Quận 10

Quận 10
Quận
Biểu trưng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở UBND474 Đường 3/2, phường 14
Phân chia hành chính14 phường
Thành lập1/7/1969
Đại biểu Quốc hộiNguyễn Thị Hồng Hạnh
Trần Hoàng Ngân
Văn Thị Bạch Tuyết
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Thị Thu Hường [1]
Bí thư Quận ủyLê Văn Minh
Địa lý
Tọa độ: 10°46′25″B 106°40′2″Đ / 10,77361°B 106,66722°Đ / 10.77361; 106.66722
MapBản đồ Quận 10
Quận 10 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 10
Quận 10
Vị trí Quận 10 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 10 trên bản đồ Việt Nam
Quận 10
Quận 10
Vị trí Quận 10 trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,72 km²[2]
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng234.819 người[3]
Mật độ36.690 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa...
Khác
Mã hành chính771[4]
Biển số xe59-U1, 59-U2, 59-UA
Websitequan10.hochiminhcity.gov.vn

Quận 10 là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Quận được chính thức thành lập vào ngày 1 tháng 7 năm 1969 với nhiều địa chỉ nổi tiếng như Trại giam Chí Hòa, Sân vận động Thống Nhất, Nhà hát Hòa Bình, Việt Nam Quốc Tự, Chợ Nhật Tảo, Vạn Hạnh Mall,...

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Vị trí Q10 trong nội thành
TP.Hồ Chí Minh

Quận 10 thuộc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp Quận 3 với ranh giới là các tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám, Điện Biên Phủ và Lý Thái Tổ
  • Phía tây giáp Quận 11 với ranh giới là đường Lý Thường Kiệt
  • Phía nam giáp Quận 5 với ranh giới là các tuyến đường Hùng Vương và Nguyễn Chí Thanh
  • Phía bắc giáp quận Tân Bình với ranh giới là đường Bắc Hải.

Quận có diện tích 5,72 km², dân số năm 2019 là 234.819 người[3], mật độ dân số đạt 36.690 người/km².

Quận 10 có địa hình tương đối bằng phẳng, cao trên 2 mét so với mực nước biển. Được thành lập năm 1969, đây là quận có nhiều địa điểm tham quan, di tích lịch sử, văn hoá, tôn giáo,... nổi tiếng.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Quận 10 có 14 phường, bao gồm: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 1415.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Quận 10 trước đây là khu vực trống, hoang vu nằm giữa vùng Sài GònChợ Lớn. Về sau, do vị trí thuận lợi, nên dân cư đến tập trung sinh sống. Vào đời vua Minh Mạng, Lê Văn Khôi con nuôi của Lê Văn Duyệt, từng lãnh đạo nhân dân vùng này nổi dậy chống lại triều đình. Vua Minh Mạng đã cho đàn áp, số người tử trận được chôn trong các nấm mồ tập thể rải rác khắp khu vực từ bệnh viện Bình Dân kéo dài đến Việt Nam Quốc Tự. Vì thế, người ta gọi vùng này là Mả Ngụy.

Tên gọi Mả Ngụy có lẽ do đầu buổi đầu dân còn sợ vua Minh Mạng. Về sau, người ta gọi là Đồng Mả Lạng, theo nghĩa mất dấu vết vì thời gian. Người Pháp gọi "cánh đồng mồ mả" vì có quá nhiều mồ mả (Plaise Des Tombean). Ban đầu, người Pháp sử dụng những đồng cỏ này để nuôi ngựa, nhưng đất đai khô cằn, cỏ khó mọc. Đến những năm 1945, dân Lục Tỉnh, dân miền Trung dồn dập tản cư vào, khu vực này trở nên đông đúc hơn.

Năm 1899, vùng đất quận 10 thuộc tỉnh Chợ Lớn.

Thời Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 1 tháng 7 năm 1969, quận 10 (quận Mười) của Đô thành Sài Gòn được thành lập trên cơ sở tách đất quận 3quận 5 trước đó. Ban đầu quận gồm 04 phường: Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản, Chí Hòa.

Năm 1972, lập thêm phường Nhật Tảo tại quận Mười (quận này có 05 phường). Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận 10 (quận Mười) gồm 05 phường: Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản, Chí Hòa, Nhật Tảo.

Từ năm 1975 đến nay

[sửa | sửa mã nguồn]
Logo trước đây của Quận 10.

