân đoàn 1
18 Lê Văn Duy 01.2020-nay Thiếu tướng (2019) Nguyên Chính ủy Quân đoàn 2

Phó Hiệu trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Chính ủy qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Khóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Khóa học Sĩ quan Chỉ huy Tham mưu cấp phân đội

  • Khóa 1: 5/1946-12/1946[4]
  • Khóa 2: 2/1947-10/1947[4]
  • Khóa 3: 4/1947-10-1947[4]
  • Khóa 77: 2009-2013
  • Khoá 82: 2014-2018
  • Khóa 83: 9/2015-8/2019

Cựu học viên thành đạt tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc Kỳ ngày 15 tháng 4 năm 1945
  2. ^ Quyết định số 1972/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc thành lập Trường Đại học Trần Quốc Tuấn trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Lục quân 1.
  3. ^ Truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho đồng chí Nguyễn Tri Phương và đồng chí Tô Duy
  4. ^ a b c “Những chuyện ít biết về Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2014.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một số thông tin đáng lưu ý về tính chuẩn xác khi nói về Lôi Thần của Inazuma - Raiden Ei
Một số thông tin đáng lưu ý về tính chuẩn xác khi nói về Lôi Thần của Inazuma - Raiden Ei
Vị thần của vĩnh hằng tuy vô cùng nổi tiếng trong cộng đồng người chơi, nhưng sự nổi tiếng lại đi kèm tai tiếng
Chủ nghĩa khắc kỷ trong đời sống
Chủ nghĩa khắc kỷ trong đời sống
Cuộc sống ngày nay đang dần trở nên ngột ngạt theo nghĩa đen và nghĩa bóng
Danh sách những vật dụng cần chuẩn bị khi đi leo núi (phần 1)
Danh sách những vật dụng cần chuẩn bị khi đi leo núi (phần 1)
Tôi sẽ đưa ra danh mục những nhóm đồ dùng lớn, sau đó tùy vào từng tình huống mà tôi sẽ đưa ra tùy chọn tương ứng với tình huống đó
Eustass Kid có tiền thưởng 3 tỷ Berries và toàn bộ thủy thủ đoàn đã bị tiêu diệt hoàn toàn
Eustass Kid có tiền thưởng 3 tỷ Berries và toàn bộ thủy thủ đoàn đã bị tiêu diệt hoàn toàn
Kid phá hủy toàn bộ tàu của hạm đội hải tặc Tóc Đỏ và đánh bại tất cả các thuyền trưởng của hạm đội đó