Bài này cần sửa các lỗi ngữ pháp, chính tả, giọng văn, tính mạch lạc, trau chuốt lại lối hành văn sao cho bách khoa. (tháng 6/2022) |
Hữu Thỉnh | |
---|---|
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 24 tháng 9 năm 2010 – 14 tháng 1 năm 2021 10 năm, 112 ngày |
Tiền nhiệm | Vũ Giáng Hương |
Kế nhiệm | Đỗ Hồng Quân |
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 25 tháng 4 năm 2005 – 25 tháng 11 năm 2020 15 năm, 214 ngày |
Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 18 tháng 4 năm 2000 – 11 tháng 7 năm 2015 15 năm, 84 ngày |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Nguyễn Hữu Thỉnh |
Ngày sinh | 15 tháng 2, 1942 |
Nơi sinh | Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | Nhà thơ, nhà văn của Việt Nam |
Sự nghiệp văn học | |
Thành viên của | Hội Nhà văn Việt Nam |
Tác phẩm | Thương lượng với thời gian, Trường ca biển (danh sách chi tiết) |
Giải thưởng | |
Giải thưởng Hồ Chí Minh 2012 Văn học nghệ thuật | |
Hữu Thỉnh (sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942) là một nhà thơ người Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đồng thời là Tổng biên tập Báo Văn nghệ và Đại biểu Quốc hội khóa X.
Hữu Thỉnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại Phú Vinh, Duy Phiên, Tam Đảo (Tam Dương), Vĩnh Phúc. Sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân.
Từ sau hòa bình lập lại, vào năm 1954, Ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9.
Sau 1975, Hữu Thỉnh học trường Viết văn Nguyễn Du và là một trong số những học sinh khóa đầu tiên của trường.
Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Thơ, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3.
Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần)[1], đồng thời kiêm nhiệm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Hữu Thỉnh có những thi tuyển và những bản trường ca sau:
Các tác phẩm văn xuôi của ông:
Hội trưởng Hội nhà văn Việt Nam Nguyễn Hữu Thỉnh bị cho là phải chịu trách nhiệm việc các nhà văn rời bỏ hội vào tháng 5 năm 2015. Mặc Lâm, biên tập RFA, cho là ông "âm thầm tạo một hàng rào vững chãi chống lại mọi giá trị mà một nhà văn phải có."[5] Nhà thơ Ý Nhi nói về lý do, bà đã chính thức gửi đơn rút tên ra khỏi hội vào năm 2002: "tôi bất tín nhiệm Tổng thư ký, tôi cảm thấy anh Hữu Thỉnh là người không trung thực cho nên chữ tôi dùng "Biến hình trùng" là cái chữ chính xác của một nhà thơ Hà Nội nói về anh là đúng, tức là người nay nói tròn mai nói méo, mốt nói dài làm mình có cảm giác một người như thế mà lãnh đạo một cái hội mà mình tham gia thì tôi thấy nó xúc phạm tới cá nhân mình."[5]