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 10 (quận Mười) thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên quận 10 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 10 có 25 phường và đánh số từ 1 đến 25.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 10 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, theo Quyết định số 52-CP[5] của Hội đồng Chính phủ về việc giải thể 3 phường: 10, 13 và 18, địa bàn ba phường giải thể nhập vào các phường kế cận với số lượng phường trực thuộc quận còn 22:

  • Giải thể Phường 13 để sáp nhập đất và dân cư của phường này vào 2 phường: 12 và 14
  • Giải thể Phường 10 để sáp nhập đất và dân cư của phường này vào 2 phường: 9 và 15
  • Giải thể Phường 18 để sáp nhập đất và dân cư của phường này vào 2 phường: 16 và 19

Ngày 12 tháng 9 năm 1981, giải thể 3 phường: 4, 17 và 22, địa bàn các phường giải thể nhập vào các phường kế cận với số phường trực thuộc còn 19.[6]

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, theo Quyết định số 33-HĐBT[7] của Hội đồng bộ trưởng về việc:

  • Đổi tên Phường 5 cũ thành Phường 1
  • Sáp nhập Phường 2 cũ với Phường 3 cũ thành phường 2
  • Đổi tên Phường 1 cũ thành Phường 3
  • Sáp nhập một phần Phường 8 cũ với Phường 9 cũ thành phường 4
  • Sáp nhập phần còn lại của Phường 8 cũ với Phường 7 cũ thành phường 9
  • Đổi tên Phường 15 cũ thành Phường 5
  • Đổi tên Phường 16 cũ thành Phường 6
  • Đổi tên Phường 19 cũ thành Phường 7
  • Đổi tên Phường 11 cũ thành Phường 8
  • Đổi tên Phường 12 cũ thành Phường 10
  • Đổi tên Phường 14 cũ thành Phường 11
  • Đổi tên Phường 21 cũ thành Phường 12
  • Sáp nhập một phần Phường 24 cũ với Phường 23 cũ thành phường 13
  • Sáp nhập phần còn lại của Phường 24 cũ với Phường 25 cũ thành phường 15
  • Đổi tên Phường 20 thành Phường 14.

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021)[8]. Theo đó, sáp nhập Phường 3 vào Phường 2. Quận 10 có 14 phường như hiện nay.

Thông tin thêm về các phường

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phường Minh Mạng cũ: các phường 1 và 2 hiện nay
  • Phường Nhật Tảo cũ: các phường 4 và 9 hiện nay
  • Phường Nguyễn Tri Phương cũ: các phường 5, 6, 7, 8 và 14 hiện nay
  • Phường Phan Thanh Giản cũ: các phường 10 và 11 hiện nay
  • Phường Chí Hòa cũ: các phường 12, 13 và 15 hiện nay

Đường phố

[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm các đường đặt tên số, và các tên chữ dưới đây:

Tên đường phố quận 10 trước năm 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Quận 10 là một trong những quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh và là một trọng điểm giao dịch thương mại của thành phố. Ngành thương mạidịch vụ có tốc độ phát triển nhanh, với nhiều loại hình thương mạidịch vụ cao cấp và đa dạng tạo được sự thu hút đầu tư của các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển.

Tổng số vốn đầu tư của các công ty, doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở cá thể đạt gần 700 tỷ đồng; giá trị thương mại chiếm tỷ lệ khá cao, sản lượng kinh tế thương mại quốc doanh chiếm từ 60 – 80%.

Tốc độ tăng trưởng trên lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bình quân hằng năm luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch 14,58%, trong đó khu vực kinh tế quốc doanh tăng bình quân 16,94%, khu vực ngoài quốc doanh tăng bình quân 13,67%.

Tốc độ tăng trưởng thương mại – dịch vụ hàng năm tăng bình quân 16,98% - trong đó, các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và thương nghiệp – dịch vụ tư nhân, cá thể có tỷ lệ tăng khá cao, chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh thu hằng năm.

Xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng điện tử, hoá mỹ phẩm, may mặc, nông hải sản, chế biến cao su. Nhập khẩu chủ yếu là các ngành hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất tuy vậy hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng.

Tượng đài Công Nhân VN
Trụ sở UBND quận

Phong trào xây dựng Nếp sống văn minh - Gia đình văn hoá, "Người tốt việc tốt", "Người con hiếu thảo", phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" ở khu dân cư, xây dựng Công sở văn minh - sạch đẹp - an toàn,...

Năm 1995, Quận 10 chỉ có 5/71 khu dân cư đạt danh hiệu xuất sắc, 42 khu dân cư tiên tiến, 42 tổ dân phố tự quản, 1.339 gương người tốt việc tốt thì đến năm 2004 đã có 29/75 khu phố đạt danh hiệu khu phố văn hoá, 51 khu dân cư xuất sắc, 5 khu dân cư tiên tiến, 991 tổ tự quản, 41.656 hộ đạt chuẩn gia đình văn hoá, 2.170 gương người tốt việc tốt biểu dương các cấp. Ngoài ra đã có 4 phường (3, 4, 5, 8) đăng ký xây dựng phường đạt chuẩn Phường văn hoá, 36 đơn vị (chợ, bệnh viện, trường học) đăng ký xây dựng đơn vị văn hoá theo tiêu chí của Thành phố.

Nơi đây tập trung nhiều bệnh viện như sau:

Tên bệnh viện Địa chỉ
Bệnh viện Đa Khoa Bưu điện Lô B9, Đ.Thành Thái, Phường 15
Bệnh viện Mắt Việt Hàn 355–356 Ngô Gia Tự, Phường 3
Bệnh viện Nhân dân 115 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12
Bệnh viện Nhi đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10
Bệnh viện Quận 10 571 Sư Vạn Hạnh, Phường 12
Bệnh viện STO Phương Đông 79 Thành Thái, Phường 14
Bệnh viện Trưng Vương 266 Lý Thường Kiệt, Phường 14
Bệnh viện Vạn Hạnh 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong nối dài, Phường 12
72–74 Sư Vạn Hạnh, Phường 12

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ sở giáo dục đại học

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên trường Địa chỉ Website Ghi chú
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5 [1] Cơ sở B
91 Ba Tháng Hai, Phường 11 Cơ sở C
Phân hiệu phía Nam Học viện Quân y 84 Thành Thái, Phường 12
Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh 10 Ba Tháng Hai, Phường 12 [2]
Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG TPHCM) 268 Lý Thường Kiệt, Phường 14 [3]
Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học Thành phố Hồ Chí Minh 828 Sư Vạn Hạnh, Phường 13 [4] Trụ sở chính
M4–M7–M9 Thất Sơn, Phường 15
298–304 Cao Thắng, Phường 12
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 2 Dương Quang Trung, Phường 12 [5]

Trường cao đẳng

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên trường Địa chỉ Website
Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 33 Vĩnh Viễn, Phường 2 [6]

Trường Trung học phổ thông (THPT), trường liên cấp có bậc THPT

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên trường Địa chỉ Website Ghi chú
Trường THCS và THPT Diên Hồng 11 Thành Thái, Phường 14 [7] Trường công lập
Trường THCS và THPT Sương Nguyệt Anh 249 Hòa Hảo, Phường 3 [8]
Trường THPT Nguyễn An Ninh 93 Trần Nhân Tôn, Phường 2 [9][liên kết hỏng]
Trường THPT Nguyễn Du XX1 Đồng Nai, Cư xá Bắc Hải, Phường 15 [10]
Trường THPT Nguyễn Khuyến 50 Thành Thái, Phường 12 [11]
Trường THCS và THPT Duy Tân 106 Nguyễn Giản Thanh, Phường 15 [12] Trường tư thục
Trường Tiểu học - THCS - THPT Vạn Hạnh 781E Lê Hồng Phong (nối dài), Phường 12 [13]

Trường Trung học cơ sở (THCS)

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách các trường THCS tại Quận 10. Danh sách này không bao gồm các trường nhiều cấp học mà cấp cao nhất là THPT.

Tên trường Địa chỉ Ghi chú
Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám 289 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12
Trường THCS Hòa Hưng 493/73A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13
Trường THCS Hoàng Văn Thụ 322 Nguyễn Tri Phương, Phường 4
Trường THCS Lạc Hồng 436/4 Ba Tháng Hai, Phường 12
436B/34 Ba Tháng Hai, Phường 12 Cơ sở 2
Trường THCS Nguyễn Tri Phương 26 Nguyễn Lâm, Phường 6 Cổng A
42A Nguyễn Lâm, Phường 6 Cổng B
Trường THCS Nguyễn Văn Tố 140 Tam Đảo, Phường 14
Trường THCS Trần Phú 82 Cửu Long, Phường 15

Trường Tiểu học

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên trường Địa chỉ
Trường Tiểu học Bắc Hải 103–105 Bắc Hải, Phường 15
Trường Tiểu học Dương Minh Châu 34 Nguyễn Lâm, Phường 6
Trường Tiểu học Điện Biên 378/5 Điện Biên Phủ, Phường 11
Trường Tiểu học Hoàng Diệu 283/44 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12
Trường Tiểu học Hồ Thị Kỷ 105 Hồ Thị Kỷ, Phường 1
Trường Tiểu học Lê Đình Chinh 7/4 Thành Thái, Phường 14
Trường Tiểu học Lê Thị Riêng 493 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13
Trường Tiểu học Nguyễn Chí Thanh 302 Nguyễn Chí Thanh, Phường 5
Trường Tiểu học Nhật Tảo 1 Nhật Tảo, Phường 9
Trường Tiểu học Thiên Hộ Dương 341 Tô Hiến Thành, Phường 12
Trường Tiểu học Tô Hiến Thành 104 Tô Hiến Thành, Phường 15
Trường Tiểu học Trần Nhân Tôn 247 Hòa Hảo, Phường 2
Trường Tiểu học Trần Quang Cơ 438 Ngô Gia Tự, Phường 4
Trường Tiểu học Trần Văn Kiểu 479 Vĩnh Viễn, Phường 7
Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh 91/8D Hòa Hưng, Phường 12
Trường Tiểu học Trương Định 382 Sư Vạn Hạnh, Phường 2
Trường Tiểu học Võ Trường Toản 354/74 Lý Thường Kiệt, Phường 14

Các công trình, địa điểm nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Địa chỉ Ghi chú
Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam 41 Hoàng Dư Khương, Phường 12
Chùa Ấn Quang (Tổ đình Ấn Quang) 243 Sư Vạn Hạnh, Phường 9 Chùa
Chùa Bửu Đà 419/11 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13
Chùa Hưng Long 298 Ngô Gia Tự, Phường 4
Chùa Trấn Quốc 252 Ngô Gia Tự, Phường 4
Chùa Từ Nghiêm 415–417 Bà Hạt, Phường 4
Việt Nam Quốc Tự 244 Ba Tháng Hai, Phường 12
Cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn ("Hầm B") 122/8 Ngô Gia Tự, Phường 9
Công viên Lê Thị Riêng (Công viên Thỏ Trắng) 875 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 15
Hầm bí mật chứa vũ khí trong thời kỳ chống Mỹ 183/4 Ba Tháng Hai, Phường 11
Nhà hát Hòa Bình 240 Ba Tháng Hai, Phường 12
Sân vận động Thống Nhất 138 Đào Duy Từ, Phường 6
30 Nguyễn Kim, Phường 6 Cổng A

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 79 “Cơ cấu tổ chức bộ máy” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Trang thông tin điện tử Quận 10. Truy cập 14 tháng 11 năm 2013.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  2. ^ “Niên giám thống kê năm 2020: Dân số và lao động”. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 01 tháng 4 năm 2019”. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ “Quyết định 52”. Truy cập 26 tháng 9 năm 2015.
  6. ^ “Quyết định 67-HĐBT năm 1981 về việc phân vạch địa giới thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh và một số xã, phường thuộc Thành phố Hồ Chí Minh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”.
  7. ^ “Quyết định 33-HĐBT năm 1987 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường của huyện Thủ Đức và các quận 6, 8, 10, 11 thuộc Thành phố Hồ Chí Minh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”.
  8. ^ “Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh”.

Liên Kết Tham Khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Google Docs : https://docs.google.com/document/d/1S3b9RuEg-D13o_C1RTtep2HuA0fhB-zBeGNH6vMKYF0/edit?usp=sharing

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review phim Nope (2022)
Review phim Nope (2022)
Nope là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại kinh dị xen lẫn với khoa học viễn tưởng của Mỹ công chiếu năm 2022 do Jordan Peele viết kịch bản, đạo diễn và đồng sản xuất dưới hãng phim của anh, Monkeypaw Productions
Đánh giá, Hướng dẫn build Kazuha - Genshin Impact
Đánh giá, Hướng dẫn build Kazuha - Genshin Impact
Kazuha hút quái của Kazuha k hất tung quái lên nên cá nhân mình thấy khá ưng. (E khuếch tán được cả plunge atk nên không bị thọt dmg)
Nên tìm hiểu những khía cạnh nào của người ấy trước khi tiến tới hôn nhân?
Nên tìm hiểu những khía cạnh nào của người ấy trước khi tiến tới hôn nhân?
Sự hiểu biết của mỗi người là khác nhau, theo như góc nhìn của tôi, hôn nhân có rất nhiều kiểu, thế nhưng một cuộc hôn nhân làm cho người trong cuộc cảm thấy thoải mái, nhất định cần phải có tình yêu.
Nhân vật Zenin Maki - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Zenin Maki - Jujutsu Kaisen
Zenin Maki (禪ぜん院いん真ま希き Zen'in Maki?, Thiền Viện Chân Hi) là một nhân vật phụ quan trọng trong bộ truyện Jujutsu Kaisen và là một trong những nhân vật chính của bộ tiền truyện, Jujutsu Kaisen 0: Jujutsu High.