Quầy bán hàng

Một quầy bán hàng ở Hi Lạp
Một quầy bán hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ

Quầy bán hàng hay quầy hàng hay còn gọi là Ki ốt (xuất phát từ "kiosque" trong tiếng Pháp) là một điểm bán hàng hóa quy mô nhỏ với một quầy nhỏ có cấu trúc hình tròn hoặc vuông có bày các hàng hóa ở các bên tường, trong quầy thường có từ 1 đến 2 nhân viên bán hàng phụ trách. Ki-ốt đã được phổ biến ở Ba Tư, Ấn Độ, Pakistan, và Đế quốc Ottoman từ thế kỷ 13 trở đi.

Ngày nay, có nhiều ki-ốt trong và xung quanh ở Istanbul, và họ vẫn còn là một cảnh tượng tương đối phổ biến ở Hy Lạp. Ở các nước phương Tây và trong khối các nước nói tiếng Anh, kiosk cũng là một gian hàng với một cửa sổ mở ở một bên dùng để bán các loại hàng hàng tiêu dùng nhỏ, chi phí thấp như chẳng hạn như báo, tạp chí, bật lửa, bản đồ đường phố, thuốc lá, kẹo....

Từ Ki ốt có nguồn gốc từ Ba Tư. Trong lưu vực Địa Trung Hải và vùng Cận Đông, là từ kiosk (tiếng Ba Tư: kušk کوشک; tiếng Ả Rập: كشك košk; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: köşk; tiếng Tagalog: kyos; tiếng Urdu: کھوک khoka; tiếng Pháp: kiosque; tiếng Hy Lạp: περίπτερο; tiếng Đức: Kiosk; tiếng Ba Lan: kiosk, tiếng Estonia: kiosk; tiếng Tiệp: kiosek; tiếng Bồ Đào Nha: quiosque; tiếng Rumani: chioşc; Bun-ga-ri: кьошк kyoshk; Croatia: kiosk; tiếng Serbia: киоск hoặc kiosk; tiếng Nga: киоск kiosk và tiếng Tây Ban Nha: quiosco hoặc kiosco). Trong tiếng Việt, Ki ốt đôi khi dùng để chỉ về các trạm gác hoặc các chốt gác.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Hà Nội xây kiốt cho CSGT làm nhiệm vụ”. Báo điện tử Dân Trí. 23 tháng 6 năm 2010. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